Vụ 300 khách Đài Loan bị bỏ rơi: Xử phạt công ty du lịch Việt Nam
Tối 2.3, 2 trận đấu muộn nhất vòng 15 V-League mùa giải 2024-2025 đã được diễn ra. Trên sân nhà Hàng Đẫy, CLB Hà Nội suýt nhận trái đắng trước Đà Nẵng, đội bóng đang đứng ở cuối bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn có những khoảnh khắc bùng nổ để vươn lên dẫn trước 2-1 đầu hiệp 2. Tuy nhiên, nhà vô địch AFF Cup 2024 là Nguyễn Hai Long đã tỏa sáng đúng lúc để ghi bàn gỡ hòa 2-2. Nhờ đó, CLB Hà Nội chơi khởi sắc hơn để giành chiến thắng chung cuộc 3-2.Nhờ kết quả này, CLB Hà Nội trở lại mạnh mẽ trên bảng xếp hạng. Họ có được 26 điểm, chỉ còn kém đội đầu bảng Nam Định chỉ 4 điểm. Cuộc đua vô địch đang trở nên cực kỳ nóng bỏng khi khoảng cách giữa các đội trong nhóm dẫn đầu là không nhiều. Đứng sau CLB Hà Nội, Nam Định đang là các đội Thanh Hóa, Thể Công Viettel (cùng 25 điểm) và CLB Bình Dương (24 điểm). Trong bối cảnh V-League còn đến 11 vòng đấu nữa mới kết thúc, cơ hội cho các đội bóng này vẫn còn rất nhiều. CLB Đà Nẵng đánh rơi những điểm số cực kỳ đáng tiếc trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, thầy trò HLV Lê Đức Tuấn cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong lối chơi. Họ vẫn đứng cuối bảng với 9 điểm, kém SLNA và CLB Bình Định 4 điểm. Nếu cứ tiếp tục duy trì đà tiến bộ, đội bóng sông Hàn hoàn toàn có thể vượt lên trên. Trong khi đó, ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất vào tối 2.3, HAGL nhận thất bại 0-1. Họ có chuỗi trận tương đối đáng thất vọng khi chỉ thắng 1 trong 5 trận gần nhất và đang đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng với 17 điểm. Khoảng cách giữa HAGL và các đội bóng có nguy cơ xuống hạng cũng là không nhiều. Trong trường hợp đội bóng phố núi không khắc phục sớm tình trạng này, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống nhóm "cầm đèn đỏ", nhất là khi các đội ngụp lặn dưới đáy từ đầu mùa như CLB Đà Nẵng, Hải Phòng, SLNA đều đang thi đấu cực kỳ tiến bộ. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnCha mẹ qua đời bao lâu thì các con mất quyền chia tài sản thừa kế?
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.
Những lỗi thường gặp khi tự lắp ráp PC
- Sở hữu lớn nhất hiện nay của Khôi là: sức khoẻ, sự đam mê, sự ủng hộ của khán giả và gia đình. Khôi đang rất hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Khôi không phải là người có nhu cầu quá cao về vật chất, cũng không có nhu cầu về đồ hiệu; nên cuộc sống hiện tại của Khôi khá đầy đủ.
Sáng 25.2, giá xăng dầu nhích nhẹ, dầu Brent tăng 35 cent, tương đương 0,5%, lên 74,78 USD/thùng; dầu WTI tăng 30 cent, tương đương 0,4%, lên 70,7 USD/thùng.Theo Reuters, ngày 24.2, Bộ Tài chính Mỹ đã áp một lệnh trừng phạt mới nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran, đánh vào các nhà môi giới, nhà vận hành tàu chở dầu, người bán và vận chuyển dầu mỏ của Iran.Các phân tích chỉ ra, lệnh trừng phạt mới này cùng với việc Bộ Dầu mỏ Iraq tái khẳng định cam kết của nước này đối với thỏa thuận nguồn cung của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) có thể tác động đến giá dầu. Tuy nhiên, nhà phân tích cũng cảnh báo rằng, xuất khẩu dầu thô của Iran đang ở mức cao và cần thời gian để biết các lệnh trừng phạt có tác động đến xuất khẩu dầu của nước này hay không.Để ứng phó, Iraq cũng cho biết họ sẽ đưa ra một kế hoạch để bù đắp cho sản lượng vượt hạn ngạch của OPEC+ trong những tháng gần đây bằng việc sẽ xuất khẩu 185.000 thùng/ngày thông qua đường ống Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ sau khi các chuyến hàng dầu được nối lại.Các nhà phân tích dự báo giá dầu có thể giữ đà tăng hôm nay trước kỳ vọng nguồn cung từ Iraq được nối lại và xung đột ở Ukraine kết thúc. Tuy vậy, nhà phân tích cũng cảnh báo giá dầu có thể tiếp tục chịu áp lực từ các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine, giúp mở đường cho dầu của Nga ra thị trường, và một loạt các biện pháp thuế quan của Mỹ vốn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu thô.Trong nước, sáng 25.2, một số thương nhân đầu mối phía nam dự báo, trong kỳ điều hành giá kỳ tới (chiều thứ năm, ngày 27.2) giá xăng dầu có thể được điều chỉnh trái chiều theo hướng giá xăng giảm nhẹ, giá dầu tăng.
Những điểm sáng của xu hướng thanh toán không tiền mặt năm 2023
Về tình hình xung đột ở Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 3.1 viết trên kênh Telegram cho biết, trong ba ngày đầu tiên của năm 2025, Nga đã phóng 300 máy bay không người lái (UAV) tấn công và gần 20 tên lửa vào các mục tiêu của Ukraine. Ông cho biết hầu hết tên lửa và UAV Nga đã bị bắn hạ hoặc đánh chặn.Ông Zelensky kêu gọi đồng minh hỗ trợ nhiều hơn nữa để Kyiv có được những hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tốt nhằm đối phó hiệu quả với các cuộc tấn công của Nga.Lầu Năm Góc cùng ngày xác nhận Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ trở lại Đức vào tuần tới để tham dự cuộc họp lần thứ 25 của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine. Đây là một liên minh quốc tế gồm hàng chục quốc gia đã cam kết hậu thuẫn cho Ukraine đối phó với Nga.Hội nghị của nhóm liên lạc nêu trên dự kiến sẽ là sự kiện cuối cùng mà ông Austin tham dự trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.Trong khi các đồng minh vẫn thể hiện tinh thần sát cánh cùng Ukraine, cơ quan tình báo nước ngoài của Nga lại đưa ra thông tin cho rằng phương Tây không loại trừ khả năng tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine sẽ sớm sụp đổ.Ukraine nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với tình huống viện trợ của Mỹ suy giảm sau khi ông Donald Trump tiếp quản Nhà Trắng vào ngày 20.1, bởi ông Trump đã nhiều lần chỉ trích mức độ viện trợ của Washington cho Kyiv và tuyên bố sẽ nhanh chóng tìm cách kết thúc cuộc chiến.Ukraine bác bỏ những thỏa thuận đàm phán có đi kèm điều kiện nhượng bộ về lãnh thổ. Nhưng trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 2.1 ở Kyiv, ông Zelensky bày tỏ hy vọng tổng thống mới của nước Mỹ có thể là “chất xúc tác” cho một thỏa thuận tốt hơn.Ở Trung Đông, miền bắc Syria nóng lên trong những ngày qua với các cuộc đụng độ giữa Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu, với nhóm vũ trang thân Thổ Nhĩ Kỳ. Diễn biến phần nào nêu bật sự căng thẳng là thông tin Mỹ rục rịch điều lực lượng đến TP.Kobani ở miền bắc Syria nhằm xây dựng căn cứ tại đây.Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (SOHR, có trụ sở tại Anh), Mỹ ngày 2.1 điều khoảng 50 xe tải chở các khối bê tông đến khu vực Kobani. Những xe quân sự cắm cờ Mỹ cũng liên tục di chuyển tới thành phố này.Hãng tin North Press thân SDF cho hay các đoàn xe của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã khởi động quá trình xây dựng căn cứ quân sự, và sắp tới sẽ bố trí binh sĩ, vũ khí, radar cùng hệ thống phòng không.Tính đến chiều 3.1 (giờ Việt Nam), giới chức Mỹ chưa bình luận về thông tin trên, song các nhà quan sát nhận định Washington muốn giữ vững các mục tiêu chiến lược tại Syria thông qua việc hỗ trợ đồng minh người Kurd trước áp lực từ Thổ Nhĩ Kỳ.Kính mời quý vị đón xem bản tin cập nhật tình hình tại các điểm nóng xung đột thế giới ngày 4.1.2025 của Báo Thanh Niên.