4 điểm mới đáng chú ý trên Honda ADV 160 so với Honda ADV 150
Vào lúc 15 giờ 15 ngày 7.1, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage Facebook, kênh YouTube, Báo Thanh Niên.Các ngành công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và công nghiệp bán dẫn hiện nay đang được xem là các lĩnh vực cốt lõi tại nhiều quốc gia, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Tại Việt Nam công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ số cốt lõi như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn... đang được Chính phủ đẩy mạnh phát triển. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới có kế hoạch phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam.Điều này mang đến lợi thế gì cho Việt Nam và các trường ĐH - nơi đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước? Nhu cầu nhân lực và nhu cầu của người học hiện nay đối với những ngành công nghệ là gì? Trước xu hướng đó, thí sinh có nên đổ xô đăng ký học ngành trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn... hay chỉ thực sự đam mê và có tố chất nào đó thì mới nên theo đuổi?Những vấn đề này sẽ được bàn luận trong phần 3 chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ".Chương trình diễn ra từ 15 giờ 15 - 16 giờ 15, gồm các chuyên gia:Tiến sĩ Lê Viết Tuấn, Trưởng bộ môn trí tuệ nhân tạo, khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Mở TP.HCM, nhận định: "Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam, vừa là cơ hội nhưng đồng thời là thách thức, phép thử cho chúng ta. Hy vọng chúng ta sẽ nắm bắt tốt cơ hội này". Năm nay Trường ĐH Mở TP.HCM tuyển 5.300 chỉ tiêu, 34 chương trình chuẩn và 17 chương trình chất lượng cao. Trường áp dụng các phương thức tuyển sinh linh hoạt, trong đó phương thức xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT và theo đề án riêng của trường.Còn tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho rằng có thể nói đây là thời điểm bùng nổ về công nghệ. Trường ĐH Công thương TP.HCM tập trung đầu tư mạnh vào lĩnh vực này, trong đó có việc chuẩn bị nền tảng cho việc mở các ngành đào tạo này thời gian tới. Năm 2025 trường dự kiến mở thêm 3 ngành đào tạo, nâng lên thành 37 chương trình đào tạo toàn trường. Trong đó, các ngành mới gồm: luật, du lịch và công nghệ vật liệu. Ngoài 4 phương thức cũ (xét học bạ, xét tuyển thẳng, điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT); trường còn phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ xét tuyển. Đáng chú ý, trường dự kiến giảm 50% học phí cho ngành công nghệ kỹ thuật cho người học.Trước xu hướng này, nhiều thí sinh đặt vấn đề có nên đổ xô đăng ký học ngành trí tuệ nhân tạo, bán dẫn... hay chỉ thực sự đam mê và có tố chất nào đó thì mới nên theo đuổi?Theo thạc sĩ Dương Thành Phết, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khối ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã là những ngành "hot" trong những năm qua. Năm 2022 với làn sóng của AI, cụ thể là ChatGPT, nguồn nhân lực CNTT càng cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với xu hướng của AI, các ngành nghề xoay quanh ứng dụng AI trở nên thu hút rất nhiều thí sinh.Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có 5 ngành đào tạo. Cụ thể gồm ngành CNTT (5 chuyên ngành, trong đó 1 chuyên ngành là một nhánh của AI). Ngoài ra, tại trường còn có các ngành nghề khác: an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính. Đặc biệt từ năm 2024, trường có mở thêm ngành AI. Với xu hướng hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp rất nhiều, trường có mối quan hệ hợp tác với hơn 200 tập đoàn, công ty. Gần đây trong chiến lược tuyển dụng, họ luôn yêu cầu dù là kỹ sư phần mềm thì cũng cần có kiến thức về AI. Vì vậy, thí sinh hãy cố gắng tìm hiểu, nếu phù hợp với sở thích sở trường của mình thì các hãy đăng ký ngành AI hoặc các ngành có ứng dụng AI.Trong năm 2025 trường mở ra một số ngành nghề mới phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Cụ thể về lĩnh vực CNTT có ngành CNTT, an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính và AI, robot và AI, công nghệ bán dẫn… Ngành AI tại mỗi trường chương trình đào tạo khác nhau hay cùng chung một hướng kiến thức? Thu nhập của người làm về AI hiện nay khoảng bao nhiêu? Đây là băn khoăn của nhiều bạn đọcTheo thạc sĩ Dương Thành Phết, về chương trình đào tạo, ngành AI tại các trường ĐH cơ bản là giống nhau. Vì khi xây dựng chương trình đào tạo, các trường đều phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT là phải tiến hành khảo sát, đối sánh chương trình đào tạo của trường mình và các trường ĐH trong nước cũng như các trường quốc tế. Định hướng đào tạo của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM là theo hướng ứng dụng thực hành nên xây dựng chương trình đào tạo cũng như đào tạo luôn có sự đồng hành của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực CNTT hướng tới việc ứng dụng thực hiện nhiều hơn.Nhiều thí sinh băn khoăn về những điều kiện phù hợp để học ngành công nghệ và CNTT. Trước băn khoăn này, tiến sĩ Lê Viết Tuấn giải đáp: "CNTT có nhiều vị trí việc làm cho cả người hướng nội và người hướng ngoại. Dù thuộc tuýp nào cũng cần có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình trước người khác… Tố chất đầu tiên là đam mê công nghệ - năng lượng vô hạn vượt qua thách thức trong nghề. Bên cạnh đó, tinh thần học hỏi, khát khao tìm hiểu, tò mò cái mới sẽ giúp chúng ta không ngừng học hỏi kiến thức trong học tập và làm việc. Ngoài ra, việc có khả năng tư duy logic, phán đoán tốt sẽ giúp thành công hơn trong sự nghiệp". Còn tiến sĩ Nguyễn Văn Khả cho rằng nhóm ngành công nghệ và CNTT dù học kỹ thuật vẫn tiếp cận với các lĩnh vực kiến thức khác. Trong thời đại công nghệ đang phát triển, việc học công nghệ và làm việc trong lĩnh vực này đã có nhiều thay đổi. Do đó, việc học ngành này không còn sự phân biệt về giới tính, khô khan hay hài hước. Một thí sinh đặt câu hỏi: "Các ngành công nghệ tại Trường ĐH Công thương TP.HCM có tỷ lệ chọi ra rao? Em thích về máy móc, động cơ, khả năng 3 môn toán, lý, hóa chỉ được khoảng 20-21 điểm thì nên chọnngành công nghệ nào?"Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả cho hay trường đào tạo nhiều ngành về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, trừ nhóm ngành CNTT lấy điểm chuẩn từ 24-26 điểm hàng năm, các ngành còn lại từ mức 20-22 điểm (theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT). Như vậy, so với điểm chuẩn năm vừa rồi, em có thể trúng tuyển vào các ngành như cơ khí điện tự động kỹ thuật nhiệt. Ngoài ra, thí sinh có thể dự thi đánh giá năng lực để tăng khả năng trúng tuyển vào trường.Theo tiến sĩ Lê Viết Tuấn, năm 2025, Trường ĐH Mở TP.HCM bổ sung môn tin học, công nghệ và pháp luật vào tổ hợp xét tuyển của trường. Trường cũng dự kiến tổ chức kỳ thi V-SAT để lấy kết quả xét tuyển vào trường.Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, năm 2025 trường dự kiến mở thêm 3 ngành đào tạo, nâng lên thành 37 chương trình đào tạo toàn trường. Trong đó, các ngành mới gồm: luật, du lịch và công nghệ vật liệu. Ngoài 4 phương thức cũ (xét học bạ, xét tuyển thẳng, điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT); trường còn phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ xét tuyển. Đáng chú ý, trường dự kiến giảm 50% học phí cho ngành công nghệ kỹ thuật cho người học.Bạn đọc có thể xem lại phần 1 và phần 2 chương trình tại đây.HannahOlala hé lộ bí quyết khởi nghiệp bằng con đường beauty blogger
Động cơ, vận hành
Nắng nóng sẽ tiếp nhiệt cho cơn ‘sốt’ giá cà phê chạm mốc 5.000 USD/tấn?
Mẹ Vy an ủi, động viên, giúp đỡ tôi hết mình. Nhờ vậy mà tôi thấy yên tâm phần nào, lấy lại sự vững tin vào con đường phía trước. Tôi bước vào cuộc thi với tâm thế của một người chẳng có gì ngoài niềm tin vào bản thân.
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo công tác dân nguyện tháng 1. Góp ý kiến vào báo cáo, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đánh giá cao việc Bộ Công an, công an các tỉnh đã triệt phá, trấn áp các tội phạm lừa đảo qua mạng thời gian qua.Bà Hải nói vừa qua đọc thông tin trên báo chí về vụ lừa đảo trên mạng do Công an Bắc Ninh triệt phá thì thấy hành vi của tội phạm lừa đảo trên mạng được tổ chức hết sức chặt chẽ."Không biết các đồng chí ở đây đã bao giờ bị gọi điện lừa đảo như vậy chưa. Tôi đang ngồi ở nhà với bố mẹ thì thấy có người gọi điện đến cho bố mẹ nói rằng ông bà chưa nộp tiền điện, mời ông bà liên hệ người này nộp ngay nếu không chúng tôi sẽ cắt điện. Việc này xảy ra thường xuyên. Bố mẹ tôi đang ngồi ở nhà sợ phải về ngay không cắt điện", bà Hải kể.Bà Hải đề nghị sau khi ngành công an triệt phá loại tội phạm này thì công việc tiếp theo cần tuyên truyền, công khai các thủ đoạn lừa đảo của loại tội phạm này để người dân biết và tránh. Vì như vụ lừa đảo do Công an Bắc Ninh triệt phá, số lượng người bị lừa lên tới 13.000 người, số tiền lên tới cả nghìn tỉ đồng là rất lớn. "Nếu các vụ việc như vậy mà người dân không quan tâm nhiều thì vẫn tiếp tục bị lừa đảo", bà Hải nói.Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ cho biết, Bộ Công an đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trong đợt cao điểm 2 tháng, trong đó tháng 1 có 9 ngày cao điểm tết Nguyên đán."Chúng tôi khẳng định về an ninh chính trị ổn định, an ninh trên tất cả các lĩnh vực khác đang nằm trong tầm kiểm soát của các lực lượng của chúng tôi", ông Tỏ nói.Về an toàn giao thông, ông Tỏ nhấn mạnh, năm vừa rồi được nhân dân đánh giá rất tốt khi không có ùn tắc, tai nạn giao thông giảm đến 36%. "Đây là điều rất đáng mừng", ông Tỏ nói, và cho biết thêm, về cháy nổ có xảy ra nhưng là số ít, giải quyết kịp thời.Về tội phạm trên không gian mạng, ông Tỏ thông tin, đây là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu với tính chất là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng, phối hợp câu kết trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngành công an đã tập trung trấn áp, phá được một số vụ án như vụ do Công an Bắc Ninh thực hiện.Lý giải số người dân bị lừa nhiều, Thứ trưởng Công an Trần Quốc Tỏ cho biết, ngoài nguyên nhân đặc điểm của loại hình tội phạm này là công nghệ cao, thủ đoạn tinh vi thì còn có nguyên nhân là "tính hám lời của người dân".Ông Tỏ nói, trong phòng chống tội phạm này thì phòng ngừa nghiệp vụ là của lực lượng công an, còn phòng ngừa xã hội, công tác tuyên truyền thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc."Đề nghị này chúng tôi tiếp thu nhưng cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị chứ mình ngành công an không thể làm được công tác tuyên truyền này", ông Tỏ nói, và lưu ý, người dân vẫn cứ hám lời nên cả hệ thống phải vào cuộc.Kết luận phiên làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao đợt cao điểm trấn áp tội phạm, triệt phá nhiều đường dây tội phạm trên không gian mạng, đảm bảo trật tự xã hội, an toàn giao thông được đảm bảo, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.Ông cũng đề nghị Bộ Công an nghiên cứu công khai thủ đoạn lừa đảo trên mạng, tuyên truyền cho nhân dân về các thủ đoạn, tác hại. "Các cơ quan, địa phương tăng cường tuyên truyền thấy rõ tính chất của tội phạm an ninh mạng, đây là tội phạm công nghệ cao, thủ đoạn phức tạp, cấu kết trong ngoài. Tư tưởng người dân thì ham lợi khiến dễ bị lừa đảo hơn", ông Phương nói.