NCB tăng vốn điều lệ hơn gấp đôi, tái cơ cấu toàn diện ngân hàng trong 2024
Về tình hình xung đột ở Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 3.1 viết trên kênh Telegram cho biết, trong ba ngày đầu tiên của năm 2025, Nga đã phóng 300 máy bay không người lái (UAV) tấn công và gần 20 tên lửa vào các mục tiêu của Ukraine. Ông cho biết hầu hết tên lửa và UAV Nga đã bị bắn hạ hoặc đánh chặn.Ông Zelensky kêu gọi đồng minh hỗ trợ nhiều hơn nữa để Kyiv có được những hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tốt nhằm đối phó hiệu quả với các cuộc tấn công của Nga.Lầu Năm Góc cùng ngày xác nhận Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ trở lại Đức vào tuần tới để tham dự cuộc họp lần thứ 25 của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine. Đây là một liên minh quốc tế gồm hàng chục quốc gia đã cam kết hậu thuẫn cho Ukraine đối phó với Nga.Hội nghị của nhóm liên lạc nêu trên dự kiến sẽ là sự kiện cuối cùng mà ông Austin tham dự trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.Trong khi các đồng minh vẫn thể hiện tinh thần sát cánh cùng Ukraine, cơ quan tình báo nước ngoài của Nga lại đưa ra thông tin cho rằng phương Tây không loại trừ khả năng tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine sẽ sớm sụp đổ.Ukraine nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với tình huống viện trợ của Mỹ suy giảm sau khi ông Donald Trump tiếp quản Nhà Trắng vào ngày 20.1, bởi ông Trump đã nhiều lần chỉ trích mức độ viện trợ của Washington cho Kyiv và tuyên bố sẽ nhanh chóng tìm cách kết thúc cuộc chiến.Ukraine bác bỏ những thỏa thuận đàm phán có đi kèm điều kiện nhượng bộ về lãnh thổ. Nhưng trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 2.1 ở Kyiv, ông Zelensky bày tỏ hy vọng tổng thống mới của nước Mỹ có thể là “chất xúc tác” cho một thỏa thuận tốt hơn.Ở Trung Đông, miền bắc Syria nóng lên trong những ngày qua với các cuộc đụng độ giữa Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu, với nhóm vũ trang thân Thổ Nhĩ Kỳ. Diễn biến phần nào nêu bật sự căng thẳng là thông tin Mỹ rục rịch điều lực lượng đến TP.Kobani ở miền bắc Syria nhằm xây dựng căn cứ tại đây.Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (SOHR, có trụ sở tại Anh), Mỹ ngày 2.1 điều khoảng 50 xe tải chở các khối bê tông đến khu vực Kobani. Những xe quân sự cắm cờ Mỹ cũng liên tục di chuyển tới thành phố này.Hãng tin North Press thân SDF cho hay các đoàn xe của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã khởi động quá trình xây dựng căn cứ quân sự, và sắp tới sẽ bố trí binh sĩ, vũ khí, radar cùng hệ thống phòng không.Tính đến chiều 3.1 (giờ Việt Nam), giới chức Mỹ chưa bình luận về thông tin trên, song các nhà quan sát nhận định Washington muốn giữ vững các mục tiêu chiến lược tại Syria thông qua việc hỗ trợ đồng minh người Kurd trước áp lực từ Thổ Nhĩ Kỳ.Kính mời quý vị đón xem bản tin cập nhật tình hình tại các điểm nóng xung đột thế giới ngày 4.1.2025 của Báo Thanh Niên.Nam diễn viên Kevin Spacey không nhận phạm tội tình dục
Công ty TNHH Cỏ May Sa Đéc (gọi tắt là Công ty Cỏ May Sa Đéc) thuộc chuỗi các công ty của Tập đoàn Cỏ May, do cố doanh nhân Phạm Văn Bên sáng lập và gầy dựng năm 1981. Sau khi doanh nhân Phạm Văn Bên qua đời, Cỏ May Sa Đéc được doanh nhân Phạm Minh Thiện (con trai út của ông) tiếp quản và phát triển ngày càng lớn mạnh.Công ty Cỏ May Sa Đéc hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, xuất khẩu và liên kết cung cấp con giống - nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bất động sản… Dù hoạt động trên lĩnh vực nào, công ty luôn quán triệt khẩu hiệu "Cỏ May - chất lượng thay lời nói" để cam kết mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đạt chất lượng bằng chính sự trân trọng và trách nhiệm của mình đối với khách hàng và xã hội.Trong đó, lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản cá da trơn và cá có vảy (cá lóc, cá rô, cá điêu hồng…) của công ty được xem là chủ lực. Dòng thức ăn thủy sản Cỏ May Sa Đéc được đông đảo người chăn nuôi thủy sản công nhận, an tâm khi sử dụng. Vì vậy, công ty đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng thiết bị, máy móc hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, trước đây, dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản của công ty chỉ đạt 6.000 tấn/tháng. Đến năm 2022, nhận thấy nhu cầu phát triển thị trường còn khá lớn, công ty đầu tư hơn 2 triệu USD nâng cấp dây chuyền sản xuất lên 10.000 tấn thức ăn/tháng. Nhờ có thị trường, thương hiệu uy tín và sản phẩm đảm bảo chất lượng nên công ty an tâm về đầu ra sản phẩm."Đến nay, qua thời gian nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19, Công ty Cỏ May Sa Đéc đạt năng suất sản phẩm hơn 100%. Đó là tiền đề để chúng tôi tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới", ông Hiếu cho biết.Theo lãnh đạo Công ty Cỏ May Sa Đéc, đơn vị luôn kế thừa, gìn giữ giá trị và nét văn hóa của cố doanh nhân Phạm Văn Bên. Trong đó, luôn giữ gìn và trân trọng sự đóng góp của người lao động vào sự phát triển của công ty. Cụ thể là người lao động làm việc tại công ty được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm theo quy định, khám sức khỏe định kỳ, được công ty tổ chức cho đi du lịch hằng năm và nhận chế độ thưởng khá cao khi đạt sản lượng.Đặc biệt, con em người lao động của công ty được hỗ trợ học phí hằng năm từ lúc vào học mẫu giáo cho đến tốt nghiệp đại học, mức hỗ trợ từ 400.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/năm/em (tùy cấp học). Mỗi năm, công ty đều xem xét hỗ trợ cất từ 4 đến 6 căn nhà cho người lao động của công ty gặp khó khăn về nhà ở (mỗi căn hỗ trợ 40 triệu đồng). Nhờ vậy, đa số lao động đều gắn bó lâu dài với Công ty Cỏ May Sa Đéc.Anh Ngô Lê Quốc Tuấn, Quản đốc nhà máy Công ty Cỏ May Sa Đéc, cho biết: "Tôi gắn bó với Cỏ May từ năm 2006 đến nay. Công ty luôn chăm lo, hỗ trợ đời sống và luôn tạo môi trường tốt cho anh em công nhân viên phát triển. Không chỉ riêng tôi mà các anh em khác đều rất an tâm làm việc với công ty".Tương tự, anh Lê Nhi Tri, ca trưởng ca sản xuất Công ty Cỏ May Sa Đéc chia sẻ: "Đến nay, tôi đã gắn bó với công ty 17 năm. Thật sự, Cỏ May như một gia đình nên mọi người đều muốn làm việc và cống hiến cho công ty".Ngoài chăm lo cho người lao động, Công ty Cỏ May Sa Đéc còn đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho nhiều chương trình an sinh - xã hội ở nhiều nơi. Điển hình, hằng tháng, công ty chi khoảng 2 tỉ đồng đài thọ toàn bộ chi phí hoạt động của khu ký túc xá Cỏ May 4 tầng, do Tập đoàn Cỏ May đầu tư xây tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Theo đó, toàn bộ 380 sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được xét vào ở ký túc xá Cỏ May sẽ được Công ty Cỏ May Sa Đéc lo ăn ở, học tập, đào tạo kỹ năng mềm tiếng Anh, âm nhạc, thể thao… hoàn toàn miễn phí để các em có môi trường thuận lợi nhất học tập, phát triển bản thân.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, việc phát triển thời gian qua đã giúp Công ty Cỏ May Sa Đéc mạnh dạn mở rộng, phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại H.Mang Thít (Vĩnh Long) với công suất tối đa khoảng 12.000 tấn sản phẩm/tháng. Nhà máy sẽ hoạt động trong năm 2025. Thời gian tới, công ty sẽ tổ chức, sắp xếp lại các khâu hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn để đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động an sinh - xã hội trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.Công ty TNHH Cỏ May Sa ĐécĐịa chỉ trụ sở: Khu C, Khu công nghiệp Sa Đéc, P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Hơn 5 triệu học sinh tham gia ngày hội 'Thiếu nhi vui khỏe'
Ngày 28.1 (29 tháng chạp), Công an tỉnh Bình Phước phối hợp Công an TP.Đồng Xoài tiến hành điều tra vụ phát hiện thi thể một cô gái trẻ nổi trên bờ hồ Suối Cam (KP.Phú Lộc, P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) vào trưa cùng ngày.Trước đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, người dân đi chơi ở khu vực bờ hồ Suối Cam (thuộc KP.Phú Lộc, P.Tân Phú) bất ngờ phát hiện dưới mép bờ hồ một thi thể nữ trong tư thế nằm sấp, úp mặt xuống nước, trên người mặc áo đen, quần jean, nên trình báo cơ quan công an. Nhận được tin báo, lực lượng công an đến hiện trường điều tra, làm rõ. Qua xác minh, danh tính nạn nhân được xác định là P.T.G (25 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài). Hiện vụ việc phát hiện thi thể cô gái trẻ dưới hồ Suối Cam được cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Nhân chuyến về Việt Nam công tác, Hoa hậu châu Á tại Mỹ - Nicole Hồ thực hiện một bộ ảnh áo dài, quảng bá trang phục truyền thống của dân tộc. Người đẹp chọn các thiết kế nằm trong bộ sưu tập áo dài xuân của Đặng Trọng Minh Châu, giúp tôn lên vẻ đẹp đậm chất Á Đông khi bước sang tuổi 20.Khác với những phom dáng truyền thống trước đây, trong bộ sưu tập lần này, nhà thiết kế Minh Châu cho thấy sự phá cách với những thiết kế nhiều màu sắc rực rỡ, kết hợp giữa nhiều chất liệu mới, trong đó có lông vũ, voan lưới… giúp tôn lên vẻ thanh lịch, sang trọng của người đẹp sinh năm 2004.
Trao tiền bạn đọc giúp người nhặt ve chai nuôi vợ con bệnh tâm thần
Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, Việt Nam vẫn giữ vững cục diện đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí đã nhấn mạnh: "Việt Nam được dư luận quốc tế coi là một trong những điểm sáng của khu vực".Phó thủ tướng cho biết, trong năm 2024, Việt Nam đã tiến hành tổng cộng 60 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn lãnh đạo các nước thăm Việt Nam, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhu cầu và lợi ích.Trong năm nay Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Úc, Pháp, Malaysia, nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Brazil, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Mông Cổ và UAE. Bên cạnh đó, với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, Việt Nam đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước"Các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Sơn khẳng định.Chia sẻ về đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, đối ngoại đóng vai trò quan trọng, định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phục vụ cho sự vươn mình của đất nước."Yếu tố bảo đảm cho sự vươn lên của dân tộc là môi trường chiến lược hòa bình, hữu nghị, hợp tác thuận lợi cho phát triển. Do đó nhiệm vụ của đối ngoại là làm thế nào củng cố, giữ vững cục diện này vững vàng trước các biến động, tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới", Phó thủ tướng nhấn mạnh.Bên cạnh đó, đối ngoại có thể đóng vai trò kiến tạo, động lực, mở ra các cơ hội mới cho đất nước vươn mình. Trong đó đối ngoại đóng vai trò kết nối nội lực với ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.'Việt Nam có khả năng, điều kiện tham gia nhiều hơn nhưng cũng được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phát triển và giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, góp phần xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế", Phó thủ tướng khẳng định.Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm, tầm vóc lịch sử và văn hóa, vị thế chính trị và kinh tế của đất nước tạo điều kiện cho việc phát huy "sức mạnh mềm" của dân tộc. Đồng thời, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đòi hỏi cần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước dù kinh tế thế giới còn trong giai đoạn khó khăn.Trong năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc kỷ lục mới hơn 800 tỉ USD; Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới; đón hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 11 tháng đầu năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.Bên cạnh đó, theo Phó thủ tướng, gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia là bộ phận không thể tách rời của dân tộc.Nguồn đầu tư, kiều hối, tri thức của kiều bào thực sự là những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước với 421 dự án FDI và tổng vốn đăng ký 1,72 tỉ USD tại 42/63 tỉnh, thành; nguồn kiều hối dự báo đạt 16 tỉ USD năm 2024.