$499
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kuwin. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kuwin.Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kuwin. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kuwin.Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp. ️
Sáng 7.1, nhiều người dùng tại Việt Nam cho biết ứng dụng Messenger (do Meta phát hành) bị trục trặc khiến họ gián đoạn liên lạc. Một số cho biết tình trạng này bắt đầu từ ngày hôm trước và chỉ xảy ra với phiên bản web. Nếu sử dụng ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động sẽ không gặp vấn đề bất thường.Anh Trần Tú (Hà Nội) cho biết sáng 7,1, khi truy cập vào Facebook và xem phần tin nhắn Messenger trên máy tính thì gần như toàn bộ nội dung chat hiển thị từ nhiều ngày trước đó, chỉ duy nhất cuộc trò chuyện "không hiểu sao vẫn được cập nhật như bình thường", anh Tú nói. Messenger bản web của anh bị thiếu rất nhiều cuộc trò chuyện trong sáng cùng ngày, tuy nhiên ở ứng dụng trên điện thoại, phần mềm nhắn tin này vẫn hiển thị đầy đủ các cuộc trao đổi cũ lẫn mới, sắp xếp theo đúng trình tự và nhận thông báo tin mới.Trần Vân (Hà Nội) cũng cho biết chị không thể tải được các tin nhắn mới của khách hàng trên trình duyệt của máy tính. Thậm chí khi bấm thử vào một số tin trao đổi trước đó, màn hình chỉ hiển thị một ô trống trơn không có nội dung, thể hiện như đang tải dữ liệu về nhưng mãi không có biến chuyển. "Tôi đã đăng bài thông báo trên trang cá nhân về tình trạng này để bạn bè cũng như khách hàng biết, tránh bị trách oan và để mọi người chủ động phương thức liên lạc khác với mình khi cần", Vân cho biết thêm.Trên trang DownDetector, người dùng Việt Nam lẫn quốc tế đều đang phản ánh sự cố liên quan đến Messenger. Theo dữ liệu ghi lại từ hệ thống, vấn đề có vẻ bắt đầu từ rạng sáng 7.1 (theo giờ Việt Nam) và kéo dài tới hiện tại vẫn chưa được khắc phục.Thời gian gần đây, cả Facebook lẫn Messenger thường xuyên gặp lỗi bất ổn định trong quá trình hoạt động. Lỗi đa phần không thể truy cập, hư hại một phần tính năng như hiển thị nội dung, bất thường trong phân phối thông tin trang chủ, không gửi được hình ảnh, tin nhắn... Trong đa phần sự cố, Meta (công ty mẹ của Facebook, Messenger, Instagram...) thường giữ im lặng, không chủ động đưa ra thông tin, cũng không phản hồi các nội dung được phản ánh từ người dùng lẫn truyền thông. ️
Vào lúc 15 giờ 15 ngày 7.1, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage Facebook, kênh YouTube, Báo Thanh Niên.Các ngành công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và công nghiệp bán dẫn hiện nay đang được xem là các lĩnh vực cốt lõi tại nhiều quốc gia, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Tại Việt Nam công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ số cốt lõi như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn... đang được Chính phủ đẩy mạnh phát triển. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới có kế hoạch phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam.Điều này mang đến lợi thế gì cho Việt Nam và các trường ĐH - nơi đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước? Nhu cầu nhân lực và nhu cầu của người học hiện nay đối với những ngành công nghệ là gì? Trước xu hướng đó, thí sinh có nên đổ xô đăng ký học ngành trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn... hay chỉ thực sự đam mê và có tố chất nào đó thì mới nên theo đuổi?Những vấn đề này sẽ được bàn luận trong phần 3 chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ".Chương trình diễn ra từ 15 giờ 15 - 16 giờ 15, gồm các chuyên gia:Tiến sĩ Lê Viết Tuấn, Trưởng bộ môn trí tuệ nhân tạo, khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Mở TP.HCM, nhận định: "Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam, vừa là cơ hội nhưng đồng thời là thách thức, phép thử cho chúng ta. Hy vọng chúng ta sẽ nắm bắt tốt cơ hội này". Năm nay Trường ĐH Mở TP.HCM tuyển 5.300 chỉ tiêu, 34 chương trình chuẩn và 17 chương trình chất lượng cao. Trường áp dụng các phương thức tuyển sinh linh hoạt, trong đó phương thức xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT và theo đề án riêng của trường.Còn tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho rằng có thể nói đây là thời điểm bùng nổ về công nghệ. Trường ĐH Công thương TP.HCM tập trung đầu tư mạnh vào lĩnh vực này, trong đó có việc chuẩn bị nền tảng cho việc mở các ngành đào tạo này thời gian tới. Năm 2025 trường dự kiến mở thêm 3 ngành đào tạo, nâng lên thành 37 chương trình đào tạo toàn trường. Trong đó, các ngành mới gồm: luật, du lịch và công nghệ vật liệu. Ngoài 4 phương thức cũ (xét học bạ, xét tuyển thẳng, điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT); trường còn phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ xét tuyển. Đáng chú ý, trường dự kiến giảm 50% học phí cho ngành công nghệ kỹ thuật cho người học.Trước xu hướng này, nhiều thí sinh đặt vấn đề có nên đổ xô đăng ký học ngành trí tuệ nhân tạo, bán dẫn... hay chỉ thực sự đam mê và có tố chất nào đó thì mới nên theo đuổi?Theo thạc sĩ Dương Thành Phết, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khối ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã là những ngành "hot" trong những năm qua. Năm 2022 với làn sóng của AI, cụ thể là ChatGPT, nguồn nhân lực CNTT càng cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với xu hướng của AI, các ngành nghề xoay quanh ứng dụng AI trở nên thu hút rất nhiều thí sinh.Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có 5 ngành đào tạo. Cụ thể gồm ngành CNTT (5 chuyên ngành, trong đó 1 chuyên ngành là một nhánh của AI). Ngoài ra, tại trường còn có các ngành nghề khác: an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính. Đặc biệt từ năm 2024, trường có mở thêm ngành AI. Với xu hướng hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp rất nhiều, trường có mối quan hệ hợp tác với hơn 200 tập đoàn, công ty. Gần đây trong chiến lược tuyển dụng, họ luôn yêu cầu dù là kỹ sư phần mềm thì cũng cần có kiến thức về AI. Vì vậy, thí sinh hãy cố gắng tìm hiểu, nếu phù hợp với sở thích sở trường của mình thì các hãy đăng ký ngành AI hoặc các ngành có ứng dụng AI.Trong năm 2025 trường mở ra một số ngành nghề mới phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Cụ thể về lĩnh vực CNTT có ngành CNTT, an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính và AI, robot và AI, công nghệ bán dẫn… Ngành AI tại mỗi trường chương trình đào tạo khác nhau hay cùng chung một hướng kiến thức? Thu nhập của người làm về AI hiện nay khoảng bao nhiêu? Đây là băn khoăn của nhiều bạn đọcTheo thạc sĩ Dương Thành Phết, về chương trình đào tạo, ngành AI tại các trường ĐH cơ bản là giống nhau. Vì khi xây dựng chương trình đào tạo, các trường đều phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT là phải tiến hành khảo sát, đối sánh chương trình đào tạo của trường mình và các trường ĐH trong nước cũng như các trường quốc tế. Định hướng đào tạo của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM là theo hướng ứng dụng thực hành nên xây dựng chương trình đào tạo cũng như đào tạo luôn có sự đồng hành của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực CNTT hướng tới việc ứng dụng thực hiện nhiều hơn.Nhiều thí sinh băn khoăn về những điều kiện phù hợp để học ngành công nghệ và CNTT. Trước băn khoăn này, tiến sĩ Lê Viết Tuấn giải đáp: "CNTT có nhiều vị trí việc làm cho cả người hướng nội và người hướng ngoại. Dù thuộc tuýp nào cũng cần có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình trước người khác… Tố chất đầu tiên là đam mê công nghệ - năng lượng vô hạn vượt qua thách thức trong nghề. Bên cạnh đó, tinh thần học hỏi, khát khao tìm hiểu, tò mò cái mới sẽ giúp chúng ta không ngừng học hỏi kiến thức trong học tập và làm việc. Ngoài ra, việc có khả năng tư duy logic, phán đoán tốt sẽ giúp thành công hơn trong sự nghiệp". Còn tiến sĩ Nguyễn Văn Khả cho rằng nhóm ngành công nghệ và CNTT dù học kỹ thuật vẫn tiếp cận với các lĩnh vực kiến thức khác. Trong thời đại công nghệ đang phát triển, việc học công nghệ và làm việc trong lĩnh vực này đã có nhiều thay đổi. Do đó, việc học ngành này không còn sự phân biệt về giới tính, khô khan hay hài hước. Một thí sinh đặt câu hỏi: "Các ngành công nghệ tại Trường ĐH Công thương TP.HCM có tỷ lệ chọi ra rao? Em thích về máy móc, động cơ, khả năng 3 môn toán, lý, hóa chỉ được khoảng 20-21 điểm thì nên chọnngành công nghệ nào?"Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả cho hay trường đào tạo nhiều ngành về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, trừ nhóm ngành CNTT lấy điểm chuẩn từ 24-26 điểm hàng năm, các ngành còn lại từ mức 20-22 điểm (theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT). Như vậy, so với điểm chuẩn năm vừa rồi, em có thể trúng tuyển vào các ngành như cơ khí điện tự động kỹ thuật nhiệt. Ngoài ra, thí sinh có thể dự thi đánh giá năng lực để tăng khả năng trúng tuyển vào trường.Theo tiến sĩ Lê Viết Tuấn, năm 2025, Trường ĐH Mở TP.HCM bổ sung môn tin học, công nghệ và pháp luật vào tổ hợp xét tuyển của trường. Trường cũng dự kiến tổ chức kỳ thi V-SAT để lấy kết quả xét tuyển vào trường.Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, năm 2025 trường dự kiến mở thêm 3 ngành đào tạo, nâng lên thành 37 chương trình đào tạo toàn trường. Trong đó, các ngành mới gồm: luật, du lịch và công nghệ vật liệu. Ngoài 4 phương thức cũ (xét học bạ, xét tuyển thẳng, điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT); trường còn phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ xét tuyển. Đáng chú ý, trường dự kiến giảm 50% học phí cho ngành công nghệ kỹ thuật cho người học.Bạn đọc có thể xem lại phần 1 và phần 2 chương trình tại đây. ️