Các đội đại diện Việt Nam lên đường dự giải AIES Robot Sports châu Á
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất Ninh Thuận, đến nay đã cơ bản hoàn thành dự thảo phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, đã gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND H.Thuận Nam và H.Ninh Hải xin ý kiến góp ý để hoàn chỉnh báo cáo trước khi chuyển cho Sở Công thương tổng hợp, gửi Bộ Công thương, EVN, PVN cập nhật điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo quy định.Theo đó, khu tái định cư Nhà máy điện hạt nhân 1 đóng tại thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, H.Thuận Nam có tổng diện tích 64,84 ha (tăng 21,17 ha so với diện tích đã phê duyệt trước đây); tổng số lô đất ở là 605 lô, diện tích mỗi lô 300 m2.Khu tái định cư Nhà máy điện hạt nhân 2 đóng tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải có tổng diện tích 45,49 ha (tăng 1,84 ha so với diện tích đã phê duyệt trước đây); tổng số lô đất ở là 629 lô, trong đó, 449 lô có diện tích mỗi lô 200 m2, 100 lô có diện tích mỗi lô 250 m2 và 80 lô có diện tích mỗi lô 300 m2.Trên cơ sở số liệu tính toán về chi phí giải phóng mặt bằng của H.Thuận Nam và H.Ninh Hải cung cấp và đã cập nhật chi phí xây dựng các dự án thành phần của 2 dự án nhà máy điện hạt nhân theo chế độ, chính sách hiện hành đã xác định sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 12.391 tỉ đồng. UBND tỉnh đã báo cáo và đề nghị Bộ Tài chính để bố trí vốn khoảng 12.000 tỉ đồng để triển khai thực hiện.Ngoài diện tích đất ở, khu tái định cư được quy hoạch các khu dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, công viên... để nâng cao đời sống người dân.Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND H.Thuận Nam và H.Ninh Hải cho biết, người dân trong vùng dự án đồng thuận với chủ trương của nhà nước về việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Người dân mong muốn trong quá trình thu hồi đất cần có chính sách đền bù thỏa đáng trước khi bàn giao đất để đến khu định cư mới.Phát biểu chỉ đạo, ông Trần Quốc Nam nhấn mạnh: "Đây là một dự án ưu tiên với một thời gian rất ngắn để thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, di dân tái định canh, tái định cư, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân trong năm 2025 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ".Theo ông Nam, "việc chăm lo cho người dân trong vùng dự án là một quá trình xuyên suốt không chỉ trong thời gian xây dựng nhà máy mà sau khi nhà máy đi vào hoạt động, chúng ta tiếp tục chăm lo đời sống cho người dân". "Đây mới chỉ giai đoạn đầu để di dân, tái định canh, tái định cư, bước đầu ổn định đời sống người dân; còn lại chúng ta tiếp tục chăm lo đời sống người dân bằng những cơ chế chính sách đặc thù mà các cơ quan chức năng đang nghiên cứu để nâng cao đời sống người dân ngày càng tốt đẹp hơn", Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết và đề nghị các ngành liên quan, địa phương phối hợp thực hiện một cách nhịp nhàng đồng bộ để đạt được mục tiêu giải phóng mặt bằng đạt 100% trong năm 2025 như đã cam kết với Chính phủ, Quốc hội.Lễ hội ẩm thực đặc sắc tại TP.HCM thu hút hơn 60.000 lượt khách
Tối 12.2, Q.Hải An, TP.Hải Phòng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và tổ chức Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025.Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 tọa lạc tại P.Nam Hải (Q.Hải An) là nơi Đức vương Ngô Quyền đặt đại bản doanh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Nam Hán trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Đây cũng là một trong 24 di tích lịch sử trên địa bàn Q.Hải An thờ Đức Vương Ngô Quyền và được suy tôn là "Từ Cả", nơi đứng đầu phụng thờ Đức Vương Ngô Quyền.Đáng chú ý, nơi này còn là chứng tích lịch sử, lưu giữ lại về một trận Bạch Đằng giang "vang dội đến nghìn thu" với nhiều giá trị lịch sử lớn lao để lại cho hậu thế ngày nay.Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền lưu giữ 125 hiện vật, cổ vật và 25 đạo sắc phong niên đại từ năm 1522 đến 1924 của các triều đại Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn.Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ 3 chiếc cọc, được cho là chứng tích của trận Bạch Đằng lịch sử năm 938. Với những giá trị và ý nghĩa đó, năm 1986, Từ Lương Xâm được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VH-TT-DL) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2022, lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Mới đây, vào ngày 17.1, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938.Như vậy, đến nay, Hải Phòng có 5 di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Trong đó, di tích danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà được công nhận vào năm 2013; di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm được công nhận vào năm 2015.
Lái thử Jaecoo 7: Xe Trung Quốc tham vọng chen chân vào thị trường Việt Nam
Chàng trai 8X Nguyễn Trường Vũ, đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, cho biết dù mưu sinh xa xứ nhưng luôn nghĩ về quê nhà. Thế nên vào dịp cuối năm, anh Vũ cùng những người trẻ của xóm An Hội Đông đang làm việc xa quê muốn giúp điều gì đó cho bà con làng xóm.
Rằm tháng giêng (24.2), ê kíp Nhà hát kịch Idecaf đã đến lăng Ông Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) để dâng hương và khởi công tập dợt kịch bản Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt.
Sắc vóc top 10 Hoa hậu Việt Nam 2000 đóng vợ Lý Hải ở 'Lật mặt 7'
Dành khoảng 7 năm kể từ khi có ý tưởng đến sản xuất và hoàn thành album Sao đủ để bao phủ, Datmaniac cho biết, các sáng tác không chỉ hát và rap về môi trường và thiên nhiên liên tục bị ô nhiễm, tàn phá mà còn là những lát cắt cuộc sống với thông điệp đa chiều, giàu ý nghĩa, nhắc nhở con người hãy trân trọng môi trường nguyên thủy, sáng tạo và phát triển theo cách bền vững hơn.