Chăm tập squat mỗi ngày, cô nàng 'lười' cũng có dáng đẹp
DƯỠNG NGUYỄN
Bất ngờ một sân bay Việt Nam được giới doanh nhân xếp hạng tốt nhất thế giới
Tối ngày 2.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Quốc Việt Phó giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau và Đinh Cẩm Nhung kế toán đơn vị này để điều tra về hành vi lập quỹ trái phép."Quyết định được tống đạt vào chiều cùng ngày, công tác khám xét nơi làm việc, nơi ở của 2 bị can trên cũng được thực hiện và 2 bị can đều được tại ngoại để điều tra", nguồn tin từ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau xác nhận.Trước đó, tháng 3.2024, bị can Việt và bị can Đinh Thị Cẩm Nhung (kế toán trung tâm) bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan đến kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại trung tâm. Sau đó, đến tháng 7.2024, Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau có quyết định cho bị can Trần Quốc Việt, từ Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau, giữ chức vụ phó giám đốc trung tâm.Như Thanh Niên thông tin, trước đó Thanh tra tỉnh Cà Mau có kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau. Đồng thời, đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm tại trung tâm sang cơ quan điều tra.Cụ thể, trong niên độ thanh tra 2013 - 2022, Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau được xác định có nhận 455 triệu đồng từ các khoản thu do các công ty chi hoa hồng, khen thưởng tập thể, bán giấy vụn... nhưng không nhập quỹ cơ quan mà thành lập quỹ đời sống. Trung tâm không đưa vào hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi, quản lý; không lập chứng từ thu, chi; không hạch toán kế toán, không có báo cáo tài chính. Các khoản chi từ nguồn này không thông qua tập thể cơ quan mà do giám đốc trung tâm tự quyết định chi, nhưng không có hồ sơ, chứng từ chứng minh. Theo kết luận thanh tra, hành vi trên có dấu hiệu phạm tội lập quỹ trái phép.Riêng khoản tiền các cá nhân nộp lại từ tiền công chỉnh lý tài liệu 3,6 tỉ đồng, Thanh tra xác định, các khoản mà giám đốc trung tâm báo cáo đã chi hỗ trợ cho các tập thể và cá nhân ngoài trung tâm với số tiền 888 triệu đồng. Tuy nhiên xác minh, có 1/7 tập thể không thừa nhận có nhận số tiền 8 triệu đồng, có 52/58 cá nhân không thừa nhận đã nhận số tiền 373 triệu đồng. Điều này cho thấy, các khoản chi nêu trên không có căn cứ xác định là có thật toàn bộ; hiện nay khoản tiền trên không còn tồn quỹ tiền mặt và không thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi. Thanh tra cho rằng, hành vi này có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản.Kết luận thanh tra cũng nêu, việc thành lập quỹ đời sống không thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm; những khoản thu, chi không thông qua ban giám đốc và không thông qua tập thể trung tâm. Hiện nay, kế toán và thủ quỹ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau đã làm mất danh sách có ký tên của người nộp tiền, chỉ còn số liệu theo sổ theo dõi của kế toán.
Nhiều tuyến đường ở TP.Quảng Ngãi xuống cấp, hư hỏng
Cảnh sát Campuchia đã nêu tên nghi phạm nói trên là Ekkalak Pheanoi (41 tuổi), trong khi một số kênh truyền thông Thái Lan nói nghi phạm là Ekkalak Paenoi và là cựu lính thủy đánh bộ, theo AFP.Ekkalak Pheanoi hôm 11.1 đã thú nhận bắn chết ông Lim Kimya (73 tuổi), một cựu nghị sĩ của đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) bị giải thể, trong một video được phát trực tiếp sau khi bị buộc tội giết người có chủ đích và sở hữu súng trái phép, theo AFP.Ông Lim Kimya đã bị bắn chết hôm 7.1 khi ông đến Bangkok bằng xe buýt từ Campuchia cùng với người vợ mang quốc tịch Pháp. Ông Lim Kimya cũng có mang quốc tịch Pháp.Ekkalak Pheanoi đã bị bắt tại Campuchia hôm 8.1, trước khi bị dẫn độ về Thái Lan hôm 11.1."Tên nổ súng nói rằng ông ta nhận công việc này để trả ơn một người đã giúp đỡ ông ta trong giai đoạn khó khăn sau khi ông bị loại khỏi hải quân", ông Attaporn Wongsiripreeda, một sĩ quan cảnh sát cấp cao tại Bangkok cho hay, theo AFP.Một số kênh truyền thông Thái Lan loan tin Ekkalak Pheanoi được trả 60.000 baht (44 triệu đồng), nhưng ông Attaporn nói với một đài truyền hình Thái Lan rằng Ekkalak Pheanoi khẳng định ông ta đã không nhận được tiền. Ông Attaporn đã từ chối giải thích thêm khi được AFP hỏi.Một sĩ quan cảnh sát cấp cao khác ở Thái Lan hôm 11.1 cho hay lệnh bắt giữ một đồng phạm người Campuchia cũng đã được ban hành.Tại phiên tòa dự kiến diễn ra vào ngày 13.1, cảnh sát Thái Lan sẽ tìm cách giam giữ Ekkalak Pheanoi trước khi xét xử, theo AFP.
Căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông và rủi ro nguồn cung bị thắt chặt đang hỗ trợ giá dầu. Đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày 4.4, giá dầu Brent đã có thời điểm tăng vượt 91 USD/thùng.
Những điều bạn cần biết nếu muốn sống ở đảo dài ngày
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, trong thành tựu chung của đất nước năm 2024 có sự đóng góp quan trọng của lực lượng công an. Đây là lực lượng nòng cốt đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; cùng lực lượng quân đội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.Các loại tội phạm được Bộ Công an đẩy mạnh trấn áp, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả, nhất là tội phạm về ma túy, trật tự an toàn giao thông, chống người thi hành công vụ… Dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tình hình trật tự an toàn giao thông cơ bản được bảo đảm, so với cùng kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tai nạn giao thông giảm mạnh ở cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Bộ Công an đã gương mẫu, đi đầu trong việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, năm 2024 Quốc hội đã thông qua nhiều dự thảo luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo như: luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; luật Dữ liệu; luật Phòng, chống mua bán người… Quốc hội cũng phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 với tổng vốn trên 22.000 tỉ đồng; thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025... Chủ tịch Quốc hội đề nghị lực lượng công an đẩy mạnh tuyên truyền về những quy định, chính sách mới này.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, giai đoạn 2025 - 2030, ngành công an vào cuộc quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy.Nêu rõ 2025 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng ngành công an sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng vào công tác lập pháp, giám sát… của Quốc hội, đồng thời góp phần vào nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã báo cáo với Chủ tịch Quốc hội về tình hình, kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội thời gian qua, đặc biệt là dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ, đảm bảo người dân được đón tết trong môi trường an toàn, lành mạnh, bình yên, hạnh phúc; khẳng định thời gian tới, Bộ Công an sẽ tập trung thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Mua Grand i10 - giá sập sàn cùng Hyundai Hà Đông
Cô gái xinh đẹp thành phố nuôi mộng giúp đỡ nhà nông
Ngày 6.3, Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Xây dựng) cho biết đã yêu cầu các đơn vị khẩn trương hoàn thành sửa chữa hư hỏng tại đoạn QL1A qua P.Bùi Thị Xuân (TP.Quy Nhơn) trước ngày 7.3 nhằm đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.Theo đó, sau khi Báo Thanh Niên phản ánh đoạn QL1A nói trên hư hỏng, gây mất an toàn giao thông, trong đó có 2 đoạn Ban Quản lý dự án 85 "mượn đường" thi công cao tốc Bắc - Nam, đơn vị này đã có văn bản yêu cầu các nhà thầu khẩn trương san gạt, lu lèn đảm bảo mặt đường êm thuận, khắc phục triệt để mặt đường bê tông nhựa bị hư hỏng, hoàn trả đoạn QL1A thuộc P.Bùi Thị Xuân.Ban Quản lý dự án 85 cũng yêu cầu khi trời nắng, thường xuyên tưới nước để tránh bụi bay vào nhà dân; bố trí nhân sự thường xuyên kiểm tra để khắc phục, sửa chữa những hư hỏng phát sinh nhằm đảm bảo giao thông thông suốt. Đồng thời, không để xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông trên tuyến, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông xảy ra do nguyên nhân không sửa chữa kịp thời. Ban Quản lý dự án 85 yêu cầu đơn vị tư vấn giám sát đôn đốc, nhắc nhở các nhà thầu hoàn thiện sửa chữa các hư hỏng, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông của nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án. Thường xuyên kiểm tra, đình chỉ thi công nếu nhà thầu không đáp ứng các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đã được chấp thuận hoặc phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn, ảnh hưởng tới người và phương tiện tham gia giao thông.Trạm thu phí BOT Nam Bình Định (Công ty TNHH đầu tư BOT Bình Định) là đơn vị quản lý, thu phí tuyến đường có đoạn QL1A bị hư hỏng mà Báo Thanh Niên phản ánh. Ông Nguyễn Văn Phồn, Trưởng Trạm thu phí BOT Nam Bình Định, cho biết đã nắm thông tin. Trong ngày 7.3, đơn vị này sẽ cho người, phương tiện đến khắc phục, sửa chữa ngay để người dân và phương tiện đi lại thuận lợi.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên vào sáng 6.3, đoạn QL1A qua địa bàn P.Bùi Thị Xuân vẫn còn rất nhiều ổ voi, ổ gà chưa được sửa chữa. Riêng đoạn đấu nối với cao tốc Bắc - Nam, thuộc dự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh đang được các đơn vị thi công, sửa chữa.Văn phòng Quản lý đường bộ III.4 (thuộc Khu Quản lý đường bộ III) cho biết đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 85 và Công ty TNHH đầu tư BOT Bình Định khắc phục, sửa ngay những điểm bị hư hỏng, nhằm đảm bảo an toàn giao thông.Ngày 5.3, Báo Thanh Niên có bài phản ánh đoạn QL1A qua P.Bùi Thị Xuân bị hư hỏng nghiêm trọng, xe tải chạy qua lại làm bụi bay mù mịt, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Tình trạng này diễn ra gần 2 năm nay khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn, gây nhiều bức xúc.
Trải nghiệm ẩm thực với địa điểm ẩn giấu, phong phú hương vị nướng trên tầng cao
Thời gian qua, nhiều mặt hàng nông sản như gạo, sầu riêng, cà phê… sốt giá. Ngoài yếu tố tích cực là mang lại thu nhập cao cho người nông dân, cũng gây ra một số khó khăn cho thị trường, DN; ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cả chuỗi giá trị. Chúng tôi đã nỗ lực phối hợp cùng các địa phương, đơn vị và DN thực hiện tốt các chỉ đạo của Bộ cũng như Chính phủ trong việc phát triển bền vững các ngành hàng, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, tiến hành khảo sát thực tế ở các vùng nguyên liệu để có báo cáo kịp thời với lãnh đạo Bộ về thực tế việc phát triển các ngành hàng có giá trị kinh tế cao. Sắp tới sẽ tiếp tục khảo sát ở vùng Tây nguyên để cung cấp những số liệu chính xác nhất.
so ket qua
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư