Điều tra ĐH Stanford bị tố phân biệt đối xử với nam giới
Huỳnh Thị Ngoan được biết đến là một trong những nữ cầu thủ bóng rổ hàng đầu của Việt Nam. Tại kỳ SEA Games 32 trên đất Campuchia, cô đã cùng đội tuyển bóng rổ nữ 3x3 viết nên lịch sử cho bóng rổ Việt Nam khi giành được tấm huy chương vàng. Ở các giải đấu quốc tế khác, cô cũng thường xuyên giúp cho đội tuyển Việt Nam có được kết quả tốt.Midu lên xe hoa vào tháng 6, tiết lộ về chú rể
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền trên thế giới chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu mạnh là tỉnh mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh quản lý ở khu vực, cơ sở đó."Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay", GS Trần Ngọc Đường nói.*Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện - một cấp chính quyền địa phương, có thuận lợi và khó khăn gì?GS Trần Ngọc Đường: Để đánh giá lợi, hại của việc bỏ cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đồng thời để thực hiện cho tốt chủ trương này bởi lâu nay chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).Nhưng bước đầu tôi cho rằng, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển.Thứ nữa, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều khi công nghệ thông tin phát triển.Tuy nhiên, việc này bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý Nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không?Những nghi ngại này là từ thực tiễn và phải giải quyết. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt về việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian quận, huyện.*Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc phân cấp, phân quyền?- Nếu bỏ cấp trung gian cấp huyện sẽ bỏ được việc phân cấp, phân quyền qua cấp huyện mà sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường.*Với định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, theo ông nên tiến hành theo hướng thế nào là phù hợp khi cả nước hiện nay có 63 tỉnh, thành?- Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa mà sẽ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn.Trước đây có thời kỳ chúng ta chỉ có 38 tỉnh, thành thôi nhưng có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng - có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.*Khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì nên tính toán như thế nào, khi hiện nay các tiêu chí sáp nhập đơn vị hành chính chỉ là dân số và diện tích?Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh, thành sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra vùng lủng củng.*Theo ông, thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh chưa?Thời điểm này đã là chín muồi, nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi nhập được bộ máy của T.Ư tốt, rồi chính quyền địa phương tốt thì làm bài bản chứ không làm theo ý muốn chủ quan được.Thời gian qua có ý kiến cho rằng việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, vấn đề tinh giản bộ máy, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người mà những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích con người rất phức tạp nên phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.Hiện nay không biết T.Ư chuẩn bị đến đâu nhưng quyết tâm của Đảng, Nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng. Như vậy, phải có cơ sở trước để bước vào có thể thực hiện được.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 4.2.2024
Ngày 24.2, Công an tỉnh Hà Giang tổ chức lễ công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về giải quyết chế độ cho nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí và nghỉ hưu trước hạn tuổi đối với 14 lãnh đạo cấp phòng và tương đương. Cạnh đó, điều động 9 phó trưởng công an huyện giữ chức vụ trưởng công an xã.Đại tá Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang, 14 lãnh đạo chưa đủ hạn tuổi phục vụ cao nhất trong lực lượng nhưng có nguyện vọng nghỉ hưu sớm để nhường bước, tạo cơ hội cho các cán bộ trẻ tuổi có điều kiện kế thừa và phát huy các thành quả đã đạt được. Đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Đảng, Nhà nước, của ngành.Theo công an tỉnh Hà Giang, hiện nay, công an tỉnh đã bố trí trên 1.000 cán bộ công an chính quy đảm nhận công tác tại địa bàn cấp xã, đảm bảo duy trì bình quân tỉ lệ trên 5,2 cán bộ/xã; tính đến hết năm 2024 toàn tỉnh đã có 169/188 trụ sở công an xã được đầu tư xây dựng trụ sở độc lập, đạt tỷ lệ 89,8%.Lực lượng công xã chính quy đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền cơ sở thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn; tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật được kiềm chế và kéo giảm; công tác phòng ngừa xã hội; làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ...
Lễ hội vịnh Xuân Đài (TX.Sông Cầu, Phú Yên) là hoạt động văn hóa thường niên diễn ra trong 2 ngày mùng 5 và mùng 6 tết, là "phần hồn" không thể thiếu vào mỗi dịp đầu xuân của người dân xứ dừa Sông Cầu mấy mươi năm nay.
Nhật Bản và Việt Nam: Hành trình hơn 20 năm gắn bó sâu sắc
Sáng 18.1 tại Công viên hữu nghị Suối Nguồn (giao lộ Hoàng Sa - Lê Văn Lương - Lương Hữu Khánh, P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) diễn ra lễ trồng cây hữu nghị. Đây là một trong số những sự kiện đồng hành trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn các thành phố hữu nghị hợp tác do UBND TP.Đà Nẵng tổ chức, diễn ra từ ngày 16 - 18.1 với chủ đề "Gặp gỡ Đà Nẵng 2025 - Hội tụ và lan tỏa".Ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Đà Nẵng, cho biết với mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài, bền vững, đoàn kết, hội tụ và cùng nhau phát triển, UBND thành phố xây dựng Công viên hữu nghị Suối Nguồn. Đây là con suối có nguồn nước từ đỉnh bán đảo Sơn Trà, chảy ra biển Đà Nẵng (còn gọi là Suối Đá). Tham dự lễ trồng cây có hơn 150 đại biểu của 50 địa phương đến từ 24 quốc gia. Các đại biểu đã trồng hơn 50 cây dầu rái, là loài cây có sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Số cây này tượng trưng cho hơn 50 địa phương của 24 quốc gia trên thế giới mà TP.Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ."Trồng cây không chỉ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan mà còn xây dựng biểu tượng của sự kết nối hòa bình - hữu nghị với các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Chăm sóc cây ngày càng phát triển là trách nhiệm của tất cả chúng ta, cũng như như việc duy trì, nâng cao hiệu quả mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa TP.Đà Nẵng với các tỉnh, thành phố của các quốc gia trên thế giới", ông Hồ Kỳ Minh nói.Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố cũng kỳ vọng, với tiền đề mối quan hệ hữu nghị bền chặt với các tỉnh, thành phố trên thế giới, TP.Đà Nẵng sẽ đón nhận sự quan tâm, chia sẻ, hợp tác của các địa phương ngày càng sâu, rộng hơn nữa trong nhiều lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, thành phố thông minh, công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, quy hoạch và quản lý đô thị, nguồn nhân lực chất lượng cao, du lịch…Ông Kim Soon Ho, Quận trưởng Gurye (tỉnh Jeollanam, Hàn Quốc), cho biết từ tháng 1.2024, quận Gurye đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác và là địa phương kết nghĩa với Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng). Ông cảm thấy rất vinh dự khi được tham gia Diễn đàn các thành phố hữu nghị hợp tác và nhất là được trồng cây hữu nghị tại TP.Đà Nẵng. Ông hy vọng cây trồng lần này ngày càng cao lớn, phát triển để tình hữu nghị 2 quận ngày càng thắt chặt, phồn vinh."Sau khi kết nghĩa và ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Q.Sơn Trà, từ năm 2025, tại quận Gurye chúng tôi xây dựng mô hình biểu trưng của Q.Sơn Trà về cầu Rồng, còn tại Q.Sơn Trà cũng chuẩn bị xây dựng mô hình biểu trưng của Q.Gurye đồng thời trồng cây sơn thù du xung quanh. Vì đối với quận Gurye, cây sơn thù du là loài cây đặc trưng. Trong năm 2025, hai quận còn trao đổi thanh thiếu niên với nhiều hoạt động liên quan giáo dục, chương trình giao lưu. Hai quận còn có những kinh nghiệm phát triển kinh tế và du lịch; chúng tôi thường xuyên chia sẻ, trao đổi, học hỏi nhau để cùng phát triển thịnh vượng thời gian sắp tới", ông Kim Soon Ho nói.Bán đảo Sơn Trà được xem là lá phổi xanh của TP.Đà Nẵng, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, đa dạng sinh học với hơn 1.000 loài thực vật, hơn 500 loài động vật; trong đó, có hơn 20 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam.