Bắt nghi phạm cướp tiệm vàng ở Phú Thọ
Trong những ngày qua, tại các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên và Lạng Sơn đã diễn ra chương trình trao quà tết với chủ đề "63 gắn kết - 1 tết sum vầy" do Tổng công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) phối hợp với các tỉnh, thành đoàn và chính quyền địa phương tổ chức.Chương nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn đón tết ấm cúng, đủ đầy. Mỗi phần quà bao gồm hiện vật trị giá 550.000 đồng và 300.000 đồng tiền mặt.Tại tỉnh Lạng Sơn, nhận được quà tết, anh Nguyễn Văn Hùng, một công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn, xúc động chia sẻ: "Công việc của tôi quanh năm vất vả nhưng thu nhập chỉ đủ chi tiêu hàng ngày. Dịp tết là lúc tôi lo lắng nhất vì không biết xoay xở thế nào để vừa lo cho gia đình, vừa gửi tiền về quê. Nhận được phần quà này, tôi cảm thấy rất vui và ấm lòng vì có thêm điều kiện chuẩn bị tết".Chị Lê Thị Hoa, một công nhân may tại Lạng Sơn, cũng bày tỏ: "Tôi xa quê làm việc đã lâu, tết thường phải tiết kiệm để gửi tiền về gia đình. Hôm nay nhận được phần quà, tôi thấy mình được sẻ chia và động viên rất nhiều. Cảm ơn chương trình đã giúp chúng tôi cảm thấy ấm áp hơn trong dịp tết này".Tại Thái Nguyên, những phần quà không chỉ mang giá trị vật chất mà còn là sự động viên tinh thần lớn lao cho những người khó khăn. Chị Hoàng Thị Mai, một lao động tại H.Võ Nhai, xúc động nói: "Món quà này không chỉ giúp gia đình tôi có thêm tiền chi tiêu dịp tết, mà điều ý nghĩa hơn cả là cảm giác được quan tâm và sẻ chia. Chúng tôi rất biết ơn chương trình vì sự giúp đỡ đúng lúc này".Tại xã Đình Phong (tỉnh Cao Bằng), nhiều người dân không giấu được sự xúc động khi nhận được quà. Ông Nông Văn Dũng, một người dân địa phương, chia sẻ: "Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nên mỗi dịp tết luôn là thời điểm áp lực lớn. Món quà này thực sự ý nghĩa, giúp tôi có thêm điều kiện lo cho gia đình".Theo ban tổ chức, chương trình "63 gắn kết - 1 tết sum vầy" là hoạt động cộng đồng thường niên của Sabeco phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên triển khai ở 24 tỉnh, thành trên cả nước. Chương trình hướng đến các nhóm đối tượng như: người dân nghèo, thanh niên công nhân làm việc xa quê và những lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ở khu vực phía bắc, chương trình đã diễn ta tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên với 500 suất quà đã được trao tận tay người dân. Năm nay, hơn 7.000 suất quà tết cũng đã được trao cho công nhân, ngư dân, chiến sĩ biên phòng và người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Các món quà nhằm lan tỏa tinh thần nhân ái và khích lệ người dân vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.Ban tổ chức cho biết, bên cạnh ý nghĩa sẻ chia, chương trình còn góp phần tôn vinh những đóng góp của các lực lượng lao động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ban tổ chức mong muốn mỗi phần quà không chỉ giúp các gia đình có thêm điều kiện chuẩn bị tết mà còn lan tỏa tinh thần đoàn kết và niềm hy vọng cho một năm mới tốt đẹp hơn.
Hàng ngàn người hâm mộ Madonna tụ tập trên bãi biển Copacabana để xem hòa nhạc
Đồng thời, đi bộ lên dốc cũng cải thiện hệ tim mạch, đốt cháy nhiều calo hơn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, theo trang sức khỏe Verywell Health.Bà Katrina Carter, chuyên gia vật lý trị liệu tại Mỹ, đã chỉ ra những lợi ích sức khỏe của việc đi bộ lên dốc.Khi bạn đi bộ lên dốc, các nhóm cơ lớn như đùi, mông và bắp chân sẽ phải làm việc nhiều hơn để nâng đỡ cơ thể. Nhờ đó, chúng sẽ trở nên săn chắc và khỏe mạnh hơn. Không chỉ thế, việc tập luyện này còn giúp cải thiện sức mạnh ở hông, đầu gối và bàn chân.Đi bộ lên dốc đốt cháy gần gấp đôi lượng calo so với đi bộ trên mặt phẳng. Và lượng calo đốt cháy sẽ phụ thuộc vào độ dốc.Theo đó, ở độ dốc 10%, bạn sẽ đốt cháy khoảng gấp đôi lượng calo so với đi bộ cùng quãng đường trên mặt phẳng.Với mỗi 1% tăng độ dốc, bạn sẽ đốt cháy khoảng 12% calo hơn so với đi bộ trên mặt phẳng.Thậm chí, sau khi tập luyện, cơ thể vẫn tiếp tục đốt calo để xây dựng và duy trì các cơ bắp mới ở chân. Khi đi bộ lên dốc, cơ thể phải làm việc nhiều hơn. Đồng thời, tim phải bơm máu mạnh hơn để cung cấp đủ oxy cho các cơ. Nhờ vậy, sức bền sẽ được cải thiện.Khi đi lên dốc, tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Điều này giúp tăng cường hệ tim mạch và cải thiện sức khỏe tổng thể. Thực tế, đi bộ lên dốc có thể làm tăng nhịp tim lên tới 10%.Đi bộ lên dốc giúp tăng nhịp tim lên mức tương đương với các bài tập cường độ cao hơn mà không gây hại cho khớp xương.Điều này đặc biệt có lợi cho người lớn tuổi hoặc những người gặp vấn đề về mắt cá chân muốn giảm thiểu tác động của việc tập thể dục lên khớp xương của họ.Đi bộ lên dốc không chỉ giúp đốt cháy calo mà còn giúp cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với insulin, từ đó kiểm soát đường huyết hiệu quả.Ngoài ra, đi bộ lên dốc có thể giảm tác động của các gien gây tăng cân.Đi bộ lên dốc mang lại nhiều lợi ích hơn cho tim mạch, nhờ đó giảm huyết áp đáng kể. Thêm vào đó, việc đi bộ ngoài trời giúp giảm căng thẳng, góp phần ổn định huyết áp.Đi bộ lên dốc là một bài tập rất tốt cho những người gặp vấn đề về đầu gối, đặc biệt là sau khi phẫu thuật thay khớp gối. Khi đi bộ lên dốc, các cơ xung quanh khớp gối sẽ được tăng cường, giúp khớp gối ổn định hơn.
Bom tấn quái vật Hàn Quốc 'Parasyte: The Grey' hứa hẹn bùng nổ
Đây là lần đầu tiên mình đi chuyến xe về quê đón tết đầy "kiếp nạn". Bắt đầu là hành trình mua vé tàu đầy gian nan.Vé tàu từ Nha Trang đi Huế thì mình không thể "canh" online mua được. Nếu mua trực tiếp, cũng chỉ mua được chặng dài hơn Nha Trang đi Vinh (để về Huế), giá vé khá đắt, gần gấp 3 lần với vé xe. Mình buộc phải mua vé xe của nhà xe chuyên chạy tuyến chở khách du lịch, giá khá cao so với tuyến cố định. Có vé xe, ngày trở về quê đón tết của tôi những tưởng nhẹ nhàng hơn nhưng không hề. Giờ khởi hành được ấn định 19 giờ 30 thế nhưng mãi đến hơn 20 giờ mới có xe xuất hiện đón chúng tôi. Theo lý giải của người bán vé: "Ngày tết mật độ giao thông tăng cao, nên xe di chuyển chậm, mong hành khách thông cảm". Lúc lên xe tất cả đều hoan hỉ, trên mặt tôi hay những đồng hương vẫn còn háo hức, chờ đợi với suy nghĩ, ngủ một giấc, đến sáng sẽ thấy được những nẻo đường Huế yêu. Thế nhưng, hy vọng nhiều, thì vỡ mộng ngay khi xe chỉ vừa chạy ra khỏi địa phận TP.Nha Trang thì đã tắc đường kéo dài suốt hơn 2 tiếng đồng hồ. Qua các tỉnh khác, nhà xe cũng di chuyển chậm hơn, khiến hành trình từ về quê vốn chỉ 12 tiếng, ngày tết kéo dài 22 tiếng.Cảnh tắc đường kéo dài, bác tài vừa lái xe vừa trấn an hành khách: "Đằng nào cũng sẽ tới nhà. Hôm qua tắc đường còn kinh khủng hơn cơ. Với cảnh này, hành khách có khi phải ở trên xe cả ngày lẫn đêm, nôn nao cũng bằng thừa. Nhanh nhất thì 3 giờ tới nhà (Huế) mà chậm cũng phải 5 giờ".Trên chuyến xe "đi để trở về" của chúng tôi toàn những bạn trẻ từ 25 tuổi trở lên và một số du khách người nước ngoài. Mọi người yên lặng nghe lời bác tài nói rồi ngủ 1 đêm. Đến sáng mở mắt ra, xe vẫn còn địa phận tỉnh Bình Định mà lý ra giờ này mọi khi đã đến Quảng Nam. Chuyến đi bị chậm, những khuôn mặt không còn cười nổi, ai ai cũng tự bảo với nhau "Đêm qua tắc đường quá, kiểu gì cũng về đến nhà". Đến 10 giờ sáng, nhà xe chỉ dừng cho hành khách đi vệ sinh, không ăn sáng và sau đó cũng không có ăn trưa mãi cho đến hơn 14 giờ 30 nhà xe đáp đến Huế, tất cả đều đói mệt lả. Cùng trên chuyến xe, Thu Hằng (quê ở thị xã Phong Điền, TP.Huế) theo tuyến xe từ Lâm Đồng xuống Nha Trang; ghép nối vào tuyến Nha Trang - Huế đã làm việc trong nhà vườn trồng hoa của người quen ở Đà Lạt được 8 năm. Thu Hằng cho biết: "Từ ngày 25 tháng chạp, mình chỉ kịp ăn trưa ở nhà, mang một giỏ quà tết ra nhà xe để kịp chuyến. Đến tối xe dừng ở Nha Trang để đổi tuyến, mình ăn tạm ổ bánh mì. Qua ngày hôm sau, nhà xe cũng vội đón trả khách du lịch ở các thành phố nên không dừng ăn sáng hay ăn trưa, cứ thế mình ở trên xe khách 22 tiếng, chỉ còn 2 tiếng nữa là vừa tròn một ngày một đêm ăn uống tạm bợ. Mình mệt, bác tài chở cả đoàn khách về đến Huế cũng mệt, nhưng nghĩ đến chuyến xe tết đã đáp quê hương nên không ai trách móc".Trên hành trình trở về nhà, lướt một vòng mạng xã hội, rất nhiều người đăng cảnh tắc đường với câu cảm thán: "tắc đường ở đây 3 tiếng rồi", "nỗi ám ảnh mang tên tắc đường", "tắc đường, thương hiệu ngày tết"… Bên dưới những dòng trạng thái này, đa số các bình luận đều là những câu hỏi cập nhật tình hình, dự báo tình hình tắc đường trong những ngày tiếp theo. Không chỉ chia sẻ về cảm xúc, nhiều người còn đăng hướng dẫn "cẩm nang tránh tắc đường" để những người khác biết cách tránh những đoạn đường cao điểm, đi vòng vào các tuyến đường vòng, ít xe qua lại.Độc đáo hơn, nhiều người còn đăng những clip thú vị trên đường phố có khi là những cảnh đẹp và có rất nhiều clip ghi lại cảnh các chủ phương tiện lái xe vi phạm lấn làn, vượt không đúng cách mà theo các chủ tài khoản đó "tắc đường thì chịu thôi". "Mình tranh thủ lái xe chở vợ và con về quê sớm hơn so với tết mọi năm, để tránh cảnh tắc đường nhưng mà càng tránh thì cảnh tắc đường càng kéo dài. Mỗi đoạn tắc đường kéo dài từ 3 đến 5 tiếng, các con nhỏ trên xe mình khá mệt nên mình nghỉ trạm dừng chân khá nhiều. Thời gian kéo dài hơn so với dự kiến, nhưng đảm bảo an toàn cho cả gia đình", anh Thành Vinh (quê ở tỉnh Quảng Bình) chia sẻ.
Tối 2.3, mạng xã hội lan truyền thông tin kèm nhiều clip, hình ảnh cho thấy nhóm người "quây" xe buýt, hành hung tài xế.Cụ thể, trang Facebook "Xe Buýt Quyết Thắng Nha Trang" đăng tải 4 clip (thời lượng lần lượt 1 phút 59 giây, 1 phút 24 giây, 13 giây, 18 giây) cùng 4 hình ảnh, kèm nội dung cho thấy vụ việc xảy ra tại địa bàn xã Ninh Thọ và xã Ninh An, TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.Nội dung thông tin đăng tải thể hiện, khoảng 15 giờ 30 ngày 2.3, xe buýt BS 79B-026.51 của Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang lưu thông trên quốc lộ 1. Khi đến đoạn qua P.Ninh Đa (TX.Ninh Hòa) thì bị một người đàn ông chạy xe máy mang BS tỉnh Khánh Hòa vượt lên chặn đường. Người đàn ông chạy xe máy lúc này không đội mũ bảo hiểm, sau khi dừng xe liền bước xuống chỉ tay về phía xe buýt. Khoảng 20 phút sau, xe buýt di chuyển đến khu vực trước Trạm CSGT Ninh Hòa (Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa), thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thì dừng lại. Người đàn ông nêu trên đồng thời xuất hiện cùng vài người khác. Khi nam tài xế xe buýt vừa bước xuống, nhóm người này to tiếng rồi lao vào hành hung. Phụ xe buýt đi cùng vội chạy xuống can ngăn. Nhóm người này sau đó quay sang đập phá xe buýt rồi mới bỏ đi.Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang xác nhận sự việc xảy ra chiều cùng ngày. Đồng thời cho biết sẽ trình báo sự việc tới cơ quan công an vào sáng mai (3.3), cùng với đó đưa nam tài xế đi kiểm tra sức khỏe.Theo đại diện công ty, khi xe buýt BS 79B-026.51 đang lưu thông trên đường còn bị người đàn ông dùng vật cứng ném vào kính xe. Vụ việc gây hoang mang cho hành khách trên xe buýt và gây mất trật tự an toàn giao thông.Khu vực tài xế xe buýt bị hành hung trước Trạm CSGT Ninh Hòa. Lúc này tài xế bước xuống xe để trình báo cơ quan công an thì bị các đối tượng lao vào hành hung. Đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang cũng thông tin rằng đã trao đổi với nam tài xế, xác nhận không quen biết và không có xích mích với nhóm người này. Nam tài xế sau khi bị hành hung có dấu hiệu mệt mỏi nên được cho về nghỉ.
QUNIMEX kỷ niệm 60 năm ngày thành lập
Anh ruột của nhà thơ Hữu Thỉnh hi sinh ở Phan Thiết. Nơi anh hy sinh rất gần đường số 1, rất gần biển. Năm 1981, Hữu Thỉnh đã viết bài thơ Phan Thiết có anh tôi, nói về hoàn cảnh hy sinh của anh mình, có đoạn thơ rất cảm động:

Tour của Taylor Swift 'cháy vé', Jennifer Lopez hủy show vì... ế
Vụ đầu bếp Võ Quốc bị xử phạt 7,5 triệu đồng, cảnh báo phát ngôn xúc phạm...
Ngày 11.2, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội tổ chức chương trình "Gặp mặt thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu năm 2025", với sự tham dự của anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn.Tham gia buổi gặp mặt có 80 thanh niên tiêu biểu tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2025.Trong số 80 thanh niên tiêu biểu tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2025 có "bóng hồng" Lưu Thanh Vy (25 tuổi, ở P.Văn Chương, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội).Chia sẻ về việc xung phong đi lính Lưu Thanh Vy cho biết, khi tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế quốc dân đã đi làm marketing cho một công ty hơn một năm và đang theo học thạc sĩ tại trường này. Tuy nhiên, cô luôn ấp ủ ước mơ vào quân ngũ. Thanh Vy cho biết đây là một quyết định khó khăn bởi cô đã phải cân nhắc rất nhiều. Nhưng cô đã được truyền động lực từ người bố của mình là thượng tá - phi công Lưu Văn Loan (Lữ đoàn 918, Quân chủng phòng không không quân). Vì vậy mùa tuyển quân năm nay, Thanh Vy đã dừng lại công việc và học tập quyết tâm đăng ký tình nguyện lên đường tòng quân. "Ngay từ nhỏ tôi vô cùng yêu mến và thần tượng bố mình, người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và chưa bao giờ thôi mong muốn tiếp bước người cha của mình, đồng thời ý thức được trách nhiệm của tuổi trẻ và nguyện góp sức mình để bảo vệ Tổ quốc", Thanh Vy chia sẻ.Nói về những khó khăn sẽ phải đối mặt với phái nữ khi phải rèn luyện trong môi trường quân đội, cô vẫn bày tỏ lòng quyết tâm của mình. "Mặc dù môi trường quân đội khắc nghiệt, nhưng em sẽ nỗ lực rèn luyện phẩm chất và đạo đức cách mạng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ", Thanh Vy nói.Khi biết quyết định của con gái, bố Thanh Vy cũng khá bất ngờ nhưng vẫn ủng hộ và tự hào về con. Ông tâm sự: "Đây là niềm vinh hạnh của gia đình chúng tôi. Bản thân tôi đã có hơn 40 năm trong quân đội, nên tôi cũng mong muốn cháu nối nghiệp cha, phụng sự cho Tổ quốc. Gia đình tôi cảm thấy con đủ chín chắn, yên tâm trước quyết định nhập ngũ của con. Tôi tin rằng, trải qua thời gian tham gia quân đội, con sẽ trưởng thành hơn".Tại chương trình đã diễn ra buổi giao lưu với chủ đề "Khát vọng cống hiến - Vững bước tương lai" với sự tham gia của các vị khách mời là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động Phạm Tuân, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân chủng Không quân.Trong câu chuyện của mình, người cựu binh anh hùng đã gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa đến các bạn đoàn viên thanh niên chuẩn bị lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, mong muốn các bạn đoàn viên thanh niên sẽ tiếp nối truyền thống của cha ông phấn đấu học tập, rèn luyện để xây dựng và bảo vệ đất nước xứng đáng với các thế hệ đi trước.Phát biểu tại chương trình, đại tá Lưu Nam Tiến, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội cho biết, năm 2025 Hà Nội có gần 4.000 thanh niên ưu tú, với tình yêu quê hương đất nước, nhiệt huyết tuổi trẻ, có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, sức khỏe đã hăng hái xung phong lên đường nhập ngũ."Chúng tôi tin tưởng rằng, các đồng chí sẽ là những tấm gương tiêu biểu, những hạt nhân nòng cốt, những quân nhân ưu tú trong cơ quan quân đội nhân dân và công an nhân dân góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới", ông Tiến nói.Đồng thời ông Tiến nhắn nhủ: "Rất mong các đồng chí hãy luôn vững vàng ý chí, cho dù đây sẽ là những ngày tháng vất vả, gian khó phải xa gia đình, thay đổi từ cách ăn, nếp ngủ, sinh hoạt hàng ngày nhưng cũng đầy vinh dự, tự hào được là "Bộ đội Cụ Hồ", người chiến sĩ Công an nhân dân. Chắc chắn đây sẽ là giai đoạn đáng nhớ nhất, ý nghĩa nhất trong cuộc đời các bạn".Tại chương trình, Thành đoàn Hà Nội đã trao giấy chứng nhận và quà cho 80 thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2025; tặng bằng khen của Thành đoàn Hà Nội cho 20 quân nhân xuất ngũ tiêu biểu; tặng 5 suất quà cho thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ có hoàn cảnh khó khăn... Tổng quà tặng tại chương trình trị giá gần 50 triệu đồng.
Doãn Quốc Đam ‘Nam tiến’ đóng phim
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.
78win tặng 78k
Nguồn cầu thủ bao gồm những người có gốc gác Malaysia đang thi đấu ở nước ngoài và một số ngoại binh chơi bóng tại giải VĐQG Malaysia đủ điều kiện nhập tịch.Theo báo chí Malaysia, có 3 cầu thủ thuộc nhóm "ngoại binh" sẵn sàng khoác áo đội tuyển Malaysia là 2 tiền đạo Bergson da Silva, Jordan Mintah và tiền vệ Manuel Hidalgo.Bergson da Silva là cầu thủ xuất sắc của CLB Johor Darul Ta'zim. Trong 4 mùa giải gắn bó với đội, cầu thủ 34 tuổi này đã trở thành tay săn bàn xuất sắc nhất lịch sử Johor Darul Ta'zim. Anh ghi được 140 bàn sau 136 trận đấu (thống kê từ Transfermarkt). Sinh ra tại Brazil, Bergson da Silva từng khoác áo đội U.20 nước này vào năm 2010. Tuy nhiên, anh vẫn chưa thể thi đấu cho đội tuyển Malaysia do quy định của FIFA, theo đó phải tới tháng 3.2026 anh mới đáp ứng đủ điều kiện cư trú 5 năm tại Malaysia để được chuyển đội tuyển.Trong khi đó, chân sút gốc Ghana Jordan Mintah mới đây đã hoàn tất các thủ tục nhập tịch. Cầu thủ sinh năm 1995 chưa có tên trong danh sách tập trung tháng 3.2025, song nhiều khả năng sẽ góp mặt ở đợt hội quân tiếp theo.Ngoài ra, trong danh sách đội tuyển Malaysia vẫn còn hàng loạt cầu thủ nhập tịch đã lên tuyển trong vài năm qua như Romel Morales (gốc Colombia), Mohamadou Sumareh (Gambia), Natxo Insa (Tây Ban Nha), Endrick (Brazil), Nooa Laine (Phần Lan), Paulo Josué (Brazil).Có một bất ngờ lớn trong danh sách tập trung lần này của tuyển Malaysia là sự xuất hiện của tiền vệ 39 tuổi Natxo Insa. Cầu thủ này sinh ra tại Tây Ban Nha và trưởng thành ở Học viện bóng đá Valencia. Insa từng chơi 20 trận ở La Liga cho Valencia (mùa 2006-2007), Villarreal (2010-2011) và Celta Vigo (2012-2013). Anh trải qua phần lớn sự nghiệp ở giải hạng nhất Tây Ban Nha, với 244 trận, cho các độiB Valencia, B Villarreal, Celta Vigo, Zaragoza, Alcorcon và Levante. Insa còn sang Thổ Nhĩ Kỳ thi đấu cho Antalyaspor một mùa, 2013-2014. Từ năm 2017 đến nay, anh thi đấu cho CLB mạnh nhất Malaysia - Johor Darul Ta'zim.Tháng 3.2018, Insa ra mắt trong trận giao hữu hòa Mông Cổ 2-2, nhưng HLV khi ấy là Tan Cheng Hoe không trọng dụng anh. Phải đến tháng 6.2023, Insa mới được triệu tập lần thứ hai, rồi dự Asian Cup 2023 dưới thời HLV Kim Pan-gon. Tuy nhiên, màn trình diễn trong trận thua Bahrain 0-1 khiến anh bị CĐV Malaysia chỉ trích nặng nề. Vì vậy, việc tân HLV người Úc của đội Malaysia là Peter Cklamovski gọi cầu thủ đã 39 tuổi lên tuyển khiến người hâm mộ Malaysia bất ngờ.Trong buổi gặp gỡ báo chí mới đây, HLV Peter Cklamovski cho rằng để nâng tầm đội tuyển Malaysia thì cần cải thiện chất lượng giải vô địch quốc gia Malaysia, bởi đây là nền tảng cung cấp cầu thủ cho đội tuyển."Nhìn vào các số liệu, giải VĐQG Malaysia rất lép vế. Thời gian thi đấu thực tế ít, trong khi thời gian "bóng chết" quá nhiều (do cầu thủ cố ý câu giờ hay thể lực kém, đi bộ nhiều, lười tranh chấp...). Điều đó có nghĩa các trận đấu diễn ra chậm, không hấp dẫn. Nếu chúng ta nhìn vào các đối thủ cùng khu vực như VN và Thái Lan, họ chơi với nhịp độ cao hơn, với nhiều phút thi đấu hơn và trình độ cao hơn trong các trận đấu. Đây là điều cần cải thiện", HLV Cklamovski chỉ ra.Trận ra quân của Malaysia tại bảng F vòng loại Asian Cup 2027 là gặp Nepal trên sân nhà Sultan Ibrahim vào ngày 25.3 tới. Bảng này gồm 4 đội VN, Malaysia, Lào và Nepal. Chỉ có 1 tấm vé đi tiếp dành cho đội đầu bảng.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư