Giữa cao điểm nắng nóng, người dân TP.HCM dễ chịu sau cơn 'mưa vàng' chiều nay
Sau trận hòa 0-0 tiếc nuối với Trường ĐH Văn Hiến ở ngày ra quân bảng B giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã tăng tốc.Trong trận gặp đối thủ Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chơi lấn lướt. Học trò ông Nguyễn Công Thành đá chặt chẽ trong hiệp 1 để thăm dò và "bào sức" đối thủ, rồi vùng lên trong hiệp 2, định đoạt trận đấu bằng những miếng đánh biên sắc bén.Cả hai bàn thắng của trận đấu đều xuất phát từ đôi chân của những cầu thủ mang áo số 4, nhưng kết quả... trái ngược. Số 4 Nguyễn Tấn An của Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) phản lưới nhà ở phút 43, trong khi số 4 Trần Nguyễn Duy Long của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là tác giả của bàn ấn định chiến thắng với cú sút cận thành hiểm hóc. "Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa hiểu rằng Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) rất mạnh, trong đó có số 7 (Nguyễn Quang Huy) đặc biệt nguy hiểm. Đội chúng tôi đã theo kèm cầu thủ này rất sát từ đầu đến cuối. Đồng thời, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chưa đảm bảo thể lực, có một số ca chấn thương. Tính chất trận đấu căng thẳng cũng khiến một số cầu thủ bị khớp, có tâm lý không tốt. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định đá áp sát ngay từ đầu. Nếu nhường sân cho đối thủ thì không ổn, nên phải đẩy lên pressing luôn. Tôi cũng có cảm giác đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) có mệt mỏi, nên để hở trong các tình huống thủng lưới. Với đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, chiến thắng này có màu sắc may mắn. Chúng tôi sẽ nâng niu từng trận đấu, để nếu có bị loại thì cũng vui vẻ rời đi, không hối tiếc vì đã là một phần của vòng chung kết", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã nối dài chuỗi trận sạch lưới (cả vòng loại và vòng chung kết) ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lên con số 3. Học trò ông Nguyễn Công Thành hòa 0-0 trước Trường ĐH Thủy lợi rồi thắng trên chấm luân lưu ở vòng loại, hòa 0-0 trước Trường ĐH Văn Hiến, trước khi hưởng trọn niềm vui chiến thắng ở trận đấu chiều nay.Dù có trong tay đội hình "hỗn hợp", với những cầu thủ từng ăn tập lẫn chưa ăn tập chuyên nghiệp, nhưng ông Nguyễn Công Thành không có sự phân biệt nào trong khâu huấn luyện.Người thầy của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa dạy học trò phải đá đẹp, tôn trọng đối thủ và trọng tài. Dù thắng hay thua, tác phong trên sân cũng phải đẹp. "Một khi đã đưa ra quyết định, trọng tài sẽ không bao giờ thay đổi. Mình phản ứng thì chỉ có thiệt, nên cần tôn trọng trọng tài. Đối thủ cũng là lứa tuổi sinh viên, nên tôi muốn học trò phải tôn trọng đối thủ. Họ cũng là sinh viên giống cầu thủ của tôi. Bởi vậy, tôi dặn cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa không được trả đũa", ông Nguyễn Công Thành trải lòng. "Chúng tôi trân trọng từng cơ hội khi được góp mặt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đã góp mặt tại đây, đội nào cũng mạnh, đừng nghĩ đối thủ nào là dễ đánh bại. Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở trận ra quân hòa không bàn thắng, nhưng đến trận sau lại dẫn bàn ĐH Huế. Bóng đá sinh viên luôn khó nói. Vậy nên, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa luôn đề cao mọi đối thủ".Ở trận hạ màn, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ đối đầu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Đại diện khu vực phía bắc đang tạm dẫn đầu bảng B với 4 điểm sau 2 trận, hiệu số +2. Nếu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thắng Trường ĐH Văn Hiến, ngôi đầu sẽ đổi chủ. Món quà tri ân cầu thủ vắng mặtSau bàn nâng tỷ số lên 2-0, các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chạy về khu vực kỹ thuật để lấy chiếc áo cam (màu áo của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở vòng loại phía bắc) rồi ăn mừng trước ống kính máy quay. HLV Nguyễn Công Thành lý giải, đây là màn ăn mừng để động viên một thành viên thân thiết của đội (mang áo số 18), không thể dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 do chấn thương nặng trong buổi tập trước giải."Các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa muốn động viên đồng đội mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi là một đội đoàn kết", HLV Nguyễn Công Thành đánh giá.Ẩn ý của mập mờ
Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Nông lâm (ĐH Huế), Thảo được nhận vào làm quản lý ở một trang trại lớn tại tỉnh Bình Phước, với mức thu nhập khoảng 18 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương đáng mơ ước với cô gái Quảng Trị, vì thế mỗi tháng Thảo gửi em gái Trần Thị Thu Thủy (sinh viên của Trường ĐH Nông lâm, Huế) 4 triệu đồng và cho ba mẹ ở quê.
Gần 34.000 tỉ đồng giao dịch chứng khoán, cổ phiếu bất động sản nổi sóng
Sau thành tích Top 5 - Miss Universe Vietnam 2024, MLee đánh dấu màn trở lại với âm nhạc bằng ca khúc Chín tầng mây, kết hợp cùng rapper Nhật Hoàng. Theo tiết lộ của giọng ca 9X, bài hát là cách để cô kết nối với khán giả trong giai đoạn ấp ủ những dự án âm nhạc chính thức, hứa hẹn ra mắt trong thời gian tới. Dịp này, MLee cũng dành thời gian chia sẻ về những ý kiến trái chiều xoay quanh sự nghiệp của mình, đồng thời bật mí về sự thay đổi của bản thân sau những sóng gió.Tính đến hiện tại, MLee có khoảng 10 năm gắn bó trong lĩnh vực nghệ thuật. Song với nhiều người, nữ ca sĩ chưa có sự bứt phá rõ rệt, vẫn lận đận với nghề. Nhìn nhận về điều này, MLee khẳng định bản thân không áp lực trước sự thành công của những người bạn đồng trang lứa và thấy mình cần cố gắng hơn để chứng minh năng lực trước khán giả. MLee tiết lộ trong thời gian tới, cô muốn tập trung hết sức lực cho âm nhạc, không nghĩ đến việc tham gia sẽ thử sức mình ở một cuộc thi nhan sắc nào khác. Về tin đồn tham gia show thực tế Em xinh, cô không khẳng định song cũng không phủ nhận, chỉ cho biết sẽ không từ chối những cơ hội đến với mình.
Tại kỳ điều hành này, liên bộ không trích lập/ không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng dầu. Sau điều chỉnh, ngày 12.4, giá bán lẻ xăng dầu phổ biến trên thị trường như sau: xăng E5 RON92 không quá 23.848 đồng/lít; xăng RON 95-III không quá 24.821 đồng/lít; dầu diesel không quá 21.610 đồng/lít; dầu hỏa không quá 21.594 đồng/lít; dầu mazut không quá 17.008 đồng/kg.
Nghệ thuật uống trà đạo "bá chấy" có tên trong danh sách di sản thế giới
Những ngày gần đây, Hà Nội bước vào đợt nồm ẩm, mưa phùn, giúp chất lượng không khí được cải thiện tạm thời. Sáng qua (17.2), chỉ số AQI dao động từ 25 - 54, người dân có thể hoạt động ngoài trời mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là một thực tế đáng quan ngại bởi không biết từ bao giờ, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của người dân Việt Nam khi đi ra đường và phải chờ khi có mưa hoặc gió mùa mạnh thì mới tự tin ra đường mà không sợ hít phải bụi mịn.Từ cuối năm ngoái đến nay, thủ đô Hà Nội liên tiếp trải qua "mùa" ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nhiều thời điểm, chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 272, đưa Hà Nội trở lại đứng đầu trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức tím - mức nguy hại tới sức khỏe con người. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 32 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Người dân được khuyến cáo giảm vận động ngoài trời, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đó là lý do vì sao trong những ngày trời xuân thời tiết đẹp nhất năm nhưng trên khắp các tuyến phố, con đường đều thấy người dân ra đường bịt khẩu trang kín mít. Thậm chí nhiều người lớn tuổi đi tập thể dục buổi sáng cũng đeo khẩu trang. Nhiều nhóm khách du lịch ngồi trên xe điện tham quan quanh hồ Hoàn Kiếm cũng "nhập gia tùy tục", không thoát khỏi "khiên chống bụi mịn". Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng. Mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, thời tiết, tuy nhiên dữ liệu quan trắc cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.GS Bob Baulch từ Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam bày tỏ quan ngại: Chất lượng không khí của Việt Nam nếu không được cải thiện sẽ có thể gây ra thảm họa. Ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều cho rằng tình hình ô nhiễm ở TP.HCM sẽ tệ hơn do sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và dân số đông hơn, song, thực tế trong năm 2022, chỉ số chất lượng không khí của TP.HCM là 21,2, tức mức ô nhiễm bằng khoảng một nửa so với Hà Nội.Lý giải thực trạng này, PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí (thuộc Viện Môi trường và tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết mặc dù lượng khí độc phát thải ở TP.HCM nhiều hơn ở Hà Nội nhưng khí hậu là yếu tố khiến mức độ ô nhiễm môi trường của Hà Nội nặng nề hơn TP.HCM. Thời tiết ở Hà Nội khiến cho các khí thải mắc kẹt ở tầng sát mặt đất.Nghiên cứu của PGS-TS Hồ Quốc Bằng cùng các cộng sự chỉ ra rằng: có 3 nguồn cơ bản phát thải khí độc vào không khí gồm: các phương tiện giao thông (nguồn đường), các nhà máy sản xuất công nghiệp và các hoạt động dân sinh (nguồn địa phương). Tại Hà Nội, các phương tiện giao thông chiếm lượng phát thải lớn nhất với hầu hết các khí độc có trong không khí: ôxit ni tơ (NOx) 87%, carbon monoxide (CO) 92%, điôxit sulfur (SO2) 57%, hợp chất hữu cơ dạng khí không chứa mê tan (NMVOC) 86%, khí mê tan (CH4) 96%, bụi mịn PM2.5 74%. Trong số các phương tiện giao thông, thủ phạm hàng đầu thải 2 loại khí độc NOx và CO ở Hà Nội là xe máy. Xe tải hạng nặng là nguồn phát thải lớn nhất các loại bụi mịn.Giống như Hà Nội hay TP.HCM của Việt Nam, các đô thị tại Thái Lan cũng đang vật lộn trong cuộc chiến với ô nhiễm không khí. Cuối tháng 1, truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin mức độ bụi siêu mịn không an toàn đã được báo cáo tại 70 trong số 76 tỉnh của Thái Lan, trong đó tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất được ghi nhận ở khu vực thủ đô Bangkok.Chính phủ Thái Lan đã khẩn cấp đưa ra một số chính sách tạm thời nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như giảm lượng bụi ô nhiễm. Một khoản ngân sách trị giá 140 triệu baht được chính phủ tung ra nhằm bù lỗ cho các doanh nghiệp vận tải để người dân Bangkok và vùng phụ cận được miễn phí sử dụng các loại phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, các loại tàu điện trên cao từ ngày 25 - 31.1.Đến ngày 28.1, Thủ tướng Thái Lan đã chỉ đạo tăng ngân sách lên 620 triệu baht để hỗ trợ các ban ngành của nước này áp dụng các chính sách nhằm ngăn chặn khói bụi ô nhiễm đã ở mức báo động. Ngày 31.1, chính phủ Thái Lan tuyên bố siết chặt quản lý các xe vận tải như đề ra khu vực hạn chế xe tải, rút ngắn thời gian chỉnh sửa hệ thống khí thải từ 30 xuống còn 15 ngày đối với các loại xe cũ trong diện bị khuyến cáo vi phạm thải ra khói đen, đặc biệt có thể cấm lưu hành vĩnh viễn nếu những loại xe này tái vi phạm. Các biện pháp khác nhằm hạn chế ô nhiễm đã được thắt chặt và giám sát kỹ như tại các khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, ban quản lý được lệnh phải quây kín công trình xây dựng và khu vực tập kết vật liệu xây dựng, xe vận tải phải rửa kỹ bánh xe khi ra vào công trình.Thậm chí, nước này còn "mạnh tay" lắp đặt 13 máy lọc không khí PM2.5 xung quanh thủ đô Bangkok để giảm ô nhiễm bụi mịn trong không khí xuống mức an toàn.Không dừng lại ở đó, Thái Lan đang xây dựng Đạo luật Không khí sạch và dự kiến sẽ được phê chuẩn vào tháng 4 tới. Đây sẽ là bước tiến quan trọng hướng tới giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí ở Thái Lan. Ông Buntoon Srethairote, Chủ tịch nhóm làm việc về Đạo luật Không khí sạch cho biết các công cụ thực thi chính trong đạo luật gồm các khái niệm như "khu vực phát thải thấp", nơi chỉ có xe điện (EV) mới được phép ra vào không hạn chế. Xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch có thể đối mặt các hạn chế về việc sử dụng hoặc phải trả phí phát thải để vào một số khu vực nhất định. Mỗi tỉnh hoặc quận có thể điều chỉnh các biện pháp này cho phù hợp nhu cầu của mình.TS Nguyễn Hoài Nam, Phó Viện trưởng Viện KHCN Năng lượng và Môi trường nhấn mạnh để tránh một cuộc thảm họa đang diễn ra tại Thái Lan cũng như hướng tới mục tiêu thành phố Net Zero, Hà Nội nên nhanh chóng khuyến khích, đầu tư chuyển đổi các phương tiện giao thông sang dùng điện (ô tô, xe máy, xe buýt) và tiến tới ban hành các quy định bắt buộc về tỷ lệ xe điện.Đồng thời, Thủ đô cần có cơ chế chính sách chuyển đổi phương thức sử dụng phương tiện cá nhân sang công cộng; ban hành quy định tiên tiến về mức tiêu hao nhiên liệu; chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường thủy nội địa, đường sắt điện khí hóa. Song song, nghiên cứu công nghệ các nhiên liệu sạch mới như hydro, amoniac để có thể áp dụng, sử dụng cho phương tiện khi giá hợp lý.Ô nhiễm không khí được dự báo sẽ để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cộng đồng. Các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ gia tăng, tạo gánh nặng cho hệ thống y tế. Theo WHO, bụi mịn PM2.5 có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, xơ cứng động mạch và gây tổn thương hệ thần kinh. Đặc biệt, nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già và những người có bệnh lý nền chịu tác động nặng nề nhất. Ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm và ít nhất 70.000 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, khiến cho tuổi thọ trung bình bị rút ngắn 1,4 năm.