Ô tô quay đầu ngay giữa ngã tư không vòng xuyến có sai luật?
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất Ninh Thuận, đến nay đã cơ bản hoàn thành dự thảo phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, đã gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND H.Thuận Nam và H.Ninh Hải xin ý kiến góp ý để hoàn chỉnh báo cáo trước khi chuyển cho Sở Công thương tổng hợp, gửi Bộ Công thương, EVN, PVN cập nhật điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo quy định.Theo đó, khu tái định cư Nhà máy điện hạt nhân 1 đóng tại thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, H.Thuận Nam có tổng diện tích 64,84 ha (tăng 21,17 ha so với diện tích đã phê duyệt trước đây); tổng số lô đất ở là 605 lô, diện tích mỗi lô 300 m2.Khu tái định cư Nhà máy điện hạt nhân 2 đóng tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải có tổng diện tích 45,49 ha (tăng 1,84 ha so với diện tích đã phê duyệt trước đây); tổng số lô đất ở là 629 lô, trong đó, 449 lô có diện tích mỗi lô 200 m2, 100 lô có diện tích mỗi lô 250 m2 và 80 lô có diện tích mỗi lô 300 m2.Trên cơ sở số liệu tính toán về chi phí giải phóng mặt bằng của H.Thuận Nam và H.Ninh Hải cung cấp và đã cập nhật chi phí xây dựng các dự án thành phần của 2 dự án nhà máy điện hạt nhân theo chế độ, chính sách hiện hành đã xác định sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 12.391 tỉ đồng. UBND tỉnh đã báo cáo và đề nghị Bộ Tài chính để bố trí vốn khoảng 12.000 tỉ đồng để triển khai thực hiện.Ngoài diện tích đất ở, khu tái định cư được quy hoạch các khu dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, công viên... để nâng cao đời sống người dân.Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND H.Thuận Nam và H.Ninh Hải cho biết, người dân trong vùng dự án đồng thuận với chủ trương của nhà nước về việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Người dân mong muốn trong quá trình thu hồi đất cần có chính sách đền bù thỏa đáng trước khi bàn giao đất để đến khu định cư mới.Phát biểu chỉ đạo, ông Trần Quốc Nam nhấn mạnh: "Đây là một dự án ưu tiên với một thời gian rất ngắn để thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, di dân tái định canh, tái định cư, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân trong năm 2025 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ".Theo ông Nam, "việc chăm lo cho người dân trong vùng dự án là một quá trình xuyên suốt không chỉ trong thời gian xây dựng nhà máy mà sau khi nhà máy đi vào hoạt động, chúng ta tiếp tục chăm lo đời sống cho người dân". "Đây mới chỉ giai đoạn đầu để di dân, tái định canh, tái định cư, bước đầu ổn định đời sống người dân; còn lại chúng ta tiếp tục chăm lo đời sống người dân bằng những cơ chế chính sách đặc thù mà các cơ quan chức năng đang nghiên cứu để nâng cao đời sống người dân ngày càng tốt đẹp hơn", Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết và đề nghị các ngành liên quan, địa phương phối hợp thực hiện một cách nhịp nhàng đồng bộ để đạt được mục tiêu giải phóng mặt bằng đạt 100% trong năm 2025 như đã cam kết với Chính phủ, Quốc hội.Các công ty con thuộc Vietnam Airlines kinh doanh ra sao khi công ty mẹ lỗ lớn?
Ngày 2.2, tại hồ Phước Bửu, UBND H.Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) tổ chức giải đua thuyền rồng truyền thống lần 5, thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến xem và cổ vũ.Tham gia giải đua thuyền rồng truyền thống có 13 đội thi, với gần 200 vận động viên. Chung cuộc, đội thuyền rồng TT.Phước Bửu đã xuất sắc giành giải nhất. Đội thuyền rồng xã Phước Thuận đạt giải nhì và xã Hòa Bình giành giải ba. Ban tổ chức giải đua còn trao các giải khuyến khích và giải phong trào cho các đội thuyền rồng còn lại.Bà Lê Thị Trang Đài, Chủ tịch UBND H.Xuyên Mộc cho biết giải đua thuyền rồng truyền thống đã được huyện tổ chức lần thứ 5."Đây là sự kiện thể thao truyền thống đặc trưng của địa phương. Các đội tham gia đều thể hiện sự chuyên nghiệp. Trước khi giải diễn ra, Ban tổ chức đã sắp xếp lịch, thời gian cho các đội tập luyện. Giải đua cũng là sự kiện văn hóa, thể thao hấp dẫn thu hút du khách đến với địa phương", bà Đài cho hay.
Trường chuyên TP.HCM tăng chỉ tiêu lớp chuyên Anh, ngừng tuyển sinh tiếng Anh tích hợp
Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa cho biết thực hiện việc đóng van bước DMA 08-02 để khoanh vùng rò rỉ, phục vụ công tác giảm thất thoát nước trên địa bàn nên sẽ cúp nước tại một số khu vực P.Tân Quý, Q.Tân Phú. Thời gian cúp nước từ 23 giờ, 30 ngày 14.2 (tối thứ sáu) đến 5 giờ, ngày 15.2 (sáng thứ bảy). Khu vực cúp nước gồm: đường Gò Dầu, Bình Long (số chẵn), Tân Hương (số chẵn), Tân Quý (số chẵn), và các hẻm nhánh; đường Đỗ Thừa Tự, Đỗ Thừa Luông, Đô Đốc Lộc, Hoàng Văn Hòe, Nguyễn Lộ Trạch, Lê Sát, Dương Văn Dương và các hẻm nhánh.Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn cho biết dự kiến thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng mạng lưới cấp nước trên địa bàn P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân nên sẽ cúp nước tại một số khu vực.Thời gian cúp nước từ 9 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, ngày 18.2. Khu vực cúp nước gồm: tuyến đường số 7 (đoạn từ đường Tên Lửa đến đường Vành Đai Trong) và các đường, hẻm nhánh; tuyến đường Tên Lửa (đoạn từ đường số 7 đến đường Đỗ Năng Tế) và các đường, hẻm nhánh; tuyến đường Vành Đai Trong (đoạn từ đường số 7 đến đường Đỗ Năng Tế) và các đường, hẻm nhánh; tuyến đường Đỗ Năng Tế (đoạn từ đường Tên Lửa đến đường số 16) và các đường, hẻm nhánh; các tuyến đường số 1, 1A, 5, 17, 17A (đoạn từ đường Tên Lửa đến đường Vành Đai Trong) và các đường, hẻm nhánh.Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn cho biết sẽ cúp nước tại địa bàn P.Xóm Củi Q.8.Thời gian cúp nước từ 1 giờ đến 5 giờ, ngày 19.2. Khu vực cúp nước gồm: đường Bình Đông (từ cầu số 1 đến cầu Chà Và); đường Tùng Thiện Vương (từ cầu Chà Và đến Bùi Huy Bích); đường Đinh Hòa, Cao Xuân Dục, Lương Ngọc Quyến, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Văn Của, Mạc Vân (từ Tuy Lý Vương đến Bình Đông). Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn dự kiến thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng mạng lưới cấp nước nhằm phục vụ công tác cấp nước an toàn trên địa bàn P.13, 14, Q.6 nên sẽ cúp nước tại một số khu vực. Thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 17.2 đến 4 giờ, ngày 18.2. Khu vực cúp nước gồm: đường Bà Hom (số chẵn) (Vòng Xoay Phú Lâm - An Dương Vương), thuộc khu vực P.13: đường Tân Hòa Đông (số lẻ) (Vòng Xoay Phú Lâm - An DươngVương), thuộc khu vực P.14; đường An Dương Vương (Bà Hom - Tân Hòa Đông), thuộc khu vực P.14, Q.6.
Hôm 12.1 (giờ Việt Nam), PageSix tiết lộ vụ cháy rừng ở khu vực Malibu, Los Angeles (bang California, Mỹ) đã cướp đi sinh mạng của Rory Sykes ở tuổi 32. Thông tin về sự ra đi của cựu sao nhí được bà Shelley Sykes, mẹ của nam diễn viên chia sẻ trên trang cá nhân. Bà chia sẻ mình thực sự đau lòng khi con trai Rory Sykes đã qua đời từ hôm 8.1 tại ngôi nhà gia đình ở Malibu khi bà không thể dập tắt đám cháy trên mái nhà bằng vòi do công ty cấp nước đã cắt nguồn nước.Rory Sykes bị bại não và gặp khó khăn trong việc đi lại còn mẹ của nam diễn viên không thể đưa anh ra khỏi ngôi nhà đang cháy vì cánh tay bà bị gãy. "Rory nói: 'Mẹ ơi, mẹ bỏ con đi'. Nhưng không bà mẹ nào có thể bỏ con mình lại được", bà Sykes nói trong nước mắt khi chia sẻ trên kênh 10 News First của Úc. Người mẹ vội vã đến sở cứu hỏa địa phương sau khi không thể liên lạc được với 911 (số liên hệ trong trường hợp khẩn cấp tại Mỹ). Khi bà quay lại cùng với người giúp đỡ thì đã quá muộn. Lính cứu hỏa xác nhận với bà rằng Rory Sykes đã tử vong vì ngộ độc khí carbon monoxide.Trong dòng thông báo đầy đau lòng, bà Shelley Sykes mô tả Rory Sykes là một cậu con trai tuyệt vời. "Rory đã vượt qua rất nhiều ca phẫu thuật lẫn liệu pháp để lấy lại thị lực và có thể học cách đi lại. Mặc dù đau đớn, Rory vẫn nhiệt tình đi du lịch khắp thế giới cùng tôi, từ châu Phi cho đến Nam Cực", bà xúc động. Theo lời mẹ anh, sao nhí của chương trình Kiddy Kapers đã thành lập tổ chức Happy Charity để giúp đỡ những người gặp khó khăn và đã trở thành diễn giả truyền cảm hứng từ năm 8 tuổi. Bà Sykes khép lại bài đăng bằng cách chia sẻ rằng con trai mình sẽ luôn được nhớ đến.Những ngày qua, thảm họa cháy rừng càn quét qua California (Mỹ) với sức tàn phá nặng nề, gây thiệt hại to lớn về người và của. Giống như đông đảo người dân trong khu vực, nhiều người nổi tiếng đang gánh chịu những mất mát trong vụ cháy rừng lịch sử. Hàng loạt ngôi sao: Paris Hilton, Billy Crystal, Miles Teller, Eugene Levy, Anthony Hopkins, Milo Ventimiglia… suy sụp khi biệt thự triệu USD của họ bị thiêu rụi trong biển lửa.Trong khi đó, nhiều nghệ sĩ như: Jamie Lee Curtis, Sharon Stone, Halle Berry, Paris Hilton… tích cực quyên góp tiền của, kêu gọi mọi người cùng tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả của vụ cháy. Jennifer Garner là một trong những người nổi tiếng trở thành tình nguyện viên tham gia hoạt động cứu trợ. Nữ diễn viên tiết lộ ngôi nhà của cô không bị ảnh hưởng với đám cháy nhưng cô đã mất một người bạn trong biển lửa ở California. Vợ cũ của tài tử Ben Affleck chia sẻ trong nước mắt: "Tôi đã mất một người bạn. Cô ấy đã không ra ngoài kịp lúc".
Mộc Châu thu hơn 1.300 tỉ đồng trong mùa hoa mận
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.