Xem 'Cẩm nang tuyển sinh 2024' phiên bản điện tử
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.Intel 'chơi lớn' giữa cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung
Ngày 15.2, Trung tâm Y tế (TTYT) H.Bù Đăng, tỉnh Bình Phước xác nhận trên địa bàn có thêm một bé gái tử vong vì mắc bệnh ho gà.Theo xác minh của TTYT H.Bù Đăng: Bé gái T.A.V (7 tháng tuổi, ngụ xã Đắk Nhau) sau khi sinh có sức khỏe bình thường, trẻ bú tốt, tỉnh táo. Đến ngày 5.1, bé có những triệu chứng ho kéo dài từng cơn, sốt nhẹ. Sau 2 ngày không thuyên giảm, gia đình đưa bé đi khám tại phòng khám tư nhân với chẩn đoán viêm phế quản lấy thuốc uống 4 ngày.Tuy nhiên, sau thời gian điều trị tại nhà, bệnh không giảm mà nặng thêm với các triệu chứng mệt mỏi, bú ít, cơn ho kéo dài hơn. Đến ngày 11.1, bé được mẹ đưa đi khám tại TTYT H.Bù Đăng với chẩn đoán viêm phổi nặng và được chuyển tuyến xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước, sau đó tiếp tục chuyển tiếp xuống Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) vào tối cùng ngày.Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 bé được chăm sóc đặc biệt với chẩn đoán viêm phổi nặng, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, ho gà, giãn não thất. Đến ngày 5.2, qua quá trình điều trị tích cực bệnh không tiến triển, Bệnh viện Nhi Đồng 2 trả về tới nhà thì tử vong.Đáng chú ý, đây là ca tử vong thứ 2 do bệnh ho gà được ghi nhận tại H.Bù Đăng trong 3 tháng vừa qua. Trước đó, ngày 27.12.2024, bệnh nhi P.T.T.N (2 tháng tuổi, ngụ thôn Sơn Phú, xã Phú Sơn) đã tử vong sau hơn 1 tuần điều trị bệnh ho gà.Hiện TTYT H.Bù Đăng đã tiến hành giám sát các hộ gia đình có con nhỏ xung quanh, không phát hiện ca bệnh ho sốt; đã tuyên truyền vận động các hộ gia đình đưa con em đi chích ngừa; phối hợp với các đơn vị liên quan phun độc khử trùng, vệ sinh môi trường xung quanh khu vực bệnh nhi ở và các khu vực nghi ngờ; tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh ho gà.Tiếp tục thực hiện triệt để việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ, rà soát đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng...
Bờ kè quá nguy hiểm
Ngày 6.1, Công an Q.8 (TP.HCM) cho biết, đơn vị đang xác minh, điều tra vụ 3 mẹ con được gia đình trình báo "mất tích".Theo cơ quan điều tra, danh tính người bị "mất tích" là chị Lương Thị Mai Thúy (32 tuổi) sống cùng gia đình tại địa chỉ 117H/41 Hoài Thanh, P.14. Q.8, TP.HCM. Lúc đi, chị Thúy dẫn theo 2 con ruột là cháu Trần Tấn Phúc (4 tuổi) và Trần Điền Khang (2 tuổi).Theo đó, khoảng 20 giờ ngày 16.10.2024, anh Trần Tấn Tài (31 tuổi, chồng chị Thúy) đi làm về không thấy vợ và 2 con trai, không rõ đi đâu. Anh Tài gọi điện cho chị Thúy nhưng không liên lạc được. Đến ngày 24.12.2024, anh Tài đến cơ quan công an trình báo.Theo người thân, trước đó, khoảng nửa tháng, giữa anh Tài và chị Thúy xảy ra mâu thuẫn, cãi vã về vấn đề tiền bạc; song, hai người đã làm hòa. Khi rời khỏi nhà, chị Thúy mặc áo khoác màu xám, quần jean xanh.Vụ việc hiện được Đội Cảnh sát hình sự Công an Q.8 thụ lý điều tra. Để phục vụ công tác điều tra, tìm người "mất tích", người dân có phát hiện chị Thúy cùng 2 cháu hoặc biết thông tin về chị Thúy cùng 2 cháu vui lòng cung cấp cho Đội Cảnh sát hình sự Công an Q.8 (địa chỉ 993 Phạm Thế Hiển, P.5, Q.8) hoặc gặp đồng chí Nguyễn Tấn Lực, số điện thoại 0903.785.908.
Hôm nay 27 tết (tức 26.1), chợ hoa xuân ở Công viên 23 Tháng 9 (Q.1, TP.HCM) sôi động không khí mua bán. Nhiều khách Tây đến từ khắp các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Thụy Sĩ, Pháp… hào hứng tham quan chợ hoa, tận hưởng không khí tết Việt Nam.Chiều nay, nhiều người Việt đi chợ hoa Công viên 23 Tháng 9 và cả những chủ vườn đều hướng ánh mắt tò mò đến cặp chị em người Mỹ, là bà Ann và anh Buck. Lý do là vì anh Buck với vóc người cao lớn vác trên vai một chậu hoa giấy to đùng, còn bà Ann cầm một chậu quất vui vẻ rời khỏi chợ hoa sau khi đã mua sắm xong. Nhìn 2 chị em, ông Ân, một chủ vườn ở chợ hoa này cho biết khách Tây đi chợ hoa tham quan nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên ông thấy họ mua hoa tết."Tôi bán hoa tết hơn 20 năm ở Sài Gòn, lần đầu thấy người Mỹ mua hoa về chưng. Đó giờ tôi chỉ thấy họ tới tham quan, chụp ảnh, vậy nên mới nhìn vì thấy lạ. Hy vọng họ sẽ đón những ngày tết vui vẻ ở Việt Nam", ông bày tỏ.Chia sẻ với phóng viên, bà Ann cho biết bà bắt đầu công việc ở TP.HCM cách đây không lâu và hiện đang sống ở TP.Thủ Đức. Đây là lần đầu tiên bà cùng em trai đón tết ở đây. Đó là lý do bà muốn hòa vào không khí tết Việt, đi chợ tết, mua sắm hoa về nhà trang trí.Sau khi đi một vòng chợ hoa, bà cũng mua được những chậu ưng ý. Với người phụ nữ Mỹ, đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị. "Thật tuyệt khi đón tết Việt Nam. Tôi yêu không khí này quá! Tôi thích mọi người ở đây, ai cũng cởi mở, thân thiện và tốt bụng", bà cười tươi, nói.Theo bà Ann, đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu cuộc sống mới ở Việt Nam. Bà cũng "lì xì" cho một số người có duyên ở chợ hoa tết này như một phong tục vào ngày tết, chúc may mắn và bình an. Em trai bà Ann, anh Buck cũng nói rằng thật thú vị khi đón tết ở Việt Nam. Trước đó, chị gái anh đã tự tay gói bánh chưng và vô cùng tự hào về thành phẩm. Họ vẫn đang trong những ngày khám phá văn hóa Việt với nhiều điều thú vị.Chiều nay, gia đình của anh Marcus, người Thụy Sĩ cũng ghé chợ hoa Công viên 23 Tháng 9 để tham quan và trải nghiệm không khí tết ở Việt Nam. Anh cho biết đây là lần đầu tiên họ đến TP.HCM và may mắn và đúng dịp cận Tết Nguyên đán.Vợ chồng anh và 2 con thích thú khi đi đâu cũng thấy hoa rực rỡ trên đường. Họ có 3 tuần ở Việt Nam và sẽ dành thời gian cho TP.HCM cũng như Phú Quốc, một số tỉnh miền Tây."Thật may mắn khi du lịch Việt Nam cận tết. Không khí ở đây thật tuyệt vời khi mọi người cùng nhau đón tết theo cách đặc biệt. Nói thật, trước khi đến đây tôi không biết gì về tết Việt Nam, tuy nhiên giờ thì chúng tôi đã biết và rất thích với trải nghiệm mới này", chị Liv, vợ anh Marcus nói thêm.Theo vợ chồng người Thụy Sĩ này, các con của họ cũng rất thích Việt Nam khi khám phá được nhiều điều thú vị. Họ hy vọng những ngày tới đây sẽ có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời.Đi dạo chợ hoa cùng bạn gái, một người đàn ông Pháp cho biết họ chỉ tham quan, không có ý định mua hoa. Đến đây, anh cảm nhận được sự nhộn nhịp, vui vẻ, hoa khoe sắc. Anh cho biết đây là năm thứ 5 đón năm mới ở Việt Nam và hy vọng sẽ còn nhiều năm nữa.
Làn sóng sáp nhập sắp càn quét ngành xe điện Trung Quốc?
Các địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn là Kon Tum có 106 ha, Gia Lai 648 ha, Đắk Lắk 2.056 ha, Đắk Nông 10.721 ha, Lâm Đồng 660 ha, Long An 4.642 ha, Bến Tre 50 ha và Sóc Trăng 1.531 ha.