Quay đầu xe để trốn đo nồng độ cồn, vẫn bị phạt nặng?
Nhận thấy tiềm năng cho sự phát triển của bán lẻ, từ lâu các ngân hàng đã thúc đẩy các sản phẩm dịch vụ bán lẻ với những chiến lược riêng.Chuyên gia bật mí cách chọn nguyện vọng lớp 10 hợp lý
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Cẩm nang tuyển sinh 2024 của Báo Thanh Niên với diện mạo mới
Tham gia Hội Chữ thập đỏ khi còn trẻ, ông Thiền luôn suy nghĩ tìm phương cách giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Năm 2009, ông đứng ra thành lập tổ Nắm gạo tình thương. "Tên gọi Nắm gạo tình thương được lấy ý tưởng từ hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, đó là mỗi người góp một nắm gạo như một cách trao gửi tình thương. Có khi chỉ một nắm gạo nhỏ nhưng đủ mang đến một bữa cơm ấm lòng cho người khó khăn", ông Thiền chia sẻ.Tổ có 8 thành viên, phần nhiều là nông dân lớn tuổi, đều có chung tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng dốc tiền túi để giúp đỡ người nghèo. Vào ngày rằm hằng tháng, các thành viên đi vận động, quyên góp từ người dân trong và ngoài ấp, sau đó tổng kết, công khai số tiền vận động được rồi lên kế hoạch hỗ trợ tiền và gạo cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Nhờ tinh thần đoàn kết và nhận thấy ý nghĩa cao đẹp của mô hình này, nhiều người dân trong vùng tích cực đóng góp. Hiện nay, tổ hỗ trợ thường xuyên cho 25 hộ, bình quân mỗi hộ nhận 10 kg gạo và 50.000 đồng/tháng. Sau 15 năm hoạt động, tổ Nắm gạo tình thương đã hỗ trợ tổng cộng hơn 35 tấn gạo và gần 200 triệu đồng cho gần 4.000 lượt người nghèo. Ngoài ra, tổ còn hỗ trợ đột xuất cho những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị bệnh tật."Mỗi tháng, tổ vận động được 5 triệu đồng, giúp cho 25 hộ dân trong ấp, mỗi hộ 10 kg gạo. Tiền dư thì trích ra giúp bệnh nhân nghèo. Bản thân là tổ trưởng, tôi phải bỏ tiền túi trước rồi mới kêu gọi bà con được. Hằng tháng, mọi khoản thu chi, mua gì, cho ai… chúng tôi đều công bố cho cả tổ biết", ông Thiền nói.Ông Thiền cho biết gia đình ông làm nghề trồng lúa với diện tích đất 3 ha, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Cuộc sống ổn định nên ông dồn sức vào các hoạt động thiện nguyện nhằm giúp đỡ những người không may mắn, khó khăn. Ngoài duy trì hoạt động tổ Nắm gạo tình thương, ông Thiền còn tham gia ban điều hành xe chuyển bệnh miễn phí của xã Bình Thạnh Đông; tham gia dặm vá đường. Đồng thời ông cũng tích cực đóng góp cho các công trình phúc lợi xã hội, hoạt động xã hội - từ thiện ở địa phương.Ông Huỳnh Văn Thông, Trưởng ấp Bình Trung 2, cho biết: "Ông Thiền là một tấm gương sáng về công tác xã hội từ thiện. Nhiều năm qua, tổ Nắm gạo tình thương do ông thành lập đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Đến nay, nhiều hộ nhờ được giúp đỡ mà cố gắng phấn đấu vươn lên".Theo ông Lương Khánh Vân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Bình Thạnh Đông, ông Thiền rất năng nổ, nhiệt tình, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện tại địa phương. "Hội Chữ thập đỏ xã thành lập 7 chi hội trong 7 ấp, thường xuyên vận động hỗ trợ, giúp đỡ những người khó khăn. Riêng ông Thiền tham gia rất nhiều hoạt động, ở đâu làm từ thiện là có mặt ông. Bên cạnh đó, ông còn vận động được nhiều người khác cùng tham gia", ông Vân cho biết thêm.
Biwase Tour of Vietnam là giải đấu thuộc cấp độ 2.2 trong hệ thống thi đấu của UCI. Giải đấu này diễn ra từ ngày 7 - 11.3 với 5 chặng đua và tổng lộ trình thi đấu gần 600 km, xuất phát từ Bình Dương và kết thúc tại TP.Đà Lạt. Ông Ngô Văn Lui, Phó chủ tịch Liên đoàn xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam, Trưởng ban tổ chức Biwase Tour of Vietnam cho biết việc giải đấu được UCI công nhận, đưa vào hệ thống thi đấu giúp nâng cao vị thế của xe đạp nữ Việt Nam với bạn bè quốc tế. Nhờ đó giải thu hút số lượng các đội quốc tế tham gia đông "kỷ lục" là 14 đội. Đây là cơ hội lớn cho các tay đua Việt Nam thể hiện mình cũng như cọ xát, trui rèn bản lĩnh. Trong số 14 đội quốc tế có những đội đua mạnh đến từ Pháp, Iran, Uzbekistan, Thái Lan, Mông Cổ, Malaysia, Indonesia, Singapore, Đài Loan. Chủ nhà Việt Nam cũng góp mặt 10 đội, trong đó nữ cua rơ số 1 Nguyễn Thị Thật tranh tài trong màu áo CLB Tập đoàn Lộc Trời An Giang. Tại Biwase Tour of Vietnam lần này, Nguyễn Thị Thật sẽ tái đấu kình địch Jutatip (Thái Lan), người vừa đánh bại cô ở giải vô địch châu Á. Ngoài ra các CLB trong nước như CLB Biwase, CLB Đồng Tháp cũng thuê ngoại binh để tranh tài nhằm tạo nên sự cạnh tranh "sòng phẳng" với các đội quốc tế. Ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam, Phó ban tổ chức cho biết các trọng tài quốc tế từ Hồng Kông, Hàn Quốc sẽ tham gia điều hành giải Biwase Tour of Vietnam. Đây cũng là cơ hội để các trọng tài Việt Nam học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Ngay sau Biwase Tour of Vietnam, các cua rơ sẽ tiếp tục tranh tài giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương. Đây là giải đấu lần thứ 15 tổ chức, đã thành truyền thống vì thế Ban tổ chức muốn duy trì sân chơi này để tạo cơ hội thi đấu, cạnh tranh cho các tay đua Việt Nam. Được biết tất cả các đội tham dự Biwase Tour of Vietnam sẽ tiếp tục tranh tài giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương. Giải diễn ra từ ngày 12 đến 18.3.
Mẹ ơi, đừng la cô nữa!
Khác với ô tô đã qua sử dụng, khách hàng khi mua ô tô mới đều được hưởng chính sách bảo hành chính hãng sau khoảng 3 - 5 năm đầu sử dụng. Tùy theo chính sách của mỗi nhà sản xuất với mỗi dòng xe sẽ áp dụng thời hạn bảo hành 3 năm hoặc 100.000 km; hay 5 năm hoặc 150.000 km tùy điều kiện nào đến trước.Với chính sách bảo hành của nhà sản xuất, người dùng ô tô sẽ cảm thấy yên tâm hơn trong những năm đầu sử dụng xe. Bởi nếu các linh kiện, phụ tùng hay hệ thống trên xe gặp vấn đề trong điều kiện được bảo hành sẽ được nhà sản xuất sửa chữa, thay thế miễn phí. Tuy nhiên, để nhà sản xuất cũng đưa ra một số điều kiện với người dùng để ô tô mới được hưởng chính sách bảo hành chính hãng. Một trong số đó là phải bảo dưỡng ô tô định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.Thông thường, để được hưởng chính sách bảo hành, trong khoảng 3 - 5 năm sử dụng ô tô, các chủ xe thường mang xe vào xưởng dịch vụ chính hãng để bảo dưỡng. Tuy nhiên, khi ô tô đã hết thời hạn được bảo hành, không ít chủ xe thường phân vân nên chọn đại lý chính hãng hay gara ngoài để bảo dưỡng. Bởi mỗi nơi đều có những ưu điểm, hạn chế riêng về gói dịch vụ, chất lượng, thời gian cũng như chi phí bảo dưỡng.Ưu điểm:Với các chủ xe không rành về ô tô, xưởng dịch vụ chính hãng là địa điểm thường được họ lựa chọn để bảo dưỡng ô tô sau khi hết hạn bảo hành. Bởi với mạng lưới rộng lớn, dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp, phụ tùng chính hãng… các xưởng dịch vụ chính hãng sẽ mang đến sự an tâm hơn.Bên cạnh đó, các xưởng dịch vụ chính hãng thường được trang bị đầy đủ các loại máy móc, đội ngũ tư vấn, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản cùng sự minh bạch, rõ ràng trong khâu sửa chữa, thay thế phụ tùng… Do đó, phương án sửa chữa cũng tốt hơn. Ngoài ra, chủ xe không phải lo lắng về nguồn gốc, chất lượng phụ tùng, linh kiện thay thế.Hạn chế:Việc bảo dưỡng ô tô tại các xưởng dịch vụ chính hãng cũng tồn tại một vài hạn chế khiến chủ xe cảm thấy không được thoải mái. Thứ nhất, vào mỗi dịp cuối tuần hay trước các kỳ nghỉ lễ, lượng xe bảo dưỡng tại các xưởng dịch vụ chính hãng khá đông, nên chủ xe phải chờ đợi lâu, mất nhiều thời gian.Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng theo quy định, tiêu chuẩn riêng của nhà sản xuất nên nhiều khi có những chi tiết có thể sửa chữa hoặc tái sử dụng cũng bị bắt buộc thay thế. Đặc biệt, chi phí bảo dưỡng tại xưởng dịch vụ chính hãng thường cao hơn các đại lý, garage bên ngoài khoảng 15 - 20%.Tương tự các xưởng dịch vụ chính hãng, bảo dưỡng ô tô đã hết hạn bảo hành tại các garage ngoài cũng có ưu điểm, hạn chế cần xem xét, cân nhắc trước khi lựa chọn.Ưu điểm:Với các garage ngoài chuyên sửa chữa thời gian bảo dưỡng sửa chữa thường nhanh hơn, tiết kiệm thời gian cho chủ xe hơn, nhất là vào thời điểm cận kỳ nghỉ lễ. Bởi so với xưởng dịch vụ chính hãng, chủ xe có rất nhiều lựa chọn với các garage ngoài, do đó có thể chọn garage thân quen hay các garage gần nhà để thuận tiện hơn.Bên cạnh đó, khi ô tô gặp vấn đề, với một số chi tiết, bộ phận sau khi được tư vấn chủ xe có thể lựa chọn giữa việc thay thế mới hoặc gara đưa ra phương án sửa chữa, thậm chí chủ xe có thể tự đặt phụ tùng để gara hỗ trợ thay thế, lắp đặt. Đặc biệt, các garage bên ngoài thường có phí dịch vụ bảo dưỡng thấp hơn so với các trung tâm dịch vụ chính hãng. Đây là một trong những yếu tố khiến nhiều chủ xe chọn các gara bên ngoài để bảo dưỡng sau khi ô tô hết hạn bảo hành.Hạn chế:Tiết kiệm chi phí tuy nhiên việc bảo dưỡng ô tô tại các garage bên ngoài cũng tiềm ẩn không ít rủi ro lớn về chất lượng phụ tùng và tay nghề người thợ. Chất lượng sửa chữa tại các garage bên ngoài cũng có sự khác nhau do đó chủ xe cần cân nhắc để lựa chọn garage phù hợp.Tùy vào nhu cầu, sự thuận tiện hay chi phí… chủ xe nên tính toán lựa chọn địa điểm phù hợp để chăm sóc, bảo dưỡng ô tô sau khi hết hạn bảo hành. Bởi xưởng dịch vụ chính hãng hay garage ngoài đều có những ưu điểm, hạn chế riêng. Do đó, nếu không rành về ô tô và để yên tâm hơn về chất lượng, phụ tùng thay thế… nên chọn xưởng dịch vụ chính hãng để bảo dưỡng xe. Ngược lại, nếu muốn tiết kiệm thời gian, chi phí và thoải mái lựa chọn phụ tùng, linh kiện… có thể mang xe đến garage ngoài để bảo dưỡng.