Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm 'Quốc bảo Việt Nam'
Được phát hiện lần đầu vào năm 2014, thiên thạch S2 lao vào trái đất cách đây khoảng 3,26 tỉ năm và ước tính lớn hơn gấp 200 lần so với thiên thạch "đàn em" sau này tiêu diệt loài khủng long.Phát hiện mới, được công bố trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences, cho rằng vụ va chạm khủng khiếp cách đây nhiều tỉ năm không những mang đến sự hủy diệt cho trái đất, mà còn giúp các sự sống trỗi dậy trên bề mặt hành tinh của chúng ta."Chúng tôi biết những đợt va chạm của các thiên thạch khổng lồ từng diễn ra thường xuyên trong giai đoạn trái đất còn sơ khai, và những sự kiện này ắt hẳn tạo nên tác động cho sự tiến hóa của sự sống trên trái đất trong giai đoạn đầu. Thế nhưng chúng tôi không nắm nhiều thông tin, cho đến mới đây", Đài NBC News dẫn lời nhà địa chất học Nadja Drabon, tác giả báo cáo đến từ Đại học Harvard.Đội ngũ chuyên gia đã trải qua 3 mùa nghiên cứu thực địa ở Vành đai Barberton Greenstone thuộc Nam Phi để thu thập các mẫu vật tại chỗ.Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm ở phòng thí nghiệm, họ xác định thiên thạch lao vào trái đất vào thời điểm hành tinh mới khai sinh và trong trạng thái của một thế giới nước với một vài lục địa nổi lên khỏi mặt biển.Trong các chuyến đi thực địa, nhà địa chất học Drabon và các đồng nghiệp muốn tìm kiếm những hạt hình cầu hoặc những mảnh vụn đá còn sót lại sau sự kiện thiên thạch va chạm mặt đất.Họ thu thập tổng cộng 100 kg đá và mang về phòng thí nghiệm để phân tích.Đội ngũ chuyên gia tìm được bằng chứng cho thấy hiện tượng sóng thần đã khuấy động các chất dinh dưỡng như sắt và phốt pho.Giáo sư Jon Wade trong lĩnh vực vật liệu hành tinh của Đại học Oxford (Anh), cho biết sự phân bổ của lớp nước giàu chất sắt đóng vai trò quan trọng cho sự sống bắt đầu.Theo chuyên gia Wade, sắt là nguyên tố phổ biến nhất tính theo khối lượng trên Trái Đất, nhưng đa số bị khóa chặt trong lõi trái đất, ở độ sâu khoảng 2.900 km.Bất chấp thực tế này, các hình thái sự sống phải dựa vào sắt để sống sót. Kết quả là trái đất trải qua giai đoạn bùng phát tạm thời các vi sinh vật nhờ sắt, tạo điều kiện cho sự sống xuất hiện.Vì sao người Thái thay đổi thái độ ở AFF Cup 2018?
Chiều 10.3, tại cụm công nghiệp Tân An (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Trung Nguyên tổ chức lễ động thổ nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 và là điểm nhấn quan trọng trong hoạt động xúc tiến đầu tư của lễ hội.Đến dự có Phó thủ tướng Trần Hồng Hà; bà Vanusia Nogueira, Tổng giám đốc Tổ chức cà phê thế giới (ICO); lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và tỉnh Đắk Lắk; các đoàn ngoại giao, tổ chức, hiệp hội, đối tác trong nước và quốc tế.Trung Nguyên Legend là nhà máy thứ 5 trong hệ thống sản xuất của Tập đoàn Trung Nguyên Legend tại Việt Nam và là nhà máy thứ 2 tại Đắk Lắk. Đây là dự án trọng điểm nhằm nâng cao giá trị hạt cà phê robusta Buôn Ma Thuột, góp phần đưa ngành cà phê lên tầm cao mới, khẳng định vị thế "cường quốc cà phê" của Việt Nam; góp phần xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố cà phê của thế giới"…Dự án nhà máy cà phê Trung Nguyên có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng, triển khai theo 2 giai đoạn; trong đó giai đoạn một có quy mô gần 1.000 tỉ đồng; được trang bị công nghệ hiện đại bậc nhất từ Đức, Ý và hợp tác với các thương hiệu công nghệ số 1 toàn cầu. Đây được xem là nhà máy sản xuất cà phê lớn nhất Đông Nam Á, và là dự án trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao từ cà phê đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác.Nhà máy xây dựng trên diện tích 50.000 m2, mật độ xây dựng công trình tối đa 60%; mật độ cây xanh, mặt nước trên 20%, được thiết kế trở thành nhà máy cà phê năng lượng sinh thái - bền vững tiêu chuẩn Net Zero và hợp tác với các thương hiệu công nghệ số 1 toàn cầu. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, khẳng định việc đầu tư xây dựng nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cà phê, mà còn mở ra những cơ hội mới, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người dân địa phương và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của địa phương... Đắk Lắk có thêm khu công nghiệp trên 300 ha Cùng ngày, trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng tổ chức động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Phú Xuân tại xã Ea Đrơng, H.Cư Mgar. Công ty cổ phần DPV (thành viên Tập đoàn KDI) là chủ đầu tư dự án.Với diện tích 313 ha, KCN Phú Xuân là một trong 5 KCN trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, tập trung thu hút doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao.
‘Thót tim’ xe container phanh gấp dừng đèn đỏ, cuộn thép rơi suýt đè trúng xe máy
16 đội bóng là đại diện của nhiều đơn vị, doanh nghiệp như Ta Pha Group FC, Care For Việt Nam FC, TPBank, Nam A Bank, Akara FC, Nghiêm Phạm Holdings, Huy Hoàng Mobile. Giải thu hút nhiều cầu thủ quen mặt trong giới bóng đá “phủi” Sài thành hiện tại và hứa hẹn sẽ tạo ra cuộc đua tranh quyết liệt.
Chiều 25.2, Tỉnh ủy Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo nhằm kiện toàn bộ máy, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận bổ nhiệm bà Chamaléa Thị Thủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. Phân công, điều động, bổ nhiệm ông Vũ Ngọc Đương, Bí thư Huyện ủy Thuận Bắc, giữ chức vụ Phó trưởng ban Thường trực ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; phân công điều động, ông Nguyễn Văn Nhựt, Giám đốc Sở Tài chính, giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Ninh Sơn, nhiệm kỳ 2020 - 2025; phân công, điều động, chỉ định ông Hồ Sỹ Sơn, Chánh văn phòng UBND tỉnh, giữ chức Bí thư Huyện ủy Thuận Bắc nhiệm kỳ 2020 - 2025.Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Quế, Phó trưởng ban Thường trực ban Dân vận Tỉnh ủy, giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; điều động, bổ nhiệm ông Trần Văn Bắc, Phó bí thư Đảng ủy khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh, giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. Điều động, bổ nhiệm ông Đặng Ngọc Minh Quang, Phó chánh văn phòng phụ trách Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, giữ chức vụ Phó chánh văn phòng Tỉnh ủy. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, kể từ ngày 1.3.2025.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận chúc mừng và mong muốn các cán bộ vừa được bổ nhiệm tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa, nêu cao tinh thần, trách nhiệm, quyết tâm chính trị, chủ động tiếp cận công việc, nhiệm vụ mới trong bối cảnh mới một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Lại 'hot trend' măng cụt xanh trộn gỏi gà
Mới đây, mạng xã hội xuất hiện thông tin mức phạt cao nhất lỗi đỗ xe trên vỉa hè đối với xe máy, ô tô thu hút sự quan tâm của cư dân mạng. Trong đó, nhiều người đi xe máy bình luận nêu thắc mắc không biết phải dừng, đỗ thế nào mới đúng?Lãnh đạo một đội CSGT cho hay, điểm e khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024 quy định, phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô đỗ, để xe ở vỉa hè trái quy định; đỗ xe không sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, vỉa hè quá 0,25 m.Đây cũng là mức phạt nếu tài xế đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện cao thế, đỗ xe nơi có biển "Cấm đỗ xe" hoặc biển "Cấm dừng và đỗ xe".Đối với xe máy, hành vi đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép; dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông sẽ bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2024.Theo tìm hiểu, tại TP.HCM, CSGT thường đi tuần tra kiểm soát trực tiếp hoặc ghi hình xử phạt với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, chủ yếu là ô tô. Còn đối với xe máy, hành vi đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép chủ yếu là công an phường hoặc cảnh sát trật tự, trật tự đô thị... đi kiểm tra, xử lý các trường hợp để xe lấn chiếm vỉa hè dành cho người đi bộ.Theo CSGT, dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.Còn đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh.Khi dừng xe, đỗ xe trên đường phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe; Không làm ảnh hưởng đến người đi bộ và các phương tiện khác.Điều 18 luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng quy định, người chạy xe chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì chỉ được dừng xe, đỗ xe sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.Trên đường phố, người lái xe chỉ được dừng xe, đỗ xe sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, vỉa hè quá 0,25 m và không gây cản trở, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải đỗ xe thì phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp hoặc đặt biển cảnh báo về phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết. Người điều khiển xe cần lưu ý, không được đỗ xe ở: bên trái đường một chiều, trên cầu, gầm cầu vượt, song song cùng chiều với một xe khác đang dừng đỗ, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trước cổng và trong phạm vi 5 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức, che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu, trên miệng cống thoát nước, trên lòng đường, vỉa hè...