$543
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của thể thao bóng đá việt nam. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ thể thao bóng đá việt nam.Trên mạng xã hội Instagram, bà Veronica "Kitty" Duterte, con của cựu Tổng thống Philippines Duterte, đã chia sẻ một bức ảnh chụp cha cô đang ngồi trong phòng giam thuộc căn cứ không quân Villamor với dòng trạng thái: "Giam giữ bất hợp pháp. Không có lệnh bắt giữ".Theo bà Veronica, ông Duterte đã yêu cầu các quan chức đưa bằng chứng cho việc bắt giữ mình. "Luật pháp là gì và tôi đã phạm tội gì?", ông Duterte hỏi trong một đoạn video được ghi lại trong phòng giam tại căn cứ không quân Villamor."Hãy cho tôi thấy cơ sở pháp lý để bắt giữ tôi ở đây. Rõ ràng là tôi được đưa đến đây không phải do tôi tự nguyện, mà là do người khác. Vì vậy, bây giờ, các ông phải lý giải về việc tước đoạt quyền tự do của tôi", ông nói thêm.Trong bài viết trên Instagram, bà Veronica cũng đăng một bức ảnh cho thấy vị cựu tổng thống đang được các bác sĩ kiểm tra sức khỏe. Văn phòng Tổng thống Philippines ra tuyên bố xác nhận ông Duterte đang bị giam giữ và có sức khỏe tốt.Cựu Thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines Salvador Medialdea cho biết ông Duterte thậm chí còn không biết về những cáo buộc chống lại mình. Theo kênh truyền hình GMA, cựu Tổng thống Duterte bị bắt ít ngày sau khi bị Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt với cáo buộc ông phạm tội ác chống lại loài người trong cuộc chiến chống ma túy do ông khởi xướng, được cho là khiến hàng chục ngàn người bị giết mà không qua xét xử.Chính phủ Philippines cho biết ông Duterte bị bắt ngay tại sân bay Manila sau khi trở về từ chuyến đi Hong Kong. Theo hồ sơ của cảnh sát, chiến dịch chống ma túy tại Philippines đã khiến 6.000 người chết. Tuy nhiên, theo thống kê của các tổ chức nhân quyền, số người chết thực tế có thể lên tới 30.000 người. Philippines không còn là thành viên của ICC, sau khi rút khỏi Quy chế Rome, hiệp ước thành lập ICC, vào năm 2019. Tuy nhiên ICC vẫn khẳng định tòa có thẩm quyền đối với các tội danh bị cáo buộc khi quốc gia này còn là thành viên.Liên quan căn cứ Villamor, Không quân Philippines (PAF) ngày 11.3 cho biết không có gì bất thường khi cơ sở này được sử dụng làm điểm đến hoặc điểm khởi hành cho những nhân vật quan trọng. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi cựu Tổng thống Duterte bị bắt giữ và được đưa đến Villamor. Phát ngôn viên của PAF Ma. Consuelo Castillo cho hay: "Vì lý do an ninh, chúng tôi sẽ để cơ quan chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm về hoạt động này xác nhận và cung cấp thông tin chi tiết cụ thể". ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của thể thao bóng đá việt nam. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ thể thao bóng đá việt nam.Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định. ️
Sáng 14.1, tỷ giá trung tâm giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.346 đồng, tăng 3 đồng so với hôm qua. Ngay sau đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng. Cụ thể, ngân hàng Vietcombank hiện mua USD chuyển khoản ở mức 25.203 đồng, bán ra 25.563 đồng, tăng 18 đồng so với hôm qua. Tương tự, BIDV cũng tăng 1 đồng khi mua chuyển khoản lên 25.203 đồng và bán ra lên 25.563 đồng…Ngược lại, giá USD tự do tiếp tục giảm mua vào xuống 25.650 đồng và bán ra xuống 25.750 đồng, thấp hơn hôm qua 50 đồng.Trên thị trường thế giới, giá USD không biến động khi chỉ số USD-Index ở mức 109,46 điểm. Chỉ số đồng USD đã tiến lên mức cao nhất kể từ tháng 11.2022, sau khi báo cáo việc làm của Mỹ nhấn mạnh sức mạnh của nền kinh tế và làm lu mờ triển vọng hạ lãi suất của Fed. Hiện tại, thị trường dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm 0.25% lãi suất trong năm nay, thấp hơn so với kỳ vọng giảm 0,4% lãi suất vào tuần trước. Theo Bloomberg, các thành viên trong nhóm kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang thảo luận về phương án tăng thuế quan từ từ từng tháng. Cách tiếp cận này sẽ cho phép Mỹ tăng cường lợi thế đàm phán với các đối tác thương mại và tránh gây cú sốc lạm phát trong nước. Một trong các ý tưởng được cân nhắc là tăng thuế quan 2 - 5% mỗi tháng. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn đang ở trong giai đoạn đầu và chưa được trình lên ông Trump. Trước đó, trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đề xuất tăng thuế quan tối thiểu 10 - 20% lên mọi hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ và đánh thuế từ 60% trở lên đối với các sản phẩm Trung Quốc. Điều này khiến các nhà đầu tư lo ngại lạm phát sẽ duy trì ở mức cao dưới ảnh hưởng của thuế quan mới. Từ đó, chính sách lãi suất của Fed càng trở nên phức tạp và khó dự báo hơn... ️
Đó là cảnh báo do ông Vassily Nebenzia, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài RIA Novosti vào hôm 10.2. Đại sứ Nebenzia cho rằng thông tin "khó tin" về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine xuất phát từ "tâm trạng mệt mỏi" chung về cuộc khủng hoảng.Ông nhấn mạnh: "'Lực lượng gìn giữ hòa bình' không thể hoạt động mà không có lệnh của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nếu không có lệnh như vậy, bất kỳ lực lượng quân sự nước ngoài nào được cử vào khu vực chiến sự sẽ được coi là những chiến binh thông thường".Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nghĩa là Moscow có thể phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào về việc gửi quân đội nước ngoài tới Ukraine.Hồi tháng 1, báo Anh Daily Telegraph đưa tin rằng Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thảo luận về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, điều có thể diễn ra sau khi đạt được lệnh ngừng bắn.Tuy nhiên, tuần trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lưu ý rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình Đức tới Ukraine đều là "quá sớm và không phù hợp".Nhiều báo đài cũng cho hay khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu là một trong những điểm trong kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Kế hoạch này được cho là cũng bao gồm loại bỏ việc kết nạp Ukraine vào NATO, và đóng băng xung đột dọc theo tiền tuyến hiện tại.Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 10.2 tuyên bố Nga chỉ tham gia đàm phán về thỏa thuận hòa bình ở Ukraine khi tất cả điều kiện do Tổng thống Vladimir Putin đề ra được đáp ứng. Các yêu cầu bao gồm việc Ukraine từ bỏ ý định gia nhập NATO và rút toàn bộ quân đội khỏi 4 tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia – những khu vực Nga tuyên bố sáp nhập năm 2022 nhưng chưa kiểm soát hoàn toàn.Ông Ryabkov nhấn mạnh: "Nếu Mỹ và phương Tây sớm thấu hiểu những yêu cầu này, xung đột tại Ukraine sẽ sớm có lối thoát."Trước đó, hãng tin AP dẫn phân tích của giới chuyên gia cho rằng Nga hiện không chịu sức ép phải đàm phán, do họ đang duy trì thế chủ động trên chiến trường. Trong khi đó, Ukraine đối mặt với thách thức về nhân lực, vũ khí và nguy cơ bị Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự.Nga đang tiến gần mục tiêu chiến lược tại Ukraine và không bị ảnh hưởng bởi các đe dọa trừng phạt từ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kinh tế Nga cũng thể hiện khả năng phục hồi đáng kể dù chịu hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế.Trong một diễn biến liên quan, ông Trump tiết lộ cuối tuần qua rằng ông đã điện đàm với Tổng thống Putin và nhận thấy "tiến triển tích cực" hướng tới chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, Điện Kremlin không xác nhận thông tin này.Về phía Nga, Thứ trưởng Ryabkov đánh giá cao thiện chí đối thoại của Mỹ nhưng nhấn mạnh Moscow chỉ chấp nhận đàm phán trên cơ sở bình đẳng. Ông nêu rõ: "Mọi thảo luận phải giải quyết gốc rễ xung đột và tôn trọng thực tế hiện trường. Áp đặt tối hậu thư lên Nga là hành động vô ích." Ông cũng cho biết hai bên chưa đạt thỏa thuận về việc thiết lập kênh liên lạc cấp cao.Trang Semafor hôm 10.2 dẫn các nguồn tin phương Tây tiết lộ Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine và Nga – ông Keith Kellogg – đang chuẩn bị kế hoạch chấm dứt chiến sự. Ông Kellogg cùng đoàn quan chức Mỹ sẽ tham dự Hội nghị An ninh Munich (Đức) tuần này và dự kiến gặp phái đoàn Ukraine do Tổng thống Volodymyr Zelensky dẫn đầu. Đài CBS News cho biết ông Zelensky cũng sẽ có cuộc tiếp xúc với Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance. ️