Khoa học tiết lộ điều xảy ra khi tinh trùng chạm mặt trứng
CLB Inter Miami của Messi cũng chi mua sắm đáng kể, tổng cộng có đến 6 tân binh tính đến nay. Tuy nhiên, số cầu thủ này không thể so sánh với những bản hợp đồng đắt giá từ các đối thủ ở MLS của họ đã chi ra để chiêu mộ.Trong đó, Atlanta United mua đến 2 cầu thủ hàng đầu, gồm Miguel Almiron từ Newcastle với mức phí 10 triệu USD và tiền đạo Emmanuel Latte Lath (26 tuổi, người Bờ Biển Ngà) từ CLB Middlesbrough (đều ở nước Anh) lên đến 22 triệu USD.Atlanta United chính là đội đã loại Inter Miami của Messi ngay tại vòng 1 play-off MLS Cup năm 2024. Mùa giải 2025, họ tiếp tục chi tiêu mạnh để củng cố tham vọng vô địch MLS Cup và cạnh tranh sòng phẳng với đội bóng của ông David Beckham tại bảng đấu khu vực miền Đông.Ở những bản hợp đồng đắt giá khác của MLS 2025, có tiền đạo Kevin Denkey từ CLB Cercle Brugge (Bi) đến FC Cincinnati với mức phí 15,89 triệu USD. Tiếp theo là tiền đạo Hirving Lozano (người Mexico) từ PSV sang San Diego FC với mức phí 12,46 triệu USD, cầu thủ Mirto Uzuni (12,46 triệu USD) và Brandon Vazquez (9,97 triệu USD) đều tới Austin FC. Cầu thủ Kevin Kelsy tới Portland Timbers (6,23 triệu USD) và Anders Dreyer tới San Diego FC (5,71 triệu USD). Các dữ liệu chuyển nhượng này được cung từ trang Transfermarkt, theo tờ AS (Tây Ban Nha).Với một loạt CLB ở MLS vung tiền mua sắm cầu thủ, giúp giải đấu của nước Mỹ lọt vào tốp 10 giải đấu hàng đầu trên thế giới chi tiêu mạnh nhất trên thị trường chuyển nhượng mùa đông. Tổng cộng MLS chi đến 173,72 triệu USD, chỉ kém đôi chút so với giải Saudi Pro League (174,41 triệu USD) của Ả Rập Xê Út.Mức chi mua sắm của MLS trước mùa giải 2025 hiện cao hơn các giải VĐQG Argentina, giải Championship (hạng Nhất nước Anh), Liga MX (Mexico) hay cả các giải hàng đầu là Bundesliga (Đức) và La Liga của Tây Ban Nha.Trong khi giải Ngoại hạng Anh vẫn dẫn đầu với tổng cộng chi đến 519,76 triệu USD, kế đến là Serie A (Ý) với 238,31 triệu USD, Ligue 1 (Pháp) cũng chi 209,55 triệu USD. Giải Brasileirao của Brazil cũng đầu tư đến 181,23 triệu USD, trong đó có sự trở lại của ngôi sao Neymar ở CLB Santos.Các thương vụ mua sắm thêm nhiều cầu thủ hàng đầu, đã giúp MLS trở nên đầy sức cạnh tranh. CLB Inter Miami của Messi chắc chắn sẽ chịu nhiều sức ép hơn ở mùa giải 2025. Trong khi, giải đấu này từ năm 2024 cũng đã chứng kiến các ngôi sao hàng đầu đến góp mặt thi đấu như Marco Reus (LA Galaxy), Hugo Lloris, Olivier Giroud (Los Angeles FC)...Khám phá tai nghe không dây Huawei FreeClip
Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2025 có chủ đề Vẻ đẹp của sự thông minh, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chỉ đạo; cổng tri thức Thánh Gióng, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức.Cuộc thi nhằm tìm kiếm một nữ sinh viên không chỉ xuất sắc về ngoại hình mà còn toàn diện về trí tuệ, là hình mẫu tiêu biểu cho sự thành công của nền giáo dục đại học. Cô gái chiến thắng sẽ đại diện cho sự kết hợp hài hòa giữa tài năng, trí tuệ và ngoại hình, mang lại cảm hứng tích cực cho cộng đồng.Khi được hỏi có chấp nhận thí sinh đã qua phẫu thuật tham gia Hoa khôi Sinh viên Việt Nam, Dược sĩ Tiến - đại diện đơn vị tổ chức chia sẻ: “Chúng tôi muốn chú ý đến tri thức nhiều hơn là vẻ đẹp ngoại hình. Vẻ đẹp thật sự là vẻ đẹp đa dạng không bị rập khuôn, các bạn biết cách ăn mặc, chăm sóc cho mình xinh đẹp hơn chứ không phải nhờ dao kéo”.Mùa giải năm nay, Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 có tổng giá trị giải thưởng lên đến 1 tỉ đồng. Cụ thể, tân hoa khôi sẽ nhận được vương miện, giải thưởng tiền mặt 250 triệu đồng, kỷ niệm chương, chứng nhận của ban tổ chức và suất học bổng toàn phần ở Hàn Quốc. Trong khi đó, 2 á khôi lần lượt nhận giải thưởng tiền mặt là 200 triệu đồng và 150 triệu đồng. Ngoài ra, ban tổ chức còn trao các giải thưởng phụ như Nữ sinh viên được yêu thích nhất, Nữ sinh tài năng, Nữ sinh mặc áo dài đẹp nhất và Nữ sinh hùng biện tiếng Anh tốt nhất, mỗi giải trị giá 50 triệu đồng tiền mặt. Trường đại học của sinh viên đăng quang sẽ nhận được quyền lợi với 200 suất gói vay không lãi dành cho sinh viên, 50 suất học bổng dành cho sinh viên vượt khó với tổng giá trị hiện kim 250 triệu đồng. Theo công bố từ ban tổ chức, siêu mẫu Thanh Hằng và Dược sĩ Tiến sẽ đảm nhận vai trò host của cuộc thi. Chia sẻ về lý do đồng hành cùng chương trình, chân dài 8X bày tỏ: "Nghe tên cuộc thi có vẻ nhẹ nhàng, dễ thương nhưng với tôi, đây là những nhân tố đầy tri thức và cực kỳ tiềm năng. Chúng tôi mong có thể xây dựng cho các bạn một nền tảng phong phú và nhiều trải nghiệm thông qua cuộc thi”.Hạn chót nộp hồ sơ cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam là ngày 25.2, sau đó ban tổ chức tiến hành vòng sơ khảo ở Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM từ 21.3 đến 27.3. Sau đó, các thí sinh tham gia ghi hình truyền hình thực tế, trau dồi các kỹ năng mềm trước khi bước vào bán kết và chung kết, dự kiến diễn ra vào tháng 6.2025.
Cô gái dân tộc Thái lấy chồng Mỹ: Ra Hồ Gươm thực hành tiếng Anh mà nên duyên
Theo Timeanddate.com, trăng tròn tháng 2 (đêm rằm tháng giêng) sáng nhất vào lúc 13 giờ 53 phút UTC (tức 20 giờ 53 phút) ngày 12.2 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên, mặt trăng vẫn sẽ xuất hiện tròn đầy vào những ngày trước và sau thời điểm chiếu sáng đỉnh điểm nói trên và là giai đoạn duy nhất mà mặt trăng xuất hiện cả đêm.Theo đó, trăng tròn được định nghĩa là thời điểm mặt trời và mặt trăng ở hai phía đối diện của trái đất và phần nhìn thấy được của đĩa mặt trăng được chiếu sáng hoàn toàn.Trăng mọc và lặn thường xảy ra vào lúc hoàng hôn và bình minh. Vào tháng 2, nó sẽ mọc trong hơn 12 giờ ở Bắc bán cầu bao gồm Việt Nam, trong khi nó sẽ mọc trong ít hơn 12 giờ ở Nam bán cầu.Theo các chuyên gia, tháng 2 là giai đoạn tuyết phủ rất dày ở nhiều khu vực thuộc châu Âu. Đó là lý do người dân ở đây từ thời trung cổ đã đặt ra cái tên đó, mỗi lần họ ngắm tuyết rơi dưới ánh trăng.Một số nơi ở châu Âu còn gọi trăng tròn tháng 2 là Trăng Bão hay Trăng Băng. Trong khi người bản địa châu Mỹ thường gọi lần trăng tròn này là Trăng Gấu bởi đó là giai đoạn gấu con ra đời.Bên cạnh đó, vì việc săn bắn rất khó khăn nên mặt trăng này còn được một số bộ lạc gọi là Mặt Trăng Đói vì thời tiết khắc nghiệt khiến việc săn bắn trở nên khó khăn.Dự định "săn" Trăng Tuyết tối nay, anh Thiện (ngụ Đắk Lắk) cho biết việc quan sát các thiên thể trên bầu trời là niềm đam mê lớn của anh. Chàng trai hy vọng thời tiết sẽ thuận lợi cho việc quan sát và chụp ảnh mặt trăng.
Hôm nay 27 tết (tức 26.1), chợ hoa xuân ở Công viên 23 Tháng 9 (Q.1, TP.HCM) sôi động không khí mua bán. Nhiều khách Tây đến từ khắp các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Thụy Sĩ, Pháp… hào hứng tham quan chợ hoa, tận hưởng không khí tết Việt Nam.Chiều nay, nhiều người Việt đi chợ hoa Công viên 23 Tháng 9 và cả những chủ vườn đều hướng ánh mắt tò mò đến cặp chị em người Mỹ, là bà Ann và anh Buck. Lý do là vì anh Buck với vóc người cao lớn vác trên vai một chậu hoa giấy to đùng, còn bà Ann cầm một chậu quất vui vẻ rời khỏi chợ hoa sau khi đã mua sắm xong. Nhìn 2 chị em, ông Ân, một chủ vườn ở chợ hoa này cho biết khách Tây đi chợ hoa tham quan nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên ông thấy họ mua hoa tết."Tôi bán hoa tết hơn 20 năm ở Sài Gòn, lần đầu thấy người Mỹ mua hoa về chưng. Đó giờ tôi chỉ thấy họ tới tham quan, chụp ảnh, vậy nên mới nhìn vì thấy lạ. Hy vọng họ sẽ đón những ngày tết vui vẻ ở Việt Nam", ông bày tỏ.Chia sẻ với phóng viên, bà Ann cho biết bà bắt đầu công việc ở TP.HCM cách đây không lâu và hiện đang sống ở TP.Thủ Đức. Đây là lần đầu tiên bà cùng em trai đón tết ở đây. Đó là lý do bà muốn hòa vào không khí tết Việt, đi chợ tết, mua sắm hoa về nhà trang trí.Sau khi đi một vòng chợ hoa, bà cũng mua được những chậu ưng ý. Với người phụ nữ Mỹ, đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị. "Thật tuyệt khi đón tết Việt Nam. Tôi yêu không khí này quá! Tôi thích mọi người ở đây, ai cũng cởi mở, thân thiện và tốt bụng", bà cười tươi, nói.Theo bà Ann, đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu cuộc sống mới ở Việt Nam. Bà cũng "lì xì" cho một số người có duyên ở chợ hoa tết này như một phong tục vào ngày tết, chúc may mắn và bình an. Em trai bà Ann, anh Buck cũng nói rằng thật thú vị khi đón tết ở Việt Nam. Trước đó, chị gái anh đã tự tay gói bánh chưng và vô cùng tự hào về thành phẩm. Họ vẫn đang trong những ngày khám phá văn hóa Việt với nhiều điều thú vị.Chiều nay, gia đình của anh Marcus, người Thụy Sĩ cũng ghé chợ hoa Công viên 23 Tháng 9 để tham quan và trải nghiệm không khí tết ở Việt Nam. Anh cho biết đây là lần đầu tiên họ đến TP.HCM và may mắn và đúng dịp cận Tết Nguyên đán.Vợ chồng anh và 2 con thích thú khi đi đâu cũng thấy hoa rực rỡ trên đường. Họ có 3 tuần ở Việt Nam và sẽ dành thời gian cho TP.HCM cũng như Phú Quốc, một số tỉnh miền Tây."Thật may mắn khi du lịch Việt Nam cận tết. Không khí ở đây thật tuyệt vời khi mọi người cùng nhau đón tết theo cách đặc biệt. Nói thật, trước khi đến đây tôi không biết gì về tết Việt Nam, tuy nhiên giờ thì chúng tôi đã biết và rất thích với trải nghiệm mới này", chị Liv, vợ anh Marcus nói thêm.Theo vợ chồng người Thụy Sĩ này, các con của họ cũng rất thích Việt Nam khi khám phá được nhiều điều thú vị. Họ hy vọng những ngày tới đây sẽ có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời.Đi dạo chợ hoa cùng bạn gái, một người đàn ông Pháp cho biết họ chỉ tham quan, không có ý định mua hoa. Đến đây, anh cảm nhận được sự nhộn nhịp, vui vẻ, hoa khoe sắc. Anh cho biết đây là năm thứ 5 đón năm mới ở Việt Nam và hy vọng sẽ còn nhiều năm nữa.
Sản xuất nhang giả, 2 vợ chồng lãnh án tù
Có dịp tác nghiệp tại huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), tôi thường được anh em người bản địa nhắn gửi tết này về với bản làng để họ đãi những thức ngon, món lạ chỉ có trong dịp tết. "Anh sẽ không thất vọng đâu! Nhiều người khi ăn Tết Nguyên đán cùng đồng bào đã ví von tết ở thung lũng A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực với rất nhiều món đặc sản của các dân tộc mà không phải ai cũng có dịp thưởng thức một lần trong đời", anh Lê Văn Hôi (33 tuổi, người dân tộc Pa Kôh, trú tại xã Hồng Thượng) mời gọi.Anh Hôi dẫn chứng không phải người địa phương nào cũng một lần được nếm món sâu tre (loài sâu sống trong ống tre - NV) xào lá kiệu, gọi là P'reng. Bởi, trước tháng 9 và sau khoảng tháng 2 - 3 hằng năm, sâu đã chui khỏi thân tre, hóa bướm. Hay món chuột rừng ướp với gừng, ớt hiểm thêm chút muối rồi cho vào ống tre để nướng. Rồi món A choor (một loài cá suối) gói trong mấy lớp lá chuối đem vùi trong than hồng… Đây là những món ăn "có tiền cũng không mua được" bởi nguyên liệu, gia vị đều là những loài đặc hữu chỉ xuất hiện theo mùa và chỉ có ở dãy Trường Sơn. Ngày thường, muốn ăn những món này cũng không có nhưng đến Tết Nguyên đán là rất nhiều gia đình Pa Kôh sửa soạn để mời khách."Trước tết khoảng 1 tháng, trai tráng trong làng hú gọi nhau cắt rừng đi tìm sản vật, dĩ nhiên không phải là động vật hoang dã cấm đánh bắt mà là những con cá suối, ốc, ếch nhái, nòng nọc… Chúng tôi cũng đi hái, đào các loại gia vị như tiêu rừng (mắc khén), gừng, riềng… mang về tích trữ. Đến ngày tết, khách đến chơi nhà, tùy theo món mà chỉ cần mang ra nướng, xào với lá kiệu, nấu với môn thục… là đã có ngay món ăn ngon lành, nóng hổi", anh Hôi cho biết. Trước tết 1 tháng, cộng đồng người Tà Ôi cũng tất bật chuẩn bị những món ăn đậm vị vùng cao. Có những món được làm trước tết cả chục ngày, đặc biệt là các loại bánh làm từ nếp. Cụ bà Căn Hoan (80 tuổi, người Tà Ôi, trú tại xã Hồng Thái) bảo đàn ông đi kiếm mồi nhắm, làm rượu còn đàn bà thì giã gạo, chọn nếp, tìm lá gói bánh. Người Tà Ôi thường chọn các loại gạo nếp bản địa thơm ngon như ra dư, cu cha, trưi… để làm bánh, xôi ống. "Mẹ thường làm để dâng Yàng (Trời - NV) vào dịp tết. Trong đó, bánh a quát khó gói nhất vì phải làm nhọn 2 đầu bằng lá đót tươi rồi cho nếp vào. Khi làm xong, bánh nhìn như 2 chiếc sừng trâu nên còn gọi là bánh sừng trâu. Ăn bánh kèm thịt nướng, rất ngon", cụ Căn Hoan nói. Cụ vẫn làm bánh nếp giã nhuyễn cùng mè đen (adeep man), món bánh đặc biệt đang có nguy cơ thất truyền.Gắn bó nhiều năm với đại ngàn Trường Sơn, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong nhận định vào ngày tết người Tà Ôi thể hiện nét truyền thống qua văn hóa ẩm thực với những món ăn độc đáo, chuẩn bị công phu. "Vì sinh sống ở vùng núi rừng lạnh buốt, di chuyển nhiều nên người Tà Ôi thích ăn khô, mặn, cay. Bởi vậy, hầu hết các món ăn của đồng bào đều được chế biến theo cách nướng, thui, luộc hoặc tái", ông Phong cho hay. Một số món ăn độc đáo vùng cao vào dịp tết có thể kể đến gồm cá và thịt thui ống (cho thịt vào ống tre rồi lấy cùi bắp đậy lại, đặt nướng lăn tròn đều trên than hồng), môn thục cắt thành từng khúc trộn chung với thịt đã ướp sẵn rồi đổ vào ống để thui… Lạ lùng hơn, theo ông Trần Nguyễn Khánh Phong, những món thoạt nghe qua có vẻ sẽ kén người ăn như món thui chim, chuột, cua ủ thối lại là những đặc sản cao cấp. Nguyên liệu sau khi được làm sạch, ướp gia vị cho vào từng ống tre, nứa hoặc quả bầu khô rồi chỉ cần thui trên lửa một vòng cho có hơi nóng, sau đó cất vào gùi hoặc để lên giàn bếp, sau vài ngày mở ra ngửi thấy có mùi là ăn được. Người Tà Ôi cho rằng dịp lễ tết mang những món này ra đãi khách xem như thể hiện tấm lòng quý mến của gia chủ đối với khách.Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Hạnh (77 tuổi, trú tại xã Trung Sơn), người được mệnh danh là "cuốn từ điển sống của đại ngàn Trường Sơn", cho biết lịch nông vụ của cộng đồng các dân tộc ở A Lưới thường kết thúc vào tháng 10 âm lịch, sau đó người dân sẽ ăn tết mừng lúa mới Aza (chọn một ngày từ 6.11 - 24 tháng chạp). Đón Tết Nguyên đán của đất nước, người dân xem như đã gộp 2 cái tết vào chung vui một lần. Vì vậy, các gia đình không tiếc công sức đi tìm sản vật về đãi khách. Những đặc sản của mỗi dân tộc đều được soạn sửa kỳ công, dâng lễ Aza thế nào thì họ dọn tết cũng như thế đó. "Bố thì quan tâm đến "ẩm" hơn "thực". Tết mà! Đàn ông phải có chi nhâm nhi cùng bạn bè mới vui. Bố thích nhất là rượu tr'đin, tức "rượu trời" vì được cất ngay trên đọt cây", già Hạnh khề khà. Là người Pa Kôh nhưng già Hạnh lại thích thứ rượu truyền thống của người Cơ Tu. Theo già, đây là loại rượu thơm ngon nhất ở đại ngàn Trường Sơn, được chiết từ cây tr'đin mọc trong rừng sâu. Người thợ chỉ cần rạch một đường trên thân cây rồi lấy can hứng nước. Bỏ thêm ít vỏ cây chuồn phơi khô, nước sẽ tự lên men cho ra thứ hương vị có một không hai. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hoài Nam (79 tuổi, người dân tộc Cơ Tu, trú tại xã Hồng Hạ) tự hào vì rượu tr'đin được các dân tộc anh em, kể cả người Kinh ở A Lưới, yêu thích và "không có mà bán" vào mỗi dịp tết. Già Nam cho biết người Pa Kôh, Tà Ôi cùng người Cơ Tu còn có một loại rượu tương tự tr'đin là rượu tà vạt được cất từ cây đoác. Cây đoác dễ tìm hơn, nhưng khai thác thì nguy hiểm hơn vì phải trèo cao hơn cây tr'đin. "Đây chắc là những loại rượu duy nhất trên thế giới được lấy trên cây mang về uống mà không cần phải chưng cất", già Nam cười. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà đến tết, đồng bào các dân tộc thiểu số còn nấu rượu nếp (xiêu), ủ rượu cần (a riêu), rượu mía vỏ chuồn (a véc), rượu mây rừng vỏ chuồn (tà via)…Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới, nhận định mỗi dân tộc đều có phong tục tết cổ truyền mang màu sắc riêng. Nhưng thật đáng quý khi đồng bào mang "tết riêng" hòa vào "tết chung" của đất nước và các dân tộc vẫn giữ được nét ẩm thực độc đáo, đậm dư vị núi rừng. "Tết đến, nhà nhà lại sửa soạn những món ngon để mời khách. Cảm tưởng tết quê hương A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực của các dân tộc với cơ man là món ăn, thức uống độc lạ… Thú vị hơn, giữa các gia đình còn giao lưu ẩm thực bằng cách trao đổi ống thịt, gùi bánh, chum rượu… để có thể thưởng thức những món mà nhà mình không có. Tết đoàn kết, đầm ấm", bà Thêm chia sẻ.