Lý do Thánh Quang Thiên Sứ giữ game thủ lâu dài
Chiều nay (7.1), Báo Thanh Niên sẽ gửi tới độc giả cuộc phỏng vấn HLV Kim Sang-sik, để lắng nghe những câu chuyện về AFF Cup 2024, cùng những dự định tương lai của ông Kim với bóng đá Việt Nam. Một trong những thắc mắc lớn nhất của độc giả Báo Thanh Niên là câu chuyện về Phạm Tuấn Hải. Chân sút 26 tuổi ngồi dự bị ở các trận trước đó, song tại chung kết lượt về, HLV Kim Sang-sik bất ngờ xếp anh đá chính. Để rồi, Tuấn Hải tỏa sáng với 1 bàn thắng, cùng 1 cú sút khiến Pansa Hemviboon đốt lưới. Phóng viên Báo Thanh Niên đặt câu hỏi cho HLV Kim Sang-sik: "Ông đã cất Tuấn Hải trong nhiều trận đấu trước đó trên ghế dự bị, rồi bất ngờ sử dụng ở chung kết. Đó là 'quân bài trong tay áo' mà ông đã để dành để khiến người Thái bất ngờ?"HLV Kim Sang-sik trả lời: "Tôi luôn có chiến thuật riêng cho mỗi trận đấu, đi kèm với đó là những cầu thủ phù hợp để đáp ứng chiến thuật ấy. Với tôi, Tuấn Hải là cầu thủ giỏi. Dù trước đó không được ra sân, nhưng Hải tập luyện cần mẫn, chuyên nghiệp. Tôi tôn trọng Tuấn Hải, khi cậu ấy cháy hết mình trên sân tập và thể hiện thái độ tốt. Ở trận chung kết, tôi tin rằng Tuấn Hải sẽ làm được điều gì đó nên quyết định sử dụng. Cảm ơn Tuấn Hải vì đã luôn cố gắng, đã chơi hay ở trận chung kết".Một chi tiết nữa độc giả Báo Thanh Niên cũng quan tâm, đó là thái độ của HLV Kim Sang-sik về bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 của Supachok Sarachat. Báo Thanh Niên hỏi ông Kim: "HLV Masatada Ishii của Thái Lan cho rằng đó là bàn thắng đẹp, còn ông nghĩ sao?".HLV Kim Sang-sik đáp: "Thành thực mà nói, đó không phải là bàn thắng đúng nghĩa. Tôi thất vọng vì thái độ bất lịch sự của Thái Lan. Họ đã hành xử không ổn chút nào. Tuy nhiên, quan trọng là sau đó đội tuyển Việt Nam đã phản ứng mạnh mẽ và ngược dòng thành công".Đội tuyển Việt Nam đã trở lại đỉnh cao AFF Cup sau hơn 6 năm chờ đợi, khi đánh bại Thái Lan với tổng tỷ số 5-3 ở hai lượt trận chung kết để lên ngôi vô địch. Chiến thắng tại Rajamangala giúp đội tuyển Việt Nam chạm đến nhiều cột mốc: thắng nhiều nhất trong một mùa giải vô địch AFF Cup (7 trận), lần đầu vô địch trên sân khách, lần đầu thắng Thái Lan 2 trận ở một giải đấu, cũng như lần đầu nâng cúp ở một giải chính thức trên đất Thái.Chiến thắng của đội tuyển Việt Nam mang đậm dấu ấn HLV Kim Sang-sik. Nhà cầm quân người Hàn Quốc đã xoay tua đội hình hợp lý giúp đội tuyển Việt Nam giàu sức biến hóa đến trận đấu cuối cùng.Ông cũng nâng tầm thể lực cầu thủ, truyền động lực để học trò vượt khó. Đội tuyển Việt Nam đã ghi tới... 19 bàn thắng trong hiệp 2 ở giải đấu năm nay, trong đó có những bàn thắng rất muộn của Tiến Linh (90+11), Xuân Son (90+14) hay Hai Long (90+19), minh chứng cho tinh thần quật cường của đội bóng áo đỏ. Chỉ sau 6 tháng huấn luyện, HLV Kim Sang-sik đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của tập thể trước đó còn gặp nhiều khó khăn. Ông trở thành nhà cầm quân người Hàn Quốc thứ hai (sau HLV Park Hang-seo) vô địch AFF Cup, cũng như nhà cầm quân thứ ba trong lịch sử (sau HLV Alfred Riedl và Henrique Calisto) từng thắng Thái Lan."Đây mới chỉ là khởi đầu của những gì tôi sẽ chinh phục cùng Việt Nam. Sau giải này sẽ là Asian Cup và SEA Games. Đây mới chỉ là khởi đầu thôi, trên hành trình tôi cùng đội tuyển Việt Nam sẽ sải bước qua.Chúng tôi muốn cảm ơn tất cả người hâm mộ đã vượt xa đến đây để chứng kiến chức vô địch của đội tuyển Việt Nam. Tôi đã trả qua nhiều câu chuyện và giờ vô địch cùng đội tuyển Việt Nam", HLV Kim Sang-sik bày tỏ.Trong ngày trở về nước (6.1), đội tuyển Việt Nam được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Các cầu thủ Nguyễn Xuân Son, Đỗ Duy Mạnh, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Đình Triệu được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng tặng bằng khen với 29 cá nhân của đội tuyển. Phát biểu chúc mừng, biểu dương đội tuyển, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đến giờ này, ông vẫn trong cảm xúc về hành trình rất dài của đội tuyển tại giải lần này, từ lúc tập luyện đến thi đấu và giành chiến thắng."Đó là hành trình tràn đầy cảm xúc mà đỉnh điểm là trận chung kết, đặc biệt là bàn thắng cuối cùng của cầu thủ Nguyễn Hai Long khi trái bóng từ từ lăn vào lưới với sự bất lực của đối thủ trước sức mạnh của đội tuyển chúng ta. Đó là cảm xúc êm ái và dịu dàng, làm thăng hoa chiến thắng của chúng ta", Thủ tướng Phạm Minh Chính mộc mạc chia sẻ.Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả đạt được là nhờ sự đầu tư, quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân, nhờ nỗ lực của ngành thể thao Việt Nam, với những thăng trầm và kết quả lần này là một sự đột phá; nhờ người hâm mộ đã luôn yêu quý, đồng hành, ủng hộ đội tuyển, luôn đong đầy tình yêu, sự quý mến.Các nhà khoa học phát hiện thêm tác dụng tuyệt vời của 'bữa cơm có cá'
Honda ADV350 và Honda Forza350 đều có các trang bị tiện ích như chìa khoá thông minh, kính chắn gió chỉnh điện, hộc chứa đồ phía trước tích hợp cổng sạc, hộc đóng mở nắp bình nhiên liệu tích hợp phía trước và màn hình điện tử LCD. Tuy nhiên, thiết kế màn hình, kính chắn gió trên Honda Forza350 rộng hơn Honda ADV350. Bù lại ADV350 có thêm hệ thống điều khiển bằng giọng nói HSVC. Cả hai mẫu xe này đều trang bị hộc chứa đồ bên dưới yên xe, thiết kế khá rộng.
Trà đầu tư... giá 'đắng'
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Bên cạnh vai trò đóng góp của Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại, công lao của nhiều quan chức khác có liên quan cũng đã dần được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta ít biết hơn về hoạt động của những nhân vật cấp thấp, những người trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh.Tháng 10.2024, chúng tôi có dịp tiếp xúc với hậu duệ của ông Lê Văn Huề - một quân nhân cấp thấp từng trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh Vĩnh Tế - ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là anh Lê Trọng Tiến và được chia sẻ các tư liệu mà gia đình đang lưu trữ.Khối tư liệu bao gồm các giấy tờ liên quan tới Lê Văn Huề từ năm 1814 đến năm 1836, trong đó có 3 văn kiện quan trọng giúp hiểu rõ vai trò của Lê Văn Huề trong đợt đào kênh Vĩnh Tế thứ ba, cũng như công tác điều động và giải tán dân phu của cuộc đào ấy.Theo chính lời khai của Lê Văn Huề, ông sinh năm Ất Tỵ [1785]. Không rõ cha mẹ ông là ai, có lai lịch thế nào. Ký ức gia đình họ Lê ở Thốt Nốt xem Lê Văn Huề là ông tổ. Năm 1806, Lê Quang Định tả rạch Thốt Nốt "hai bên đều có dân cư và ruộng vườn". Tờ chiếu năm 1822 ghi Lê Văn Huề quê ở thôn Thới Hòa Trung, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Về sau thôn này đổi tên thành thôn Thạnh Hòa Trung.Địa bạ thôn Thạnh Hòa Trung năm 1836 ghi tên nhiều chủ đất họ Lê như Lê Văn Thông, Lê Văn Huyền, Lê Văn Vạn, Lê Thị Phượng... Chi tiết này cho thấy dòng họ Lê đã tới và khai khẩn vùng Thốt Nốt từ lâu. Bản thân Lê Văn Huề cũng sở hữu một số sở đất và sở vườn. Trước khi lập địa bạ, Lê Văn Huề cùng Nguyễn Thị Lợi đã khai khẩn một số ruộng đất. Ngoài ra, ông còn cùng ba người khác là Văn Đức Hương, danh Quý, danh Đằng khai khẩn nhiều ruộng đất. Lúc lập địa bạ, Lê Văn Huề còn sở hữu một sở điền 21 mẫu, một sở điền 30 mẫu (chung với Lê Văn Hội), một sở vườn 4 mẫu và một sở vườn 3 mẫu (chung với Lê Văn Hội).Năm 1814, lúc 29 tuổi, Lê Văn Huề được chọn vào quân ngũ. Ông được bổ vào đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền thuộc trấn Vĩnh Thanh. Ít lâu sau, vì "được việc, có năng lực và chuyên cần với công vụ", ông được cử làm tiện nghi Đội trưởng của thập 4 của đội ấy, rồi sau đổi sang thập 3. Năm 1822, đúng kỳ khảo khóa, Lê Văn Huề được thực thụ Đội trưởng ở thập 3, đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền, được ban tước Huề Tài bá.Vào thời đó, công tác đào kênh Vĩnh Tế đã đi vào giai đoạn chót. Cuối năm Minh Mạng thứ 4 (1823), nhà vua ra lệnh điều động dân phu 5 trấn Phan Yên, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên tiếp tục việc đào kênh. Ngày nay, con cháu họ Lê ở Thốt Nốt còn giữ được 3 văn kiện cấp cho Huề Tài bá Lê Văn Huề, ra lệnh về việc tổ chức binh dân đi đào kênh Vĩnh Tế. Nhờ đó, ta biết được tình hình tổ chức điều động thời đó.Tờ trát đề ngày 15 tháng giêng năm Minh Mạng thứ 5 (1824) do quan Khâm sai Vĩnh Thanh trấn giao cho Đội trưởng đội 2 của cơ Vĩnh Bảo Trung là Dũng Tài bá Nguyễn Văn Dũng, Đội trưởng đội 3 của cơ Vĩnh Bảo Tiền là Huề Tài bá Lê Văn Huề đi đốc thúc Tri huyện Vĩnh An chiêu tập dân phu. Dân phu được lệnh chuẩn bị dụng cụ, cùng với các hạng tre trúc, rạ lợp. Thời hạn là ngày 25 tháng giêng, mọi người phải có mặt ở đồn Châu Đốc để nhận phần đất phải đào. Số lượng điều động là 1.383, bao gồm cả chức dịch và dân phu.Đến ngày 28 tháng giêng, quan trấn Vĩnh Thanh lại cấp tờ trát cho Huề Tài bá Lê Văn Huề coi sóc toán Vĩnh Nhất để tiến hành đào kênh. Sử sách cho biết phần nhiệm vụ của đợt này là đào mở rộng 1.700 trượng đường kênh còn lại, sau đó khơi rộng đường kênh chảy qua đầm Náo Khẩu Ca Âm. Ngày mùng một tháng năm cùng năm [1824], Bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại cấp cho Lê Văn Huề tờ bằng xác nhận đã hoàn thành công việc, được trở về quân thứ làm việc.Kênh Vĩnh Tế hoàn thành là một thắng lợi cho giao thông, thương mại và nông nghiệp trên tuyến Châu Đốc - Hà Tiên. Vua Minh Mạng nhân dịp này đã ban thưởng "kỷ lục" (một dạng công điểm) và vàng lụa cho những người tham gia theo thứ bậc khác nhau. Bản thân Lê Văn Huề trở lại quân ngũ. Ông đi lính đến năm 1832 thì được lệnh chở của kho ra Huế dâng nạp, trở về theo quân thứ Gia Định tham gia dẹp loạn Lê Văn Khôi, rồi theo quân thứ An Giang đánh trả quân Xiêm xâm lược. Năm 1834, Lê Văn Huề bị bệnh mắt nên xin về nghỉ để điều trị, rồi đến năm 1836 thì xin nghỉ hẳn. Ngày nay con cháu họ Lê còn chăm sóc mộ phần và nhà thờ Huề Tài bá Lê Văn Huề ở Thốt Nốt.
Giá xăng dầu hôm nay 4.4.2024: Chiều nay xăng trong nước tăng bao nhiêu đồng một lít?
Ngày 21.2, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh này đã đồng ý chủ trương thực hiện dự án xây dựng tuyến đường kết nối từ cao tốc Bắc - Nam về Khu công nghiệp (KCN) Phù Mỹ và bến cảng Phù Mỹ (thuộc xã Mỹ An và Mỹ Thọ, H.Phù Mỹ, Bình Định).Tuyến đường dài hơn 16,3 km, mặt đường bê tông nhựa cấp cao, vận tốc thiết kế từ 60 - 80 km/giờ.Trong đó, điểm đầu giáp với đường phía tây tỉnh Bình Định (ĐT638) tại thôn Chánh Thuận (xã Mỹ Trinh, H.Phù Mỹ). Vị trí này trùng với điểm đầu tuyến đường kết nối đường ĐT638 đến đường ven biển (ĐT639) trên địa bàn H.Phù Mỹ.Từ điểm đầu, tuyến đường kết nối theo hướng đông bắc đến giáp đường sắt Bắc - Nam, đến QL1, về hướng phía bắc bãi chôn lấp chất thải rắn xã Mỹ Phong (H.Phù Mỹ), tiếp tục đi phía nam hồ Suối Sổ, vượt qua đèo Bà Nam đến địa phận xã Mỹ Thọ.Tại xã Mỹ Thọ, tuyến đường kết nối chuyển hướng sang phía bắc hồ Hóc Nhạn, đến giáp đường ĐT632 và kết thúc tại vị trí giao với đường ven biển ĐT639 tại thôn Chánh Trạch 3, xã Mỹ Thọ (phía nam KCN, khu bến cảng Phù Mỹ).Tổng mức đầu tư dự án 2.115 tỉ đồng (gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 348 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị 1.379 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và các chi phí khác 125 tỉ đồng; chi phí dự phòng 263 tỉ đồng).Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2024 - 2029.UBND tỉnh Bình Định giao Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các bước hồ sơ, thủ tục đầu tư, trình cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để triển khai thực hiện dự án.Như Thanh Niên đã thông tin, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đã ký quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 KCN Phù Mỹ. Theo đó, KCN Phù Mỹ rộng gần 821 ha (xã Mỹ An 627,2 ha, xã Mỹ Thọ khoảng 193,8 ha). UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phù Mỹ - giai đoạn 1. Theo đó, dự án có quy mô 436,8 ha (thuộc quy hoạch phân khu bắc KCN Phù Mỹ), tổng vốn đầu tư 4.569,4 tỉ đồng, nhà đầu tư dự án là Công ty CP Tập đoàn đầu tư Phù Mỹ (Bình Định).Thời gian xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành khoảng 48 tháng theo tiến độ bàn giao mặt bằng (từ quý 1/2025 - quý 1/2029).