$491
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Nhà cái EE88. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Nhà cái EE88.Tại buổi làm việc, báo cáo với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, ông Trần Công Kha, Chủ tịch HĐQT VRG cho biết, việc phát triển đầu tư trồng cao su của VRG tại Lào đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hiện tập đoàn đã thành lập 6 công ty tại Lào trên địa bàn 5 tỉnh Champasak, Savanaket, Salavan, Bolykhamxay, Oudomxay.Tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại các dự án hơn 254 triệu USD. Đến nay tổng vốn đã đầu tư hơn 164 triệu USD. Tổng diện tích cao su tại Lào hơn 26.644 ha, trong đó diện tích cao su đã đưa vào khai thác hơn 23.239 ha. VRG đã đầu tư 3 nhà máy chế biến mủ cao su tại Lào, với tổng công suất chế biến 34.000 tấn/năm. Tổng sản lượng cao su khai thác từ khi đưa dự án vào kinh doanh đạt 344.150 tấn. Tổng doanh thu đạt được từ khi bắt đầu đưa dự án vào khai thác hơn 554 triệu USD. Tổng lợi nhuận trước thuế từ khi bắt đầu khai thác hơn 74 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu từ khi đưa dự án vào kinh doanh thương mại đến nay hơn 547 triệu USD với tổng giá trị nộp ngân sách từ đầu dự án đến nay hơn 29 triệu USD, trong đó năm 2024 hơn 5 triệu USD. Tổng số lao động tại các dự án hơn 5.500 người, trong đó lao động người Lào gần 4.800 người, thu nhập bình quân 350 USD/người/tháng. Đã có nhiều lao động là người Lào nắm giữ những vị trí quan trọng của các đơn vị thành viên. Trong quá trình hoạt động của mình, các công ty thuộc VRG đã đóng góp hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội trong vùng dự án như: làm đường, trường học, trạm xá, giúp tôn lợp, hệ thống đường dây điện, khoan giếng… và chia sẻ khó khăn với người dân vùng bị thiên tai với số tiền tổng cộng 9 triệu USD. Các hoạt động trên đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào, từng bước cải thiện đời sống người dân trong vùng dự án, và quan trọng nhất là đã thay đổi được tập quán sống du canh du cư, dần quen với định canh, định cư, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, quy mô công nghiệp của người dân Lào. Tại buổi làm việc, ông Trần Công Kha cho biết, VRG cũng đã khảo sát tại một số địa phương khác tại Lào và xác định được các diện tích đất trồng cao su phù hợp. Cây cao su vừa là cây công nghiệp vừa là cây nông nghiệp, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, đảm bảo môi trường sinh thái và sắp tới sẽ thu được chứng chỉ carbon từ vườn cây cao su. Do vậy ông Trần Công Kha kiến nghị Thủ tướng Sonexay Siphandone ủng hộ chủ trương của VRG về việc tiếp tục mở rộng diện tích trồng cao su tại Lào.Trả lời kiến nghị của VRG, Thủ tướng Sonexay Siphandone cho biết sẽ giao các bộ ngành nghiên cứu xem xét. Với những kiến nghị khác, đề nghị VRG gửi văn bản đến Văn phòng Thủ tướng để Thủ tướng chỉ đạo giải quyết.Thủ tướng Lào cũng cho biết rất hoan nghênh nếu VRG đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp cao su như lốp xe, nhằm khai thác giá trị chế biến sâu và giải quyết việc làm cho người dân. Ngoài ra, về các lĩnh vực như khu công nghiệp, năng lượng..., Thủ tướng Sonexay Siphandone cũng đề nghị VRG xem xét đầu tư trong thời gian tới để tăng giá trị doanh nghiệp, tạo việc làm cho người dân Lào. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Nhà cái EE88. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Nhà cái EE88.Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng ông Táo để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân."Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng Táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng Táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối. ️
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng". ️
Sáng sớm nay, TP.HCM mát mẻ với nhiệt độ khoảng 23 độ C, trời phủ một màu trắng đục như sương. Đến 9 - 10 giờ sáng, dù nắng lên nhưng lớp "sương mù" vẫn còn dầy khiến nhiều người đặt câu hỏi, sương mù hay ô nhiễm bởi thời gian gần đây, ô nhiễm không khí trầm trọng đã nhiều lần tạo thành lớp sương dầy đặc đè nặng lên cuộc sống sinh hoạt của người dân TP.HCM và Hà Nội. Câu hỏi này ngay lập tức được trả lời bằng số liệu quan trắc trực tuyến của IQAIR, khoảng 8 giờ 30 phút có 3 trạm đo chỉ số AQI đạt mức cảnh báo tím. Đây cũng là ngày ghi nhận chỉ số ô nhiễm cao nhất kể từ đầu mùa khô đến nay. Dự báo tình trạng ô nhiễm sẽ còn tiếp tục duy trì trong tình trạng "rất không tốt" này đến giữa trưa và giảm nhẹ xuống mức đỏ - không lành lạnh vào đầu giờ chiều. Ngoài ra, ở hầu hết trạm đo khác trên địa bàn thành phố chất lượng không khí cũng ở mức cảnh báo đỏ.Tình trạng ô nhiễm không khí thường kéo dài từ khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm có khác nhau tùy theo điều kiện thời tiết và các hoạt động kinh tế xã hội của người dân. Vào thứ 5 tuần trước, là một ngày hiếm hoi chất lượng không khí của TP.HCM ở mức "xanh".Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh ở phía bắc khuếch tán sâu xuống phía nam nên thời tiết ở TP.HCM trong những tới tiếp tục dịu mát; nhiệt độ thấp nhất khoảng 22 - 23 độ C và cao nhất là 33 - 34 độ C.Các chuyên gia y tế khuyến cao, với mức độ ô nhiễm không khí như hiện nay người dân nên ở trong nhà đặc biệt là đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em và những người có bệnh về đường hô hấp. Với những người phải ra đường cần chú ý sử dụng các thiết bị bảo vệ như khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn. ️