$824
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của qc.789.win. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ qc.789.win.Nằm cách khu dân cư chỉ chừng vài trăm mét và không xa trung tâm TT.Kim Sơn (H.Quế Phong, Nghệ An) là khu nghĩa trang, nhưng nơi đó lại đang là bãi rác của H.Quế Phong. Hai bên con đường đất dẫn vào khu nghĩa trang đầy những bao rác. Bên trong nghĩa trang, cạnh hàng trăm ngôi mộ đã được xây cất khang trang là một bãi rác khổng lồ. Rác được đổ thành đống rồi đốt. Một người đàn ông đang nhặt nhạnh những chai lọ từ đống rác đang cháy dở, nói: "Đây là nghĩa trang, nhưng do chưa có bãi rác nên người dân và đơn vị thu gom rác mang rác ra đây đổ. Trước đây thì ít hơn nhưng nay mỗi ngày có hàng chục xe rác vào đổ ở đây".Bà Vi Thị Hương, nhà cách bãi rác khoảng 200 m, cho hay những gia đình sống quanh khu vực này rất khổ sở vì bị mùi hôi của rác hành hạ. Mùa lạnh còn đỡ, mùa nắng nóng thì ruồi nhặng từ bãi rác bay vào đầy nhà. Nhà bà ở phía đông nên trời có gió đông thì thoát, nhưng khi gió đổi chiều thì khói đốt rác bay xộc vào nhà khét lẹt. Tương tự, bà Thái Thị Đình, sống cách bãi rác chừng 200 m, than thở rằng khi có mưa lớn, nước bẩn từ bãi rác còn chảy xuống khu vực nhà bà, bốc mùi nồng nặc. Người dân đã nhiều lần kiến nghị chính quyền có phương án xử lý nhưng vẫn chưa có kết quả.Bản Bon, nơi có bãi rác bất đắc dĩ này vốn thuộc xã Tiền Phong, mới đây sáp nhập về TT.Kim Sơn. Một lãnh đạo xã Tiền Phong cho hay bãi rác này từ lâu đã trở thành nỗi bức xúc của người dân sống xung quanh. Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị chấm dứt việc đổ rác thải tại nghĩa trang nhưng không thành vì huyện chưa chọn được vị trí nào phù hợp. "Cách đây ít năm, một doanh nghiệp đến tìm hiểu và dự định xây dựng lò đốt rác ở xã Quế Sơn, cách bãi rác hiện tại khoảng 7 - 8 km. Nhưng nhận thấy không hiệu quả về kinh tế nên họ đã rút đi", vị này cho hay. Vì thế, từ nhiều năm qua, cả người sống lẫn người chết ở đây đều phải sống chung với rác.Dự án bãi xử lý rác thải H.Quế Phong được khởi công xây dựng từ năm 2013, trên diện tích gần 20.000 m2, cách bãi rác hiện tại khoảng 400 m với kinh phí hơn 55 tỉ đồng. Do thiếu vốn nên dự án bị kéo dài, sau khi san nền xong thì "đắp chiếu". Đến đầu năm 2023, dự án này đã hoàn thành các hạng mục: san nền, đường đê ngăn nội bộ, phủ bạt các hố chôn lấp rác, hệ thống xử lý nước rác, thoát khí. Tuy nhiên, từ đó đến nay bãi xử lý rác này vẫn chưa thể sử dụng vì Sở TN-MT Nghệ An chưa phê duyệt. Ông Bùi Văn Hiền, Phó chủ tịch UBND H.Quế Phong, cho biết bãi rác này chưa thể hoạt động vì còn phải thực hiện thêm giai đoạn 2 để hoàn thiện việc rải nhựa con đường dài 1,7 km từ QL48 vào bãi rác, hệ thống thoát nước mưa, trạm cân, nhà điều hành... với chi phí xây dựng gần 17 tỉ đồng. Giai đoạn 2 đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt và đang chờ bố trí vốn để thực hiện.Ông Hiền cũng cho biết, có 2 hộ dân sinh sống ở ngay cổng dự án bãi rác này phải di dời trước khi bãi rác hoạt động và huyện đang bố trí kinh phí để bồi thường. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, có 16 hộ dân sinh sống gần bãi rác đang lo lắng vì nếu bãi rác này hoạt động sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Bà Vi Thị Hương cho hay cơ quan chức năng đã 2 lần đến đo đạc để bồi thường cho gia đình bà di dời nhưng vẫn chưa kiểm đếm và bà chưa biết có được di dời hay không. "Nếu bãi rác hoạt động, nhà tôi và một số hộ sẽ bị ảnh hưởng vì nằm quá gần. Chúng tôi đề nghị nếu bị ảnh hưởng thì phải bồi thường để chúng tôi sớm được di dời chứ bãi rác mới hoàn thành, ở đây chúng tôi lại phải tiếp tục chịu khổ sở", bà Hương nói.Ông Bùi Văn Hiền cho biết, trước mắt huyện sẽ di dời 2 hộ dân ở ngay cổng bãi rác mới và sẽ đánh giá lại mức độ ảnh hưởng để xem xét, bồi thường di dời các hộ dân khác nếu họ bị ảnh hưởng. Về lâu dài, huyện sẽ phải quy hoạch bãi rác khác nằm cách xa khu dân cư để thay thế cho bãi rác này khi đã lấp đầy. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của qc.789.win. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ qc.789.win.️
Ngày 20.1, đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có buổi làm việc tại TP.HCM về đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2025.Tại buổi kiểm tra ở Công ty TNHH MM Mega Market, theo đại diện công ty trong năm 2024 tỷ lệ phát hiện vi phạm của nhà cung cấp chiếm 1 - 2%. Chủ yếu là ngành hàng thủy sản có nhiễm kháng sinh. Khi phát hiện, công ty ngưng nhận hàng từ nhà cung cấp, đến tận nơi sản xuất tìm nguyên nhân để quyết định có hợp tác tiếp tục với nhà cung cấp. Đồng thời, giám sát hàng hoá 3 lần liên tục nếu đạt thì tiếp tục, không thì ngưng hợp tác. Ngoài ra, nếu nhà cung cấp vẫn vi phạm thì siêu thị Mega Market sẽ thông báo cho các hệ thống siêu thị khác để cùng tẩy chay hàng nhà cung cấp này. Bên cạnh đó, các hệ thống siêu thị sẽ cung cấp thông tin vi phạm cho cơ quan chức năng để xử lý. Đây là chương trình ràng buộc cho để các nhà cung cấp hoạt động đúng nguyên tắc. “Vì khi phát hiện sai phạm, nhiều nhà cung cấp vi phạm họ nói rằng không giao cho anh thì tôi giao cho bên hệ thống siêu thị khác. Ngoài ra số tiền xử phạt rất ít khiến họ không sợ, vì thế cách tốt nhất là các hệ thống siêu thị cùng tẩy chay hàng hóa của nhà cung cấp sai phạm”, vị đại diện Công ty TNHH MM Mega Market nói. Qua buổi kiểm tra, đoàn phát hiện nhiều vấn đề còn tồn tại như: khu vực sơ chế thực phẩm vẫn còn đồ cá nhân của nhân viên; nhân viên sơ chế không đeo găng tay, khẩu trang; một số hàng thủy hải sản còn để bên cạnh các bình ắc quy (có nguy cơ lây nhiễm chéo); một vài mặt hàng scan không thấy giấy chứng nhận, giấy tờ còn nhập nhằng; chưa có khu phân loại hàng tiêu hóa và hàng hóa nhập vào… Nhìn nhận các bất cập còn tồn tại, đại diện công ty cho biết sẽ rút kinh nghiệm và sửa chữa.Tại buổi làm việc, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết sở đang khó khăn trong việc xử phạt vi phạm. Đơn cử, như mặt hàng nông sản đi lấy mẫu rất nhiều nhưng số vi phạm lại ít nên băn khoăn về cách xử phạt, khi đi kiểm tra phải mất 3 - 4 ngày mới có kết quả. Tuy nhiên nếu kết quả có sai phạm thì họ đã bán hết, tẩu tán hàng hoá, không thể thu giữ hay phạt được. Ngoài ra, theo bà Lan chưa thể kiểm được 100% số thịt heo có an toàn hay không vì các lò nhỏ lẻ số lượng rất nhiều, đa số hàng hóa đều chuyển về TP.HCM. Trong khi đó, lực lượng kiểm tra của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM có 10 đội, số nhân lực ít không thể kiểm soát hết, toàn diện.“Chúng tôi tập trung kiểm tra ở các chợ đầu mối, các chợ truyền thống. Ở các hệ thống siêu thị đôi khi hơi chủ quan, chúng tôi sẽ chấn chỉnh lại, giám sát siết chặt hơn”, bà Lan nói. Kết luận buổi kiểm tra, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cần tăng cường công tác kiểm tra thanh tra đột xuất nhất là trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán. Đặc biệt, ông Nam lưu ý cần kiểm tra kỹ, gắt gao các cơ sở giết mổ heo ở các khu vực giáp ranh với các tỉnh tránh để thịt heo bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ đi vào các chợ, siêu thị. ️
Sáng 6.2 (mùng 9 Tết Nguyên đán), hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng (xã An Xuân, H.Tuy An, Phú Yên) để xem hội đua ngựa, tận hưởng bầu không khí lễ hội dân gian truyền thống có một không hai ở miền Trung.Hội đua ngựa năm nay có sự góp mặt của 32 "chiến mã" đến từ 4 xã: An Lĩnh, An Xuân, An Hiệp và An Thọ (H.Tuy An). Mỗi vòng đua gồm 4 ngựa tranh tài, chạy 2 vòng (2 km), sau đó chọn 8 ngựa nhanh nhất vòng bảng vào thi bán kết. 4 ngựa đoạt nhất và nhì ở vòng bán kết vào vòng chung kết tranh giải.Ngựa đua là các chú ngựa thồ hằng ngày, dùng để vận chuyển nông sản. Còn người đua ngựa là những nông dân chân lấm tay bùn. Chính vì vậy đã tạo nên hội đua ngựa Gò Thì Thùng độc lạ, thú vị, khiến hàng ngàn khán giả được dịp cười sảng khoái.Lần đầu tiên đứng trước đám đông reo hò nên nhiều chú ngựa hoảng hốt, bỏ chạy khỏi đường đua. Không ít chú ngựa đã có lệnh xuất phát từ lâu nhưng... cương quyết không chạy, phải nhiều người rượt đuổi, la hét, đánh vào mông mới chịu... nhấc bước.Có chú ngựa đang chạy lại... không thích đua nữa, lạ đời hơn là có ngựa hất ngã luôn cả người cưỡi xuống đất cho đỡ vướng víu để chạy nhanh về đích.Sau hơn 2 tiếng tranh tài, kết quả: giải nhất thuộc về ngựa số 23 (xã An Hiệp); giải nhì thuộc về ngựa số 25 (xã An Hiệp); đồng giải ba thuộc về ngựa số 9 (xã An Xuân) và ngựa số 15 (xã An Hiệp).Ông Nguyễn Hữu Sơn (điều khiển ngựa đua số 23) đoạt giải nhất cuộc đua năm nay. Ông Sơn cho biết không có bí quyết nào để dành chiến thắng. "Cuộc đua này phụ thuộc vào ngựa rất nhiều, vì là ngựa thồ hàng nên cũng tùy ý lắm. Đứng trước đám đông, ngựa dễ bị hoảng, chạy loạn xạ. Tôi phải dùng roi thúc mạnh nó mới chịu đua, hơn nữa phải tập trung cao độ, nếu không sẽ bị nó hất rớt là bị loại ngay", ông Sơn nói.Năm nào cũng về xem hội đua ngựa ở Gò Thì Thùng, ông Lưu Văn Khánh (70 tuổi, xã Hòa Trị, H.Phú Hòa, Phú Yên) vẫn rất hào hứng. "Tuy không chuyên nghiệp nhưng cả người lẫn ngựa đều rất nhiệt tình, tạo những tràng cười sảng khoái cho mọi người. Nhiều khi vì sự nghiệp dư này mà lễ hội để lại ấn tượng, cuốn hút người xem", ông Khánh nói.Ông Huỳnh Gia Hoàng, Chủ tịch UBND H.Tuy An, cho biết: "Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của H.Tuy An và đã có từ lâu đời. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì và quảng bá nét đẹp văn hóa này đến rộng rãi trong cộng đồng người dân và cả nước. Từ đó thu hút đầu tư, kích thích phát triển kinh tế, tăng thu nhập của người dân địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc của địa phương". ️