Người thầm lặng lấp đầy những 'vầng trăng khuyết'
Một trong những băn khoăn của người dùng ô tô điện tại Việt Nam khi di chuyển xa chính là sự ổn định và tiện lợi về vấn đề sạc pin cho xe. Mới đây, một chủ xe điện VinFast VF8 đã chia sẻ sự trải nghiệm thực tế cùng mẫu xe này sau hành trình từ TP.HCM đến Đà Lạt để ghi nhận việc sử dụng xe ô tô điện khác biệt thế nào với xe xăng hay dầu.Vì sao mua vé máy bay 0 đồng vẫn phải trả tới mấy trăm ngàn?
Mặc dù được xếp hạng là một trong những ứng dụng Google được tải xuống nhiều nhất, nhưng một sự cố gần đây của Google Maps đã khiến hàng trăm du khách lâm vào tình huống khó xử.Vấn đề xảy ra khi nhiều khách du lịch ở Ấn Độ, thay vì đến Đền Kollur Mookambika nổi tiếng, lại bị dẫn lạc đến ngôi làng Nandalike. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là do Google Maps đã gán nhãn sai cho một ngôi đền nhỏ hơn ở Nandalike, khiến tài xế tin rằng họ đang đến đúng địa điểm.Chandan, một du khách từ Hyderabad, bức xúc chia sẻ: "Chúng tôi đã đi từ Hyderabad đến Udupi theo chỉ dẫn của Google Maps, nhưng lại kết thúc ở Nandalike. Điều này thật rắc rối, đặc biệt là vào ban đêm. Sự nhầm lẫn này đã gây ra rất nhiều bất tiện cho chúng tôi".Đáng chú ý, một cư dân địa phương cho biết "hàng trăm phương tiện" đã bị chuyển hướng sai trong 3 tháng qua và một số người đã báo cáo sự cố với Google, mặc dù vậy công ty này vẫn chưa thực hiện khắc phục lỗi. Đây chắc chắn là một điều khó chịu cho người dùng, đặc biệt cho một trong những địa điểm du lịch phổ biến tại Ấn Độ.Sự cố nói trên cũng cho thấy, ngay cả khi Google Maps đã trở thành một công cụ hữu ích cho việc tìm đường, độ chính xác của nó cần được cải thiện để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người dùng. Các chuyên gia khuyến cáo người lái xe nên chú ý đến các biển báo đường bộ và thông tin địa phương để tránh những tình huống tương tự trong tương lai.Vào ngày 23.11.2024, một sự cố đặc biệt nghiêm trọng xảy ra khiến 3 người đàn ông ở Ấn Độ thiệt mạng do rơi xuống sông khi lái xe trên cây cầu bị sập ở bang Uttar Pradesh. Báo cáo cho thấy nguyên nhân tai nạn đến từ việc nhóm người này đi theo chỉ dẫn trên Google Maps và đi nhầm vào một phần của cây cầu đã bị sập do lũ lụt xảy ra hồi đầu năm 2024. Trong khi người dân địa phương biết rõ tình trạng nên không sử dụng, ba nạn nhân không nắm được thông tin do đến từ nơi xa, kết hợp với việc đoạn cầu sửa chữa không có rào chắn hoặc biển báo nào nên dẫn đến tai nạn.
Xiaomi 14 Series ra mắt với ống kính Leica thế hệ mới
Nhận định về phiên giao dịch vừa qua, các chuyên gia cho rằng: Thị trường thế giới đang trong trạng thái "đấu tranh tâm lý" mạnh, minh chứng là khối lượng hàng hóa giao dịch ít vì giá quá cao, người bán không ra hàng, người mua cũng thận trọng. Hiện, giá cà phê đã ở mức cao kỷ lục, nên việc hạ nhiệt tạm thời là dễ hiểu. Trong khi đó, yếu tố quyết định thị trường là nguồn cung vẫn đang xu hướng giảm kéo dài. Chính vì vậy, thời điểm hiện tại các bên tham gia thị trường đang thăm dò lẫn nhau. Bên cạnh đó, các sàn giao dịch tài chính và vàng tiếp tục tăng cũng sẽ kéo theo sàn hàng hóa tăng giá. Trạng thái thăm dò khả năng kéo thêm 1 - 2 phiên nữa sau đó xu hướng thị trường mới rõ ràn hơn.
Một rào cản khác của xe điện là giá bán. Trong một hội thảo diễn ra đầu tháng 9, VAMA cho biết, trung bình giá xe điện cao hơn 45% so với xe sử dụng động cơ đốt trong do chi phí sản xuất pin cao. Thực tế, tại Mỹ và châu Âu, cùng một mẫu xe, phiên bản điện (đã bao gồm pin) luôn cao hơn 20-30% so với phiên bản động cơ đốt trong khiến nhiều người tiêu dùng chưa thực sự sẵn sàng.
Nha khoa ViDental - Tiên phong áp dụng hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.