Hoàng Nguyên Thanh giành chiến thắng ở giải marathon Bình Phước - Trường Tươi Group
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.Cách làm lành vết thương hở mau khô ngừa sẹo xấu đúng chuẩn y khoa
Chiều nay 11.2, Công an TX.Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết đơn vị vẫn đang vào cuộc xác minh thông tin vụ việc thanh niên bị tố lấy 2 cô gái sau khi cả hai mang bầu. Như Thanh Niên đã thông tin, sáng nay UBND P.Điện An (nơi anh Nh. cư trú) và UBND xã Điện Hòa (cùng TX.Điện Bàn, nơi chị Y.L. cư trú) đều xác nhận chưa từng giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn giữa anh Nh. và chị D. cũng như giữa Nh. và chị L. Đến nay, lãnh UBND P.Vĩnh Điện (nơi chị L.T.D, người tố vụ việc qua mạng xã hội, cư trú) cũng xác nhận chưa từng giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn.Câu chuyện "hy hữu" này nhận được sự quan tâm lớn của dư luận và cũng làm nảy sinh nhiều tình huống pháp lý. Trao đổi với PV Thanh Niên, luật sư Ngô Thanh Tài, Trưởng văn phòng luật sư Thanh Thiên (Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Nam), cho rằng xét trong trường hợp anh Th. đã đăng ký với một trong 2 cô gái nhưng vẫn tiếp tục làm lễ đính hôn với cô gái khác thì vi phạm phạm chế độ hôn nhân theo luật Hôn nhân gia đình năm 2014; từ đó, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.Nhưng trường hợp anh Nh. không có đăng kết kết hôn với cả 2 cô gái, thì hành vi của anh Nh. sẽ bị dư luận xã hội lên án về mặt đạo đức xã hội. "Luật Hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh khi đã đăng ký kết hôn và phát sinh quyền nghĩa vụ của vợ và chồng hoặc các yếu tố khác như con cái, tài sản thì pháp luật mới can thiệp vì vi phạm chế độ một vợ, một chồng", luật sư Tài nói.Có mặt tại nhà chị D. ở khối 4 P.Vĩnh Điện sáng nay 11.2, PV Thanh Niên tiếp xúc và nhận thấy nhiều người dân vẫn chưa hết bàn tán về câu chuyện "hy hữu" mà chị D. đang bị cuốn vào. Nhiều người bày tỏ sự cảm thương trước hoàn cảnh éo le của chị D.Vừa trông coi quán tạp hóa nhỏ vừa chăm cháu trai hơn 1 tuổi (con của chị D. và anh Nh.), bà L.T.T.T. (mẹ chị D.) khẳng định từng câu từng chữ con mình chia sẻ trên mạng xã hội là hoàn toàn sự thật.Theo bà T., sau khi gia đình Nh. mang trầu cau sang và vái lạy ông bà tổ tiên bên nhà bà để xin cưới D. về làm dâu thì chỉ chưa đầy 3 tuần sau, họ lại tiếp tục đưa trầu cau sang hỏi cưới thêm một cô gái khác.Lễ vu quy của chị D. và anh Nh. tổ chức ngày 6.8.2023, còn lễ vu quy của chị L. cùng anh Nh. tổ chức ngày 27.8.2023.Bà T. cho biết, sự việc chỉ được phơi bày khi bà nhận được những tấm ảnh đính hôn giữa Nh. và chị L. do chính chị L. chủ động gửi qua Zalo của bà."Cách đây tầm 5 tháng, Zalo của tôi hiện thông báo tin nhắn của người lạ. Tôi "kích" vào xem ảnh thì tá hỏa khi thấy chồng của con gái mình đang tổ chức cưới hỏi với một cô gái khác. Tôi đưa vụ việc tâm sự lại với con gái thì nhận lại được câu trả lời rằng: "Sự việc con đã biết trước nhưng giấu kín để giữ thể diện cho gia đình bên chồng". Nghe xong, tôi càng thấy thương cho số phận bất hạnh của con mình", bà T. tâm sự.Từ khi mẹ phát hiện ra việc Nh. cưới cả 2 người, chị D. quyết định dẫn theo con trai rời nhà chồng để về nhà mẹ đẻ sinh sống.Mấy hôm nay, khi nghe câu chuyện đang gây xôn xao trên mạng xã hội, bà con chòm xóm của chị D. cũng bày tỏ sự bất ngờ và cứ ngỡ mọi thứ "chỉ có trong phim"."Tội nghiệp con D., nó mồ côi cha, một mình mẹ tần tảo sớm hôm nuôi ăn học. Khi nghe câu chuyện hôn nhân của D., tôi cũng như nhiều người hàng xóm khác không tin nổi. Bởi không ai nghĩ sự việc này lại có thật ở ngoài đời", một người hàng xóm của D. chia sẻ.Trong ngày 11.2, PV Thanh Niên cũng đã tìm cách liên hệ với những người trong cuộc còn lại, nhưng chưa kết nối được.Như Thanh Niên đã thông tin, sáng 10.2, mạng xã hội Facebook tiếp tục gây chú ý khi bài viết do một cô gái chia sẻ về chuyện một chàng trai làm lễ cưới với 2 cô gái tiếp tục lan truyền, thu hút hàng chục ngàn bình luận và hàng ngàn lượt chia sẻ.Mở đầu bài viết trên trang cá nhân của mình, cô gái có tài khoản Facebook L.T.D cho biết, cô bắt đầu quen biết anh Nh. tháng 12.2022. Khi quen nhau, anh Nh. có kể đã chia tay người yêu cũ là chị L. vào tháng 6.2022. Thời gian quen nhau, anh Nh. có đến nhà chị D. và thưa trình với mẹ chị D.Dịp lễ 30.4.2023, anh Nh. và chị D. đi du lịch cùng nhau. Sau đó, chị D. phát hiện mình mang thai.Khi chị D. báo cho anh Nh. biết thì anh này mới hốt hoảng. Sau đó, anh Nh. hẹn gặp chị D. và kể lại rằng thời điểm đầu tháng 4.2023, anh Nh. và chị L. có gặp lại khi tham gia cuộc nhậu và qua đêm với nhau. Sau lần đó, chị L. cũng báo tin với anh Nh. rằng chị đã có thai, trước khi chị D. báo tin có thai cho anh Nh. không lâu.Chị D. cho biết đã che giấu chuyện anh Nh. có con với người yêu cũ để bảo vệ danh dự gia đình anh trước họ hàng chị D. Chị D. cũng lấy lý do nhà anh Nh. có tang để mẹ chị đồng tình việc hoãn đám cưới của chị.Ngày đi hỏi cưới chị D., đại diện gia đình anh Nh. cam đoan trước ông bà và họ hàng gia đình chị rằng sẽ tiếp tục nạp lễ và rước chị sau khi mãn tang.Ngày về nhà anh Nh. sống, chị D. vô tình biết được chuyện gia đình anh đã qua dự tiệc cưới nhà chị L. (người yêu cũ anh Nh.). Chị D. kể rằng đã vô cùng phẫn nộ và nói chuyện với mẹ anh Nh.Mẹ anh Nh. tâm sự rằng, chị L. là giáo viên, giờ mang bầu nên gia đình chị L. cũng nhờ lên đứng để gánh danh dự cho gia đình họ chứ không hề mang lễ qua, chỉ có ba mẹ anh Nh. cùng cô của anh qua dự.Chị D. kể rằng những lần chị và anh Nh. cãi vã nhau, mẹ anh Nh. đã nói những lời cay đắng. Sau đó, chị D. quyết định bồng con dọn về nhà mẹ đẻ ở.Trong bài viết đăng tải lên trang Facebook, chị D. có đăng tải hình ảnh kèm chú thích lễ vu quy của chị và anh Nh. diễn ra ngày 6.8.2023 và tấm ảnh lễ vu quy của chị L. cùng anh Nh. diễn ra sau đó không lâu, ngày 27.8.2023.
Bánh mì 'bun mee' của Việt Nam là sandwich ngon nhất thế giới
Chiều 5.3, đội Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) chạm trán với đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, ở trận đấu thuộc lượt 2 bảng B. Đoàn quân của HLV Nguyễn Văn Tuấn dù đã thi đấu rất nỗ lực, nhưng chung cuộc vẫn nhận thất bại 0-2 trước đại diện đến từ phía bắc. Trước đó, ở trận ra quân giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dù chơi hơn người trong cả hiệp 2, nhưng cũng để thua đầy đáng tiếc với tỷ số 0-1 trước đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.HLV Nguyễn Văn Tuấn (cựu danh thủ CLB Cảng Sài Gòn, biệt danh Tuấn “đen”) chia sẻ: “Ngay từ trước giải, chúng tôi không may mắn khi một số VĐV gặp tai nạn. Tâm lý các bạn bị ảnh hưởng, đồng thời đội bị xáo trộn về mặt nhân sự, chiến thuật. Trải qua 2 trận đấu nhưng chưa có điểm số nào, tôi và các cầu thủ thấy rất tiếc và hơi buồn. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng tôi dừng lại. Đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ tiếp tục tiến về phía trước, và vẫn còn 1 trận đấu nữa ở vòng bảng”.Đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM toàn thua 2 trận đầu, nhưng vẫn còn cơ hội để đi tiếp vào vòng trong. Theo điều lệ vòng chung kết giải bóng đá TNSV THACO cup 2025, đội đứng nhất và nhì ở mỗi bảng (3 bảng - 6 đội) cùng 2 đội đứng ba có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền góp mặt ở tứ kết.Cựu danh thủ Cảng Sài Gòn cho biết, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ không bỏ cuộc, dù trên thực tế cánh cửa đi tiếp giờ đã rất hẹp. “Chúng tôi vẫn sẽ hy vọng, dù cơ hội là không lớn. Dù chỉ còn 1% cơ hội đi tiếp, các cầu thủ đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn sẽ ra sân với tinh thần của một chiến binh thực thụ, vì màu cờ sắc áo”.Ở lượt trận cuối bảng B, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ chạm trán với đội Trường ĐH Văn Hiến, vào lúc 15 giờ 30 ngày 8.3. Thầy trò HLV Tuấn “đen” đã không còn đường lùi, khi bắt buộc phải thắng và giành 3 điểm thì mới nuôi hy vọng đoạt vé tứ kết dành cho đội hạng ba có thành tích tốt nhất. “Không còn cách nào khác, phải tấn công và tấn công, chúng tôi sẽ chơi như vậy khi gặp đội Trường ĐH Văn Hiến. Tấn công nhưng phải ghi bàn. Trước đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, chúng tôi tấn công nhưng không ghi bàn được và rốt cuộc đã thua trận. Do đó, ban huấn luyện sẽ có những điều chỉnh để đội Trường Bách khoa TP.HCM chơi hiệu quả hơn ở trận quyết định”, HLV Văn Tuấn nhấn mạnh.Cũng theo HLV Tuấn “đen”, ở lượt trận cuối bảng B, ban huấn luyện đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có thể sẽ trao cơ hội cho các cầu thủ ít được thi đấu từ đầu giải. “Đây là cơ hội cho các bạn ít ra sân và các bạn sinh viên năm nhất, để được cọ xát và tích lũy kinh nghiệm. Biết đâu, các bạn này với khao khát được thể hiện mình sẽ tạo ra bất ngờ”, ông Tuấn nói.
Ngày 2.1, Công an P.Bến Thành (Q.1, TP.HCM) đang làm việc, lấy lời khai người đàn ông có hành vi hành hung một nam shipper trên đường Phạm Hồng Thái.Trước đó, chiều cùng ngày mạng xã hội lan truyền, bày tỏ bức xúc khi xem đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông cầm dao truy đuổi, hành hung nam thanh niên trên đường.Qua xác minh, vụ việc xảy ra lúc 12 giờ ngày 2.1, trên đường Phạm Hồng Thái. Theo đoạn clip, người đàn ông cầm dao truy đuổi, đè, đấm đá nhiều lần vào người một nam thanh niên. Trong lúc hành hung, người đàn ông ngã xuống đường thì nam thanh niên bỏ chạy. Vụ việc được một người phụ nữ và một người đi đường can ngăn.Nhận tin báo, Công an P.Bến Thành đã xác minh, đưa người đàn ông về trụ sở để lấy lời khai, đồng thời thu giữ hung khí.Bước đầu, công an xác định trong lúc giao hàng, hai bên xảy ra cãi nhau rồi dẫn đến vụ việc nói trên.
Đội ngũ y tế chuyên môn cao góp phần làm nên chất lượng JCI của FV
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.