Đại tiệc GQ, sao Hoa ngữ đi thuyền gỗ, diện trang phục NTK Việt Nam
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.Phở cuốn Hà Nội gói trọn niềm thương nhớ
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Tối 31.12, không khí TP.HCM trở nên sôi động với hàng loạt sự kiện đón năm mới, thu hút hàng trăm nghìn người dân. Nhận thấy nhu cầu di chuyển tăng cao, đơn vị vận hành metro đã nhanh chóng đề xuất tăng chuyến để phục vụ, và quyết định này được Sở Giao thông Vận tải TP.HCM thông qua ngay trong chiều cuối năm.Chuyến tàu cuối cùng khởi hành lúc 23 giờ, trễ hơn một tiếng so với thường ngày, để kịp phục vụ người dân đi lại trong thời điểm đông đúc nhất.Anh Cao Minh Phụng (40 tuổi, Bà Điểm, Hóc Môn) lần đầu tiên trải nghiệm metro cùng gia đình trong dịp đặc biệt này. "Metro khai trương đã hơn 10 ngày, nhưng nay anh mới có dịp dẫn cả nhà đi. Tối nay, bọn anh còn tính đi xem pháo hoa. Hy vọng về không quá trễ," anh Phụng chia sẻ.Trên chuyến tàu từ TP.Thủ Đức về trung tâm thành phố, anh Phụng bồi hồi nhớ lại cảm giác lần đầu đi metro ở Singapore cách đây hơn 10 năm."Việt Nam mình bây giờ có metro hiện đại, sạch đẹp, đi rất thích. Năm mới hy vọng sẽ có nhiều dự định thành công," anh nói.Giống như anh Phụng, gia đình chị Thu Hà (Q.1) cũng tận hưởng không khí giao thừa trên tuyến metro mới. Chị cùng chồng và con trai nhỏ bắt tàu từ ga Bến Thành đến ga Tân Cảng để dạo phố."Ngày xưa chị từng đi metro ở Trung Quốc, giờ đi ở Việt Nam cảm thấy rất vui và tự hào. Tàu sạch, rộng, mát mẻ, đúng là niềm tự hào của thành phố", chị Hà bày tỏ.Trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, chị Hà không giấu được cảm xúc hồi hộp: "Dù năm cũ có khó khăn, mọi chuyện cũng qua. Năm mới mong mọi điều tốt đẹp hơn đến với gia đình và mọi người".Không khí nhộn nhịp ở ga tàu không chỉ đến từ hành khách mà còn từ những nhân viên âm thầm làm việc xuyên đêm để đảm bảo các chuyến tàu vận hành trơn tru."Dạ, mọi người hướng về phía tay trái giúp em nhé, đó là lối vào!" một nhân viên ga tàu nhiệt tình hướng dẫn.Từ 0 giờ 30 phút sáng 1.1, 14 chuyến tàu đặc biệt được tăng cường để chở người dân về nhà sau khi tham gia lễ hội chào đón năm mới. Metro số 1, với hành trình kéo dài 30 phút từ ga Suối Tiên (TP.Thủ Đức) đến ga Bến Thành (Q.1), đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho hàng nghìn người dân trong đêm giao thừa.
Hoang mang vì vỡ hụi
Tại cửa hàng chuyên về hoa khô trên đường Phan Đình Phùng, Q.Phú Nhuận (TP.HCM), không khí ngày Valentine vô cùng nhộn nhịp. Các nhân viên tất bật chuẩn bị từng hộp hoa khô kết hợp baby three, gói ghém cẩn thận để kịp giao cho khách.Nguyễn Như Thảo (28 tuổi), chủ tiệm Suri's Concept, cho biết lượng khách năm nay đông hơn hẳn. "Mọi năm hoa khô vốn đã được yêu thích vì bền lâu, nhưng năm nay baby three trở thành điểm nhấn mới, khiến khách hàng thích thú. Chỉ trong vài giờ sau khi đăng bộ sưu tập Valentine, hàng trăm tin nhắn đặt trước đổ về, có người chờ cả tuần chỉ để sở hữu đúng mẫu họ mong muốn", Thảo chia sẻ. Trước nhu cầu tăng cao, tiệm của cô phải huy động toàn bộ nhân lực, làm việc liên tục để hoàn thành đơn hàng kịp giao cho khách.Mỗi hộp hoa tại tiệm Thảo đều được làm thủ công trong 2-3 giờ đồng hồ. Vì là hoa khô, từng cánh hoa đều phải được xử lý tỉ mỉ để có độ xòe tự nhiên, đảm bảo bố cục hài hòa. "Hoa khô là hoa thật 100%, được sấy khô bằng công nghệ cao cấp để giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên và có độ bền từ vài tháng đến vài năm. Đặc biệt, những tông màu pastel như be, hồng, tím nhạt luôn được ưa chuộng vì mang lại cảm giác nhẹ nhàng, lãng mạn", Thảo nói.Dịp Valentine này, cô chủ tiệm còn ra mắt nhiều mẫu thiết kế mang ý nghĩa đặc biệt như hoa hình cô dâu – chú rể, tượng trưng cho sự gắn kết, hay hoa khô hình trái tim thể hiện tình yêu vững bền. Những bó hoa đơn giản nhưng thanh lịch cũng được nhiều người lựa chọn, thay vì các thiết kế quá cầu kỳ. Giá các hộp hoa dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, tùy vào kích thước và mức độ tỉ mỉ trong từng chi tiết. Đặc biệt, những mẫu kết hợp baby three thường có giá cao hơn do sức "nóng" của món đồ chơi này.Nguyễn Văn Nhân (29 tuổi), người thiết kế chính của tiệm, cho biết baby three giúp hộp hoa trở nên đặc biệt hơn. Nhiều khách còn tự mang đồ chơi đến tiệm để nhờ gắn vào hộp hoa, tạo dấu ấn riêng cho món quà."Các bạn thường thích săn lùng những mẫu baby three phiên bản giới hạn, tuy nhiên thường trên thị trường chỉ có số lượng ít. Để đáp ứng nhu cầu, tiệm nhập nguyên kiện với số lượng lớn, giúp khách hàng đặt trước có cơ hội sở hữu đúng phiên bản mong muốn. Tụi mình thường thức đêm xem livestream trên mạng xã hội Douyin, chọn lọc kỹ từng mẫu trước khi quyết định nhập về. Nếu màu sắc và chất liệu đẹp, tụi mình mới mang về để khách có thể sở hữu sớm nhất", Nhân nói.Theo Nhân, dù hoa tươi vẫn là lựa chọn phổ biến vào ngày Valentine, nhưng hoa khô ngày càng được ưa chuộng nhờ khả năng lưu giữ lâu dài. Một hộp hoa khô có thể được bảo quản hơn một năm mà không lo úa tàn. So với hoa tươi, hoa khô không chỉ bền hơn mà giá thành cũng ổn định, không bị đội lên quá cao vào dịp lễ. Khi giao hàng, tiệm luôn lau chùi cẩn thận để hoa sạch bụi, đảm bảo đến tay khách vẫn nguyên vẹn, không bị xô lệch.Ngắm nghía hộp hoa baby three, Phan Hoàng Anh (26 tuổi), ngụ ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) quyết định chốt một hộp màu hồng pastel để tặng bạn gái. Bên trong là baby three phiên bản hải sản. Anh cho biết bạn gái mê mẩn món đồ chơi này đã lâu và hiện sưu tầm hơn 20 con.Để món quà thêm ý nghĩa, Hoàng Anh cẩn thận dặn tiệm ghi tên bạn gái lên hộp và thắt nơ thật chỉn chu. Trên các tuyến đường như Võ Văn Ngân, Hoàng Diệu 2, Kha Vạn Cân (TP.Thủ Đức, TP.HCM), không khí Valentine trở nên nhộn nhịp với hàng loạt gian hàng hoa rực rỡ. Đáng chú ý, bên cạnh những sạp hoa tươi truyền thống, nhiều điểm bán baby three cũng mọc lên, thu hút sự quan tâm của khách hàng. Người mua tấp nập ra vào, có người chọn hoa, có người dừng lại ngắm nghía baby three. Thậm chí, không ít khách ban đầu định mua hoa nhưng sau cùng lại quyết định "chốt đơn" một hộp baby three, món quà đang tạo nên cơn sốt trong mùa Valentine năm nay.Nguyễn Huy Hoàng, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết đã chốt một con baby three phiên bản 12 con giáp để tặng bạn gái. "Bạn gái mình rất thích "đập hộp", nên mình nghĩ món quà này sẽ khiến cô ấy bất ngờ. Mình còn nhờ người bán gói hộp thật đẹp để món quà trông ấn tượng hơn", Hoàng nói.
Theo kế hoạch, hôm nay (22.8), cầu thủ mang 2 dòng máu Việt Nam - Thụy Điển Antony Sundberg sẽ ra mắt CLB KFUM Kalmar Basket tại giải hạng nhì Thụy Điển (Superettan). “Chúng tôi vinh hạnh được giới thiệu thành viên mới Anthony Sundberg. Tài năng này là tay ném đến từ đội Saigon Heat của Việt Nam. Với chiều cao 1,86 m và kỹ năng ném xa ấn tượng, tài nghệ của Anthony sẽ tăng cường sức mạnh cho đội với vai trò là một hậu vệ ghi điểm”, Giám đốc Jonas Sjoberg của CLB KFUM Kalmar Basket thông báo đến người hâm mộ.
Học sinh trải nghiệm cùng làm bánh, nghe nhạc và đọc sách
Ngày 13.2, tại buổi họp báo định kỳ về kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM đã gửi văn bản trả lời báo chí về tình trạng giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo.Theo đó, gần đây, Cục Thuế TP.HCM phát hiện một số đối tượng giả danh công chức thuế tại các Chi cục Thuế, Cục Thuế để lừa đảo người nộp thuế.Những người này gọi điện, nhắn tin cho người nộp thuế, tự xưng là cán bộ thuế và đưa ra nhiều đề nghị như: hỗ trợ cài đặt ứng dụng ngành thuế trên điện thoại, máy tính; mời người dân làm việc, hướng dẫn kê khai miễn, giảm thuế; mời tham gia tập huấn; bán tài liệu, sổ sách.Ngoài ra, các đối tượng này còn yêu cầu người nộp thuế mang căn cước công dân đến cơ quan thuế để cập nhật, kê khai thông tin theo chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (theo Nghị quyết số 174/2024 của Quốc hội) và chính sách hoàn thuế thu nhập cá nhân để giúp họ nhận tiền hoàn thuế.Nếu người nộp thuế không muốn trực tiếp đến cơ quan thuế, các đối tượng này sẽ dụ dỗ họ liên hệ bộ phận "kỹ thuật" để nhận link, tải về một phần mềm giả mạo. Những người này còn thông báo về việc sử dụng chứng từ điện tử để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Nghị định số 123/2020 của Chính phủ.Ngoài ra, một số đối tượng còn yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin cá nhân như tài khoản đăng nhập ứng dụng nộp thuế eTax Mobile, mã số thuế, căn cước công dân, giấy phép đăng ký kinh doanh. Chúng cũng giả mạo giấy mời yêu cầu cập nhật, kê khai thông tin theo chính sách giảm thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế thu nhập cá nhân.Đồng thời, các đối tượng này bắt buộc người nộp thuế phải kê khai thông tin trên một trang web giả mạo trước khi đến cơ quan thuế.Thực chất, theo Cục Thuế TP.HCM, đây là chiêu trò nhằm chiếm đoạt tài khoản mạng và tài khoản ngân hàng của người nộp thuế.Cục Thuế TP.HCM khẳng định rằng các hành vi trên đều là giả mạo, lợi dụng danh nghĩa công chức thuế và cơ quan thuế để lừa đảo người dân nhằm trục lợi cá nhân.Cơ quan Thuế TP.HCM không chỉ đạo cũng như không thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến những nội dung này. Những hành vi mạo danh này không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành thuế mà còn gây phiền hà, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.Để cảnh báo người dân, Cục Thuế TP.HCM thường xuyên đăng tải thông tin trên trang điện tử chính thức và các kênh truyền thông của đơn vị về các trường hợp giả danh công chức thuế.Cục Thuế TP.HCM nhấn mạnh rằng các hành vi vi phạm pháp luật này cần được phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh. Đồng thời, cơ quan thuế khuyến nghị người nộp thuế phải kiểm tra kỹ nội dung khi nhận được giấy mời, tin nhắn… và không nên vội vàng thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng lừa đảo.Người nộp thuế cần lưu ý rằng trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan thuế luôn sử dụng giao thức bảo mật "https" và có tên miền quốc gia Việt Nam ".vn".Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ trường hợp mạo danh, giả danh công chức thuế hay cơ quan thuế để lừa đảo, người nộp thuế cần phản ánh kịp thời đến Cục Thuế TP.HCM qua đường dây nóng 02837702288, cụ thể nhánh số 1 (phòng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế) và nhánh số 6 (hỗ trợ đường dây nóng - phòng kiểm tra nội bộ).