NHNN đề nghị Bộ Công an, Tài chính hỗ trợ đấu thầu, nhập khẩu vàng
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ sáng 20.3, giá vàng trong nước tăng vùn vụt vượt xa 100 triệu đồng/lượng.Cụ thể, vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC được niêm yết mua vào 98,6 triệu đồng/lượng, bán ra 100,4 triệu đồng, tăng 600.000 đồng ở chiều mua vào và tăng 900.000 đồng ở chiều bán ra.Đây là mức cao nhất trong lịch sử vàng miếng tại Việt Nam.Các công ty kinh doanh vàng bạc khác cũng bán ra vàng miếng bằng Công ty SJC.Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC loại 0,5 - 2 chỉ được mua vào lên 98,6 triệu đồng, bán ra lên 100,43 triệu đồng, tăng 900.000 đồng.Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tăng 800.000 đồng khi mua vàng nhẫn 98,7 triệu đồng, bán ra 100,7 triệu đồng…Giá vàng thế giới tăng vọt lên mức kỷ lục mới là 3.046 USD/ounce, tăng so với hôm qua 12 USD. Kim loại quý duy trì đà tăng sau cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Fed công bố giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25% - 4,5%, trong khi các quan chức đánh dấu triển vọng lạm phát tăng trong năm nay và triển vọng tăng trưởng kinh tế thấp hơn, sau chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump.Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá trung tâm 17 đồng, lên 24.807 đồng/USD.Các ngân hàng đã tăng giá USD thêm 20 đồng, Vietcombank mua vào 25.340 - 25.370 đồng, bán ra 25.730 đồng;ACB mua vào 25.350 - 25.380 đồng, bán ra 25.730 đồng;Vietinbank mua vào 25.376 đồng, bán ra 25.736 đồng…Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh tiếp tục tăng thêm 20 đồng, mua vào lên 25.840 đồng, bán ra 25.940 đồng.Giá USD trên thị trường thế giới tăng nhẹ, chỉ số USD - Index thêm 0,2 điểm, lên 103,46 điểm. Giá USD tăng sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất như dự kiến, nhưng cho biết các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ cắt giảm chi phí đi vay khoảng 0,5% vào cuối năm nay, ngay cả trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát cao hơn. Chủ tịch Fed ông Jerome Powell đã nêu những thách thức mà các quan chức ngân hàng trung ương phải đối mặt khi đưa ra những dự báo mới về triển vọng kinh tế, sau loạt chính sách mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Các quan chức Fed dự báo lạm phát trong năm nay sẽ ở mức 2,7% so với tốc độ 2,5% dự kiến vào tháng 12. Fed đặt mục tiêu lạm phát ở mức 2%.CEO VinES không tự tin cạnh tranh giá với pin Trung Quốc
tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc TP.HCM và các tổ giúp việc cho ban.Ban chỉ đạo có 48 thành viên do Chủ tịch Phan Văn Mãi làm trưởng ban. Phó trưởng ban thường trực là bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM. Các phó trưởng ban còn lại là 5 Phó chủ tịch UBND TP.HCM và Giám đốc Sở Nội vụ.Thành viên ban chỉ đạo làm giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.HCM.Bên cạnh đó, Chủ tịch Phan Văn Mãi cũng thành lập tổ giúp việc ban chỉ đạo về sắp xếp bộ máy do ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ là Tổ trưởng. Còn tổ giúp việc về xây dựng, giải quyết chế độ, chính sách do bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó giám đốc Sở Nội vụ làm Tổ trưởng.Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể, xin chủ trương phương án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập.Đồng thời, xây dựng đề án và ban hành các quyết định sắp xếp, tổ chức lại tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập; bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.Bên cạnh đó, nghiên cứu, tham mưu các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp theo quy định của Chính phủ và quy định của bộ, ngành, thành phố.Tại phiên họp cuối tháng 12.2024, Thành ủy TP.HCM thống nhất phương án UBND TP.HCM giảm từ 21 sở còn 15 sở (giảm gần 30%), còn 2 cơ quan hành chính và 32 đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, TP.HCM đề xuất cho phép giữ lại Sở An toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội. Nếu phương án này được Trung ương thông qua, UBND TP.HCM sẽ có 16 sở.Theo lộ trình 9 bước do Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất, giữa tháng 1.2024 HĐND TP.HCM xem xét thông qua và ban hành các quyết định, nghị quyết tổ chức lại, hợp nhất, sáp nhập các cơ quan đơn vị.Đến giữa tháng 2.2025 sẽ hoàn tất việc sắp xếp, ổn định hoạt động. Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Bộ Nội vụ kết quả thực hiện sắp xếp bộ máy trong tuần cuối cùng của tháng 2.2025.
Giải bóng rổ VBA 2023: CLB Danang Dragons chưa nếm mùi chiến thắng
• Tinh dịch đi vào bàng quang chứ không ra ngoài cơ thể, theo Hindustan Times.
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.
Nhận định EURO 2020, tuyển Croatia vs tuyển Scotland (2g ngày 23.6): Đưa nhau vào chỗ chết?
Sau cuộc đụng độ bất thường tại Nhà Trắng với Tổng thống Mỹ Donald Trump, một số nhà lãnh đạo châu Âu đã đề nghị hỗ trợ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky… trong khi số khác thúc giục hai bên nhanh chóng làm lành về ngoại giao.Ông Trump đe dọa sẽ rút lại sự hỗ trợ cho Ukraine ở thời điểm 3 năm sau khi cuộc chiến với Nga bùng nổ.Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói rằng “một kỷ nguyên độc hại mới đã bắt đầu”, và bà thúc giục Đức giải ngân thêm 3,1 tỉ USD viện trợ cho Ukraine.Trong ngày 1.3, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã chào đón ông Zelensky bằng cái ôm nồng ấm trước công chúng ở London. Cả hai đã ngồi lại để trò chuyện trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo châu Âu mà Tổng thống Zelensky sẽ tham dự vào ngày 2.3 để thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine.Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói chuyện với cả ông Zelensky và ông Trump vào ngày 1.3. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Macron đã kêu gọi hai bên bình tĩnh.Ông Macron cho biết ông Zelensky đã nói với ông rằng ông sẵn sàng “khôi phục đối thoại” với Mỹ bao gồm cả một thỏa thuận cho phép Mỹ tiếp cận doanh thu từ tài nguyên thiên nhiên của Ukraine. Nhưng ông Macron không đề cập những gì ông Trump đã nói với ông.Tổng thư ký NATO Mark Rutte thì cho rằng ông Zelensky cần tìm cách khôi phục quan hệ với ông Trump, sau cuộc tranh cãi “không đáng có”.Ông Rutte cho biết ông đã nói với nhà lãnh đạo Ukraine rằng “chúng ta thực sự phải tôn trọng những gì Tổng thống Trump đã làm cho Ukraine cho đến nay”, đồng thời nhắc nhở ông Zelensky rằng ông Trump là người đã cung cấp vũ khí chống tăng Javelin cho Ukraine vào năm 2019, giúp lực lượng nước này có thể chống trả quân đội Nga.