Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết thăm lực lượng làm nhiệm vụ trực tết
Hôm nay, 6.3, Phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ, TP.HCM ban hành thông báo kết luận và chỉ đạo của Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện - bà Lê Thị Kim Châu tại hội nghị sơ kết học kỳ 1, triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 bậc học mầm non năm học 2024-2025.Bà Lê Thị Kim Châu đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất, tinh thần cho trẻ, trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc vệ sinh phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra tiếp phẩm tại đơn vị.Các đơn vị phải phối hợp ngành y tế tổ chức khám bệnh và quản lý trẻ, thông tin kịp thời các hiện tượng bất thường về sức khỏe trẻ cho phòng GD-ĐT, trạm y tế địa phương, trung tâm y tế huyện.Bên cạnh đó, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện cũng đề nghị các trường: mầm non Cần Thạnh 2, mầm non Doi Lầu, mầm non Thạnh An các đơn vị rà soát các điều kiện chuẩn bị thí điểm chương trình Giáo dục mầm non mới. Đồng thời, các trường cần tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh theo quy định.Lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ đề nghị các đơn vị rà soát hồ sơ phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi, nắm tình hình trẻ 5 tuổi trên địa bàn; cập nhật, lưu trữ đầy đủ hồ sơ hàng năm tại đơn vị. Đồng thời, để làm tốt công tác vận động trẻ ra lớp đảm bảo chỉ tiêu giao, các đơn vị cần phối hợp chuyên trách phổ cập địa phương nắm tình hình trẻ nhà trẻ, 3 tuổi, 4 tuổi trên địa bàn.Cũng theo chỉ đạo của Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện, các đơn vị cần rà soát, đảm bảo hoạt động của Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường theo quy định tại Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về Ban hành Điều lệ trường mầm non. Đồng thời, "hiệu trưởng các trường mầm non phải thực hiện nghiêm túc chế độ hội họp; báo cáo theo quy định; quan tâm cơ sở dữ liệu ngành. Số liệu báo cáo phải chính xác và thống nhất, đề nghị hiệu trưởng kiểm tra kỹ trước khi ký", thông báo của Phòng GD-ĐT nêu rõ.Đã trúng tuyển bằng học bạ có được xét thêm điểm thi tốt nghiệp THPT?
Một số cha mẹ trong cộng đồng LGBTQ+ đã tụ họp nhau trong một bữa tiệc nướng. Nhiều người đã dẫn theo những đứa con sinh ra từ tinh trùng hiến tặng. Điều bất ngờ là những đứa trẻ này có diện mạo rất giống nhau, theo nhật báo The Daily Mirror (Anh).
Ngoại hạng Anh đang trải qua một giai đoạn lạ lùng, hấp dẫn chưa từng thấy!
Lần thứ 2 tổ chức vòng loại Đông Nam Bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) diễn ra trùng với sự ra mắt của huyện Long Đất mới.Sân Bàu Thành, được đánh giá là sân bóng đẹp hàng đầu ở giải TNSV THACO cup 2025, đã đón chào 6 đội bóng gồm các Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Lạc Hồng cùng 2 tân binh trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi và CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2. Phó chủ tịch huyện Long Đất, ông Lê Hữu Hiền khẳng định: "Đây là một trong những niềm vinh dự của phong trào TDTT huyện Long Đất nói chung và các xã thị trấn trên địa bàn huyện Long Đất nói riêng. Sắp tới đây chúng tôi sẽ còn nhiều hoạt động mang tính phong trào. Hy vọng Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục đồng hành cùng huyện Long Đất tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa, tạo không khí sôi nổi và phong trào hoạt động TDTT của huyện chúng tôi ngày càng đi lên".Ngày mở màn vòng loại Đông Nam bộ đã chứng kiến cơn mưa bàn thắng, với 14 pha lập công trong 2 trận đầu tiên, trong đó Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu đánh bại Trường ĐH Bình Dương với tỷ số 3-1, còn Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai thắng đậm Trườg ĐH Lạc Hồng với tỷ số 3-1.Nhà báo Lâm Hiếu Dũng, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên chia sẻ: "Vòng loại khu vực Đông Nam bộ tổ chức tại địa chỉ quen thuộc sân Bàu Thành thuộc huyện Long Đất là sự kiện thể thao đầy ý nghĩa, không chỉ là nơi giao lưu học hỏi mà còn là dịp để các bạn sinh viên thể hiện tài năng, sức trẻ và tinh thần thể thao của mình. Tôi tin rằng các đội bóng sẽ thi đấu hết mình, cống hiến các trận đấu hay và kịch tính theo tinh thần "Chơi đẹp, thắng đẹp, cổ vũ đẹp", giúp lan tỏa hình ảnh của giải TNSV THACO cup 2025 đến với khán giả và người hâm mộ".
Chị Lê Thị Thanh Thủy (37 tuổi), làm việc tại Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết có 3 con đang học ở ba cấp học là: mẫu giáo, tiểu học, THPT. Mỗi năm, tiền học phí cho 3 con là hơn 3 triệu đồng. "Số tiền ấy có thể không quá lớn với nhiều người. Nhưng lớn với gia đình tôi cũng như những người đang có thu nhập thấp. Vậy nên khi nghe thông tin bắt đầu từ đầu năm học mới 2025-2026, học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên cả nước được miễn học phí, tôi rất mừng", chị Thủy tâm sự.Không riêng gì chị Thủy, hầu hết phụ huynh có con đang theo học tại các trường công lập trên cả nước đều chung niềm hân hoan, phấn khởi với thông tin trên."Tôi vui lắm khi con được miễn học phí", chị Huỳnh Thị Xoan (32 tuổi), phụ huynh có con học tại Trường THCS Châu Văn Liêm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nói.Theo chị Xoan, hàng tháng, chi phí cho con học thêm ngoại ngữ, kỹ năng, các môn thể thao… tốn khá nhiều. Chính vì thế, được miễn học phí giúp gia đình chị vơi đi một nỗi lo. "Khi không phải đóng học phí nữa, số tiền ấy giúp tôi trang trải cuộc sống, tiết kiệm thêm một khoản chi tiêu", chị Xoan chia sẻ.Chị Nguyễn Thị Tố Oanh (37 tuổi, ngụ ở hẻm 107 Tôn Đức Thắng, Q.Đống Đa, Hà Nội), kể công việc hiện tại làm hộ lý ở một bệnh viện với mức lương chưa đến 5 triệu đồng/tháng. Thu nhập không cao, một mình nuôi con, nên học phí là "gánh nặng có thật"."Nếu tính cả học phí cùng những khoản khác thì hàng năm phải tốn số tiền rất nhiều. Khi được miễn học phí, tôi cảm thấy được chia sẻ, an ủi", chị Oanh nói.Anh Hoàng Phú Thanh Bình (34 tuổi), làm việc tại Khu công nghệ cao TP.HCM, cho rằng việc miễn học phí là sự quan tâm đầu tư của Bộ Chính trị đối với giáo dục. Và đó là món quà đầy ý nghĩa và vô cùng thiết thực cho toàn bộ học sinh các trường công lập trên cả nước. Từ đó giúp nhiều gia đình, đặc biệt là những trường hợp còn khó khăn trong cuộc sống, thu nhập bấp bênh đỡ nghĩ đến chuyện "tiền đâu lo chuyện học cho con".Có những trường hợp là vợ chồng trẻ đã từng trì hoãn kế hoạch sinh thêm con cũng "mở cờ trong bụng", khấp khởi vui mừng."Hai vợ chồng có thu nhập không cao, nên ngần ngại chuyện sinh thêm con. Vì lo không có tiền nuôi con ăn học. Nhưng giờ thì đã tự tin hơn rồi, bởi chuyện học phí của con không còn phải lo đến nữa", anh Nguyễn Văn Thành (31 tuổi), làm việc Công ty TNH Chinli Mỹ Phước (TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nói.Thầy giáo Nguyễn Hoàng Chung, Trường THPT Lê Thánh Tông (tỉnh Gia Lai), cho rằng miễn học phí cho học sinh công lập là chủ trương rất nhân văn. Những phụ huynh là công nhân, nông dân, không có việc làm ổn định, có cuộc sống còn chật vật sẽ "đỡ đau đầu" trong chuyện lo học phí cho con. Quyết định này cũng đã thật chia sẻ gánh nặng đối với những gia đình nhiều con. Và mọi học sinh ở khắp cả nước có cơ hội học tập bình đẳng, không phân biệt xuất thân từ gia đình giàu hay nghèo. Cũng theo ông Chung, những ngày qua, ông được phụ huynh chia sẻ rằng cảm thấy rất "ấm lòng" với thông tin trên. Em Đào Thị Thanh Tuyền, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (H.Phú Tân, tỉnh An Giang), cho biết: "Nhiều khi thấy ba mẹ lo học phí mà rất thương. Nên khi đọc được thông tin trên các báo về việc từ năm học sau được miễn học phí, em và ba mẹ có thêm niềm vui. Những lo toan của ba mẹ vào đầu mỗi năm học sẽ không còn nữa. Ba mẹ đỡ gánh nặng phải lo tiền học cho em và một người em đang học lớp 7".Chị Hà Mỹ Thanh (32 tuổi), phụ huynh học sinh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cho rằng: "Mong là các trường sẽ không có quá nhiều khoản "phụ phí" (các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục – PV). Có như vậy thì tin vui kia mới trọn vẹn. Chứ miễn học phí mà các trường yêu cầu phụ huynh đóng hàng loạt khoản này khoản kia thì phụ huynh cũng... đau đầu".
HIEUTHUHAI, Hòa Minzy, Double2T được đặc cách vào Top 5 đề cử giải Cống hiến
Ngày 18.2, tin từ UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, tỉnh vừa tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ của các cơ quan chuyên môn và hợp nhất 10 sở, ngành thuộc UBND tỉnh.Theo đó, Vĩnh Long có quyết định thành lập các sở: Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT, điều động ông Phạm Minh Thiện, Giám đốc Sở Tài chính giữ chức Giám đốc Sở Tài chính; Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT, điều động ông Nguyễn Quốc Duy giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng; Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT, điều động bà Đoàn Hồng Hạnh, Giám đốc Sở TT-TT, giữ chức Giám đốc Sở KH-CN.Thành lập các Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT, điều động ông Võ Quốc Thanh, Giám đốc Sở KH-ĐT giữ chức Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường; Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ, điều động ông Thạch Dương, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh giữ chức quyền Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo...Vĩnh Long tiếp tục duy trì, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh như sau: Sở VH-TT-DL; Sở GD-ĐT; Sở Tư pháp; Sở Y tế; Sở Công thương; Văn phòng UBND tỉnh; Thanh tra tỉnh.