$652
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bongdaso. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bongdaso.Giá heo hơi sau thời gian tăng nóng đã có dấu hiệu chững lại trong tuần qua và tiếp tục duy trì trạng thái đi ngang trong ngày đầu tuần. Tại thị trường các tỉnh, thành phía bắc, giá heo hơi duy trì giao dịch trong khoảng 67.000 - 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội là địa phương duy nhất giao dịch với giá 69.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất cả nước.Tai khu vực miền Trung - Tây nguyên, heo hơi cũng đứng giá trong khoảng 65.000 - 68.000 đồng/kg. Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Khánh Hoà vẫn là những địa phương có giá thu mua thấp nhất với 65.000 đồng/kg. Thị trường heo hơi miền Nam không ghi nhận sự điều chỉnh giá, thu mua trong khoảng 64.000 - 68.000 đồng/kg. Theo đó, Kiên Giang, Tiền Giang và Trà Vinh là những địa phương thu mua thấp nhất, với 64.000 đồng/kg. Những địa phương khác trong khu vực mua bán chênh lệch tại các mức 65.000 - 68.000 đồng/kg.Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhận định: "Heo hơi khó vượt mốc 70.000 đồng/kg bởi các doanh nghiệp lớn sẽ có những điều chỉnh để kiềm giá, tránh tăng quá cao, gây ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. Nhiều người dự báo giá heo hơi sẽ tăng đến 80.000 đồng/kg như thời điểm cách đây 4 năm, nhưng theo tôi thì khó có khả năng này xảy ra, bởi nguồn cung trong nước vẫn còn dồi dào. Bên cạnh đó còn có thịt nhập khẩu. Hiện nay, chênh lệch giá heo hơi trong nước và các nước khác trong khu vực khá lớn. Cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát nhập lậu, nhưng với lợi nhuận hấp dẫn, các thương lái sẽ tìm nhiều cách để đưa heo sống vào tiêu thụ nội địa". Trên thị trường bán lẻ, giá thịt heo vẫn đang khá cao. Từ hôm nay 30.12, giá các mặt hàng thịt heo bình ổn thị trường được điều chỉnh tăng từ 3.000 - 6.000 đồng/kg tùy loại. Cụ thể, giá thịt heo bình ổn (sau khi điều chỉnh) như sau: nạc vai, đùi từ 162.000 đồng/kg tăng lên 166.000 đồng/kg, cốt lết từ 142.000 đồng/kg tăng lên 147.000 đồng/kg. Thịt heo đùi từ 122.000 đồng/kg tăng lên 125.000 đồng/kg, thịt vai từ 138.000 đồng/kg tăng lên 144.000 đồng/kg… Mức giá này vẫn đảm bảo thấp hơn giá bình quân các mặt hàng cùng loại trên thị trường từ 5 - 25%. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bongdaso. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bongdaso.Lần đầu tham dự giải TNSV, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã tạo nên kỳ tích khi vượt qua đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi ở vòng loại khu vực phía bắc, giành vé tham dự VCK. Tại VCK, thầy trò HLV Nguyễn Công Thành xếp nhì bảng B với thành tích bất bại. Ở tứ kết, họ thắng đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM 1-0. Tới bán kết, đội bóng xứ Thanh vượt qua một đại diện khác của khu vực TP.HCM là đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sau loạt đá luân lưu để bước vào trận chung kết.HLV Nguyễn Công Thành hào hứng cho biết được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường, ngay sau khi đội giành quyền vào chung kết giải TNSV THACO cup 2025, một nhóm khoảng 50 CĐV sẽ từ Thanh Hóa bay vào TP.HCM cổ vũ cho đội. Ngoài ra, rất đông đồng hương Thanh Hóa tại TP.HCM cũng như các địa phương lân cận cũng lên kế hoạch đến sân cổ vũ cho đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa. "Chúng tôi có một vài trường hợp bị chấn thương, nền tảng thể lực của các cầu thủ cũng suy giảm sau chuỗi trận từ vòng loại đến nay. Tuy nhiên tôi đã động viên các học trò rằng mình vào được trận chung kết là thành công rồi, vì thế hãy cống hiến hết mình vì màu cờ sắc áo nhà trường, vì niềm tự hào của bản thân và vì người hâm mộ", HLV Nguyễn Công Thành nói.Từng gặp nhau ở vòng đấu bảng, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa bị đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng dẫn trước 3-0 nhưng sau đó cân bằng được tỷ số 3-3. HLV Nguyễn Công Thành cho biết đó là trận đấu mang tính chất thủ tục, nhiều cầu thủ dự bị được trao cơ hội, nên lần tái đấu ở chung kết sẽ khó xảy ra kịch bản cũ. "Sẽ là trận đấu rất đáng xem bởi cầu thủ 2 đội sẽ phô diễn hết khả năng. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng rất mạnh, lối chơi nhanh nhạy, hiệu quả, nhưng chúng tôi sẽ có đối sách phù hợp", ông Thành chia sẻ.Để có mặt ở trận chung kết, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đã thắng đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở tứ kết và đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội ở bán kết đều bằng loạt đá luân lưu cân não. Trải qua 2 trận đấu đầy căng thẳng, HLV Trần Trung Kiên cho biết toàn đội không muốn tiếp tục phải phân định thắng thua bằng loạt "đấu súng" ở trận chung kết.Đánh giá về đối thủ, HLV Trần Trung Kiên nói: "Là đội tân binh ở TNSV nhưng thi đấu rất hay, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cho thấy họ là một thế lực mới ở phong trào bóng đá sinh viên khu vực phía bắc. Điểm mạnh của đội bóng này là sự tinh quái, lì lợm và tổ chức lối chơi chặt chẽ. Thi đấu nổi bật ở đội bóng xứ Thanh có thủ môn Thatsa Xaiyasone và tiền vệ tổ chức Ngân Như Dũng".Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thể hiện bản lĩnh, khả năng chịu sức ép rất tốt trong trận gặp đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở tứ kết, sau đó dù bị đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội dồn ép nhưng vẫn đứng vững để giành vé vào bán kết. Nếu giữ vững được phong độ và lối chơi phù hợp, thầy trò HLV Trần Trung Kiên hoàn toàn có thể nghĩ đến việc nâng cao chiếc cúp vô địch danh giá của giải TNSV THACO cup 2025."Khi tham gia giải, chúng tôi đặt mục tiêu cho từng trận đấu cụ thể. Bây giờ vào đến chung kết rồi thì cố gắng nắm bắt cơ hội để giành chức vô địch. Tuy nhiên tôi cũng nhắn nhủ các học trò rằng danh hiệu vô địch là quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là sự trưởng thành mà các em có được qua hành trình thi đấu tại giải. Toàn đội đã trải qua những áp lực cực lớn, những phút giây cân não, những điều này sẽ giúp các em trui rèn thêm bản lĩnh, trưởng thành trong học tập lẫn trong cuộc sống", HLV Trần Trung Kiên bày tỏ.Lễ bế mạc, trận chung kết và lễ trao giải được trực tiếp trên các kênh VTV9, SCTV22, FPT Play và các nền tảng của Báo Thanh Niên. ️
Ngay sau khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng nghẹt thở đội tuyển Thái Lan với tỷ số 3-2, nâng tổng tỷ số qua 2 trận đấu lên 5-3 và giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên sân đội bạn, hàng vạn cổ động viên Hà Nội đã đổ ra các đường phố để ăn mừng. ️
Sống và viết ngay trên quê hương xứ Nẫu, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Xuân Toàn đã chọn Bình Định làm không gian nghiên cứu để từ đó anh có hàng trăm bài báo, bài tham luận về văn hóa, văn nghệ dân gian Bình Định được công bố trong hàng chục năm qua. Trên cơ sở đó, anh đã tập hợp, biên soạn, chỉnh lý để cho ra cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu dày 530 trang (NXB Dân trí ấn hành tháng 12.2024). Đây là một thành quả đáng kể của Trần Xuân Toàn trên con đường nghiên cứu và sưu tầm văn hóa, văn chương xứ Nẫu - Bình Định, vùng đất được xem là văn võ song toàn.Cuốn sách gồm hai phần. Phần I: Hương sắc dân gian Bình Định gồm những bài viết liên quan đến chủ đề văn hóa, văn nghệ dân gian trên dải đất Bình Định. Phần II: Chân dung và tác phẩm, là những bài viết chân dung văn học về các tác giả, tác phẩm, các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian gắn kết với Bình Định từ xưa đến nay. Với bố cục đó, tác giả Trần Xuân Toàn khiêm tốn xem mình như một lữ khách dạo bước qua vườn văn xứ Nẫu, Bình Định. Nhưng trên thực tế, đây đều là những tiểu luận nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về tác giả, tác phẩm tạo nên một diện mạo đầy đủ và nghiêm túc về một vùng văn hóa và văn học. Thực sự đó là một vườn hoa nhiều hương sắc về vùng đất võ, xứ văn chương Bình Định.Bình Định như một Việt Nam thu nhỏ về sự đa dạng của văn hóa và văn học từ dân gian đến hiện đại. Lịch sử hình thành và phát triển của xứ Nẫu, Bình Định gắn với lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của văn hóa, văn học địa phương này trong sự thống nhất và đa dạng. Đó là tiền đề để tác giả Trần Xuân Toàn dày công nghiên cứu và cho ra tác phẩm Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Với công trình này, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp: "Cũng như con người, văn hóa và văn chương luôn mang đậm tính vùng miền như một thuộc tính tất yếu". Chính thuộc tính ấy tạo nên sự đa dạng, đa sắc và cá tính với tất cả sự hấp dẫn của nó. Với con mắt của nhà nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được sự khác biệt, sự đặc sắc và đa dạng của văn hóa, văn học Bình Định.Chẳng hạn khi nói về văn học dân gian miền biển Bình Định, anh đã khẳng định: "Ở đâu có con người ở đó sẽ ra đời một nền văn học dân gian". Cư dân miền biển Bình Định cũng vậy, suốt một dải bờ biển dài hàng trăm km từ Hoài Nhơn vào đến Quy Nhơn, nơi đâu cũng dày đặc những làng chài với những con người ngày ngày bám biển để sống, để làm giàu từ biển. Cũng từ đó, các làng chài Bình Định hình thành nên một nền văn hóa, văn nghệ dân gian độc đáo và đa dạng như con người vùng biển nơi đây - mộc mạc mà thắm thiết, chân tình mà mãnh liệt. Chỉ có người con gái biển Bình Định mới bộc lộ tình yêu với chàng trai biển bằng nỗi lo đau đáu mỗi khi người yêu dong buồm ra khơi đánh cá: "Nồm nam, bấc chướng sóng lượn ba đàoAnh đi câu. Biết chừng nào anh vô"Đó là câu ca dao ở vùng biển Bình Định mà Trần Xuân Toàn đã sưu tầm được trong những chuyến anh đi điền dã.Các kết quả nghiên cứu văn học hiện đại của Trần Xuân Toàn trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu đã chỉ ra rằng, phong trào Thơ mới có nhiều thi nhân nổi tiếng bắt đầu từ phố biển Quy Nhơn. Lưu Trọng Lư, tác giả của bài thơ Tiếng thu nổi tiếng, từng diễn thuyết cổ xúy cho phong trào Thơ mới tại nhà Học hội Quy Nhơn từ tháng 6.1934. Trong số 45 tác giả có tên trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân thì Bình Định đóng góp đến 5 gương mặt trong đó nổi bật là Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn... Ngoài Thơ mới, cuốn sách Trần Xuân Toàn cũng cho độc giả biết Quy Nhơn - Bình Định còn là vùng đất quê hương của hàng trăm văn nhân, thi sĩ, nghệ sĩ đang sinh sống và hoạt động nghệ thuật trên khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, đó cũng là vùng đất mà rất nhiều văn nhân, thi sĩ trên khắp cả nước đã tìm đến với rất nhiều cảm hứng sáng tạo để từ đó kết thành duyên nợ văn chương với Quy Nhơn. Và đó là niềm tự hào của người xứ Nẫu, Bình Định được tác giả đề cập khá nhiều trong cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Anh xem đó là một thành tựu lớn của văn hóa, văn học Bình Định.Với Trần Xuân Toàn, nghiên cứu về văn hóa, văn học Bình Định xưa và nay là một trong những hướng tiếp cận mà anh dành nhiều tâm huyết. Từ những trang viết của anh trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu, những gương mặt văn chương Bình Định thời hiện đại và đương đại thêm một lần được tỏa sáng. Đó là các văn nhân, nghệ sĩ nổi danh sống và viết trên đất Bình Định như Yến Lan, Vương Linh, Lệ Thu, Cao Duy Thảo, Thanh Thảo, Thu Hoài, Ngô Thế Oanh, Nguyễn Thanh Hiện, Đinh Xăng Hiền, Từ Quốc Hoài, Hà Giao, Lê Văn Ngăn… Đó còn là những cây bút trẻ sung sức với sức sáng tạo mãnh liệt và rất thành công như Nguyễn Thị Tư, Cao Chư, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Đăng Vũ, Phạm Đương, Mai Thìn… Đó là một nền văn học đương đại mà như Trần Xuân Toàn nói là "tràn căng sức trẻ". Phản ánh một cách sinh động về những tác giả và tác phẩm văn chương Bình Định thời đương đại như trên cũng là một thành công lớn của Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.Là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian đồng thời cũng là một giảng viên văn học dân gian của Trường đại học Quy Nhơn, Trần Xuân Toàn đã viết các tiểu luận và cảm nhận văn học trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu một cách nghiêm túc, điềm đạm. Các luận chứng, luận điểm anh đưa ra đều dựa trên thực tiễn điền dã với đầy đủ các chứng cứ và ngữ liệu. Viết về văn chương nhưng văn chương của Trần Xuân Toàn rất thật thà và giản dị bởi anh là một nhà giáo dạy văn làm nghiên cứu văn học. Điều đó đã mang đến sự thành công của anh qua Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. ️