Diện những kiểu trang phục này, bạn sẽ trẻ ra đến vài tuổi
Vào ngày hôm nay, trung vệ Nguyễn Thành Chung đã chính thức trình diện đội tuyển Việt Nam. Trước đó, người hùng AFF Cup 2024 đã chủ động xin phép và được HLV Kim Sang-sik "bật đèn xanh" cho tập trung trễ để lo cho con nhỏ bị ốm.Được biết đến lúc này, khi sức khỏe bé Leo (tên ở nhà của con trai Thành Chung - PV) đã ổn định. Cầu thủ vừa cam kết gắn bó với CLB Hà Nội đến năm 2030 đã có thể tập trung toàn tâm ý cho đội tuyển Việt Nam cho 2 trận đấu sắp tới ở FIFA Days tháng 3 này.Sự xuất hiện của Thành Chung cũng đã chính thức chốt lại số lượng đội tuyển Việt Nam tập trung lần này. Trường hợp Nguyễn Filip xin vắng mặt vì lý do gia đình cũng đã được ông Kim chấp thuận, bổ sung thay bằng thủ môn trẻ Trần Trung Kiên từ đội tuyển U.22 Việt Nam.Một trường hợp rất được quan tâm khác là Tiến Linh cũng đã có hướng nhìn rõ ràng hơn, khi chân sút số 22 sẽ không cần phải chụp MRI. Dự kiến, anh sẽ được nghỉ ngơi vài ngày để hồi phục vết đau (chẩn đoán dập phần mềm) trước khi tập lại cùng đội bóng.Đến lúc này, việc Tiến Linh có thể sẵn sàng 100% cho trận gặp Campuchia hay không vẫn là dấu hỏi. Tuy nhiên, việc HLV Kim Sang-sik quyết định giữ nguyên đội hình cho thấy sự tự tin vào các học trò.Trong trường hợp Tiến Linh cần nghỉ ngơi thêm (thực tế anh đang có dấu hiệu quá tải với tổng cộng 50 trận đấu từ năm 2024 cho đến nay), đội tuyển Việt Nam vẫn còn những chân sút xuất sắc như Tuấn Hải, Vĩ Hào, Thanh Bình bên cạnh Quang Hải, Văn Khang, Hai Long, Ngọc Quang có thể đá tốt trong vai trò tiền đạo biên.Thậm chí, trận giao hữu với đội tuyển Campuchia rất có thể là dịp để ông Kim tận dụng để thử lửa những tân binh mới triệu tập như trung vệ Lý Đức và tiền vệ Minh Khoa, hoặc kiểm tra sự tiến bộ của Bảo Toàn, Việt Hưng, Thái Sơn…Trong đó, khả năng ra sân của Lý Đức, trung vệ trẻ HAGL vẫn đủ tuổi đá SEA Games 33 vào cuối năm tại Thái Lan là rất đáng chú ý, trong cảnh trung vệ lệch phải Xuân Mạnh vắng mặt vì chấn thương.Giá USD hôm nay 15.5.2024: Thế giới giảm, trong nước đứng yên
Phở - Giữa ngon nhất và ngon bét
Thông điệp trên được ông Nguyễn Văn Được chia sẻ trong buổi làm việc với TP.Thủ Đức chiều 5.3 về tình hình kinh tế - xã hội năm 2025. Thủ Đức là địa phương đầu tiên ông Được chọn đến làm việc sau khi nhận chức.Chủ tịch Nguyễn Văn Được cho biết TP.Thủ Đức có nhiều yếu tố đặc thù, giống như một TP.HCM thu nhỏ, vì nơi đây có trung tâm tài chính quốc tế, Khu Công nghệ cao, Đại học Quốc gia, cảng biển quốc tế, tập trung nhiều đầu mối giao thông lớn.Ông đánh giá cao những kết quả kinh tế - xã hội của địa phương sau hơn 4 năm thành lập, đồng thời tin trong tương lai, chắc chắn TP.Thủ Đức sẽ đóng góp ngày càng lớn và nhiều hơn cho TP.HCM.Dù vậy, TP.Thủ Đức vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, nhất là môi trường đầu tư. Người đứng đầu chính quyền TP.HCM nói bản thân rất ngạc nhiên khi nghe thông tin chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (DDCI) năm 2024 của TP.Thủ Đức thấp nhất trong 22 địa phương.Điều này cho thấy trách nhiệm không chỉ riêng TP.Thủ Đức mà còn liên quan cả các sở ngành thuộc UBND TP.HCM. "Vấn đề cải cách hành chính, đạo đức công vụ, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, sự giúp đỡ của chúng ta còn có điều gì chưa tốt khiến doanh nghiệp bỏ đi", Chủ tịch Nguyễn Văn Được đánh giá.Ông Được đề nghị tập trung giải quyết các dự án tồn đọng để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 2 con số, khơi thông nguồn lực, tăng thu ngân sách, thúc đẩy đầu tư công, nhất là các dự án giao thông.Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cho rằng Thủ Đức có vị trí đặc thù nên cần tư duy, cách làm đặc thù, khơi dậy niềm tự hào, khát vọng đưa thành phố phát triển xứng tầm, là thành phố đáng sống."Mình có quy hoạch tốt, dư địa tốt nhưng không có doanh nghiệp nào đến thì lấy đâu mà phát triển. Doanh nghiệp có đầu tư thì mới tạo ra nguồn thu. Doanh nghiệp là nguồn lực và động lực. Đã xác định thì vậy thì phải nâng niu, làm vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", ông Được chia sẻ thêm.Về định hướng sắp tới, Chủ tịch TP.HCM gợi mở định hướng Thủ Đức phát triển theo chiến lược 1 – 4 – 1. Trong đó, số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, trung tâm về trí tuệ nhân tạo, khu công nghiệp công nghệ cao, y tế và giáo dục chất lượng cao. Số 1 còn lại là hạ tầng giao thông và hạ tầng số, trong đó Thủ Đức cần tập trung cho nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.Ông Được cũng đề nghị TP.Thủ Đức cần năng động, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong xử lý công việc, nhất là những việc còn tồn đọng. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần quyết liệt đảm bảo tăng thu (từ thuế, các dự án, tiền sử dụng đất) để có nguồn lực tái đầu tư.Về kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong việc tiếp nhận công trình tài trợ, ông Được cho biết quy định đã rõ, có thể nhận theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) không hoàn lại nên địa phương cần nhanh chóng triển khai, không nhất thiết phải chờ hướng dẫn."Luật đã rõ thì cứ việc làm, đừng vì lợi ích gì đó ảnh hưởng đến ngân sách thì có gì đâu mà khó", ông Được nói, đồng thời dẫn chứng cây cầu đi bộ nối quận 1 với khu đô thị mới Thủ Thiêm của Tập đoàn NutiFood tài trợ dự kiến khởi công cuối tháng 3.2025 cũng theo hình thức BT không hoàn lại.Ông đề nghị Sở Tài chính hướng dẫn tận tình để TP.Thủ Đức triển khai, sớm tiếp nhận các công trình của nhà đầu tư tài trợ.
Rạng sáng 30.12 (giờ Việt Nam), tổ chức phi lợi nhuận đại diện cựu tổng thống là Trung tâm Carter đã ra thông báo về sự ra đi của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.Theo AFP dẫn thông báo từ trung tâm, lễ tưởng niệm dành cho công chúng sẽ được tổ chức ở thành phố Atlanta (bang Georgia) và thủ đô Washington.Ông Carter, Tổng thống Mỹ thứ 39 (nhiệm kỳ 1977-1981), đã được chăm sóc ở nhà an dưỡng từ giữa tháng 2.2023 tại thành phố quê nhà Plains.Vợ ông, cố đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter, qua đời vào tháng 11.2023, thọ 96 tuổi.Hôm 29.12.2024, tới lượt ông Carter qua đời trong vòng tay gia đình tại nhà riêng ở cùng thành phố.Ông Carter từng là cựu tổng thống Mỹ sống lâu nhất. Theo CNN, ông vượt qua căn bệnh ung thư não vào năm 2015 nhưng phải đối mặt với một loạt vấn đề sức khỏe vào năm 2019 và đã phải được phẫu thuật để loại bỏ áp lực lên não. Ông từng là nông dân trồng đậu phộng và là trung úy hải quân trước khi tham gia chính trị, rồi giữ chức thống đốc bang Georgia một nhiệm kỳ và trở thành tổng thống thứ 39 của Mỹ, từ năm 1977 đến năm 1981.Trong những năm sau nhiệm kỳ tổng thống, ông Carter đã thành lập Trung tâm Carter cùng với vợ của mình là bà Rosalynn Carter, với hy vọng thúc đẩy hòa bình và sức khỏe của thế giới. Cựu Tổng thống Carter đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 2002 vì những nỗ lực thúc đẩy hòa bình trên toàn cầu.Trong một tuyên bố từ Nhà Trắng hôm 29.12, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh: "Hôm nay, nước Mỹ và thế giới đã mất đi một nhà lãnh đạo, chính khách và nhà nhân đạo phi thường".Tổng thống đắc cử Donald Trump thì nói "tất cả chúng ta đều nợ ông Carter một lời cảm ơn". Trên mạng xã hội, ông Trump viết: "Những thách thức mà ông Jimmy phải đối mặt trên cương vị tổng thống xuất hiện trong thời điểm then chốt đối với nước Mỹ và ông ấy đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để cải thiện cuộc sống của tất cả người Mỹ".Cựu Tổng thống Bill Clinton cho biết ông Carter đã "làm việc không mệt mỏi vì một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn". Trong một tuyên bố chung với vợ là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, ông Clinton nói rằng ông Carter "sống để phục vụ người khác - cho đến phút cuối cùng".Cựu Tổng thống George W. Bush chia sẻ những nỗ lực của ông Carter nhằm để lại một thế giới tốt đẹp hơn không chỉ dừng lại ở nhiệm kỳ tổng thống. Còn cựu Tổng thống Barack Obama nói ông Carter "đã dạy cho tất cả chúng ta ý nghĩa của việc sống một cuộc sống khoan dung, nhân phẩm, công bằng và phục vụ".
Thủ quân đội tuyển bóng rổ Việt Nam giúp Thang Long Warriors đánh bại Cantho Catfish
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có lời dạy về tự học: "Trong cách học, lấy tự học là cốt". Hay nhà bác học Albert Einstein có câu nói nổi tiếng: "Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người". Mà muốn có tư duy để có được kiến thức riêng cho mình, thì cách tốt nhất là tự học.Trở lại với câu nói trên của nhà bác học vật lý Albert Einstein, sở dĩ phải tự học để có được kiến thức vững bền là vì chỉ khi chúng ta tự chủ động tìm tòi, khám phá thì chúng ta mới có điều kiện ghi nhớ kiến thức tốt nhất. Nếu chúng ta chỉ nghe thầy cô giảng bài, giải bài tập theo kiểu thụ động hoặc dành hết thời gian cho việc học thêm thì ta ít có cơ hội để tự khám phá, làm chủ kiến thức. Chẳng hạn với môn toán, nếu ở lớp hoặc đi học thêm, vì chạy theo tiến độ tiết dạy, học sinh có rất ít thời gian để ngẫm nghĩ, tìm cách giải bài tập. Còn tự học, học sinh sẽ tự do nghiền ngẫm, tìm tòi tài liệu, tìm lời giải. Và khi giải được thì học sinh sẽ nhớ rất kỹ, rất lâu cách giải.Với những bộ môn xã hội cũng thế, tự tương tác trên mạng internet giúp học sinh có sự tương tác đa chiều, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, có sự chọn lựa hay dở, tốt xấu chứ không bị giới hạn một góc nhìn chủ quan nào đó. Trước đây, học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) cũng đã từng khuyên học sinh việc tự học. Trong cuốn sách Kim chỉ nam của học sinh, học giả Nguyễn Hiến Lê bàn đến sự cần thiết học sinh phải biết cách tổ chức việc tự học tại nhà. Trong đó chú trọng đến việc sắp xếp (lập) thời gian biểu hợp lý cho việc học, chọn không gian tự học (chú ý tiếng ồn, ánh sáng...), bạn tự học nhóm, lựa chọn sách và cách tự học từng bộ môn... Ngày nay, học sinh cần chú ý thêm việc lựa chọn tài liệu và cách sử dụng tài liệu sao cho hiệu quả khi tự học; kết hợp gữa bài học/bài giảng trên lớp với bài tự tham khảo như thế nào; biết cách tương tác mạng xã hội ra sao... cũng là những yêu cầu cần chú ý. Học giả Nguyễn Hiến Lê cũng khuyên học sinh biết giữ gìn vệ sinh, ăn uống điều độ, khoa học và tập luyện thể dục để việc học tập tốt hơn vì theo học giả Nguyễn Hiến Lê "thân thể khỏe mạnh thì tinh thần mới sáng suốt". GS-TS Trần Văn Khê (1921-2015), nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam, cũng từng nêu lên cách tự học hiệu quả, nhớ lâu. Trong cuốn sách Những câu chuyện từ trái tim, NXB Trẻ, 2010, chia sẻ về cách học sao cho mau thuộc, nhớ lâu, GS-TS Trần Văn Khê cho biết thời còn học tú tài tại Trường trung học Pétrus Ký (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM ngày nay) đã nghĩ ra nhiều "mẹo" hay trong phương pháp học. Đó là vận dụng tất cả những gì giúp mình nhớ để mà ghi nhớ thật đúng, thật lâu; đơn giản hóa kiến thức phức tạp, đưa cả thơ ca, diễn xuất vào để việc học thú vị hơn.Chẳng hạn, để ghi nhớ sự kiện lịch sử quan trọng, GS-TS Trần Văn Khê thường tìm các sự kiện trọng đại cùng cột mốc thời gian. Như Cách mạng Pháp 1789 thì tìm trong lịch sử Việt Nam có sự kiện vua Quang Trung thắng trận Đống Đa đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi. Hay như khi học lịch sử Trung Quốc với các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh thường khó nhớ con số chính xác năm nào, GS-TS Trần Văn Khê đã "đơn giản hóa" bằng cách làm tròn: Đường có 3 thế kỷ VII, VIII, IX; Tống có 3 thế kỷ X, XI, XII; Nguyên có 1 thế kỷ XIII; Minh có 3 thế kỷ XIV, XV, XVI; Thanh có 3 thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Cách nhớ trên dù không chính xác năm nhưng lại dễ nhớ về thế kỷ.Ở tuổi 90, GS-TS Trần Văn Khê vẫn không ngừng sáng tạo để ghi nhớ, GS Trần Văn Khê chia sẻ, để nhớ số điện thoại gồm 10 chữ số, đã tách ra từng cụm số rồi liên hệ đến các sự việc khác như ngày tháng năm sinh, số tầng lầu đang ở...Rõ ràng, để học hiệu quả và có giá trị vững bền thì mỗi học sinh cần được rèn luyện kỹ năng tự học.