Choáng với những doanh nghiệp trả cổ tức lên 100%
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ cùng ngày, chị T. (30 tuổi) cùng con trai tên H. (12 tuổi, ở thôn Tân Lý, xã Minh Hóa) xuống khe Mục Miệu gần nhà để chuẩn bị lúa giống cho vụ mùa mới.Đến chiều tối, người thân không thấy 2 mẹ con về nhà nên đi tìm thì phát hiện thấy đôi dép, rổ thóc giống trên tảng đá gần khe nước.Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng cùng người dân tìm kiếm. Đến khoảng 19 giờ ngày 4.1.2025, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện mẹ con chị T. tử vong ở khu vực nước sâu gần đó. Hiện tại gia đình đã đưa thi thể 2 nạn nhân về nhà để lo hậu sự.Một công ty cảnh báo mạo danh lừa tuyển dụng lao động sang Úc
Ngày 10.2, Techcombank tăng lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn từ 0,2 - 0,3%/năm. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 - 2 tháng lên 3,7%/năm, 3 - 5 tháng lên 4%/năm, 6 - 11 tháng lên 4,9%/năm, từ 12 tháng trở lên là 5,1%/năm. Tương tự, Eximbank cuối tuần qua tăng lãi suất ở những kỳ hạn ngắn 0,1%/năm nhưng lại giảm lãi huy động ở kỳ hạn dài. Đối với lãi suất tiền gửi online các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, lãi suất cuối kỳ 1 tháng lên 4,1%/năm, 2 tháng lên 4,3%/năm, 3 tháng lên 4,4%/năm, 4 tháng lên 4,7%/năm (gần đạt mức trần lãi suất cho phép ở 4,75%/năm), 6 tháng lên 5,4%/năm, 12 tháng lên 5,6%/năm. Ở kỳ hạn 15 tháng, lãi suất giảm xuống 6,2%/năm, 18 tháng còn 6,5%/năm, 24 tháng còn 6,6%/năm…Ngoài ra, một số ngân hàng có mức lãi suất huy động vượt mức 6%/năm trên thị trường hiện nay có IVB ở mức 6,05%/năm ở kỳ hạn 12 tháng; 6,15%/năm ở kỳ hạn 36 tháng; 48 tháng ở 6,25%... Cake by VPBank áp dụng lãi suất 6%/năm cho kỳ hạn 12 - 18 tháng và 6,3%/năm cho kỳ hạn 24 - 36 tháng. GPBank áp dụng mức lãi suất 6,05%/năm cho kỳ hạn 12 tháng và 6,15%/năm đối với các kỳ hạn từ 13 - 36 tháng.Từ sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ đến nay, lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng từ 0,05 - 0,65%/năm so với cách đây một tuần. Lãi suất tiền đồng gần đây nhất lên 5,21 - 5,51%/năm ở các kỳ hạn, tiến gần mức cao nhất trong vòng 1 năm qua. Thêm vào đó, doanh số giao dịch trên thị trường cũng ở mức cao. Hoạt động trên thị trường mở từ sau Tết Nguyên đán đến nay cũng khá nhộn nhịp. Ngân hàng Nhà nước đã liên tục bơm ròng, chẳng hạn, ngày 10.2 đã bơm ròng gần 30.000 tỉ đồng, trong đó bơm ra 31.365,01 tỉ đồng và hút về 1.600 tỉ đồng. Trong tuần này có khoảng 150.000 ti đồng đáo hạn.Các diễn biến trên thị trường liên ngân hàng và thị trường mở cho thấy các nhà băng tăng cường thanh khoản cũng như hút vốn trên thị trường cho vay. Hiện các ngân hàng đang tung nhiều gói tín dụng ra thị trường, đẩy mạnh cho vay vào những ngày đầu năm. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm nay là 16%.Trong hệ thống, dù các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước có mức lãi suất huy động thấp nhưng số dư tiền gửi vẫn ở mức cao. Agribank có số huy động vốn vượt 2 triệu tỉ đồng, BIDV đạt 1,95 triệu tỉ đồng tính đến cuối năm 2024. Sau đó là VietinBank với 1,6 triệu tỉ đồng và Vietcombank với 1,5 triệu tỉ đồng. Có thể thấy, chỉ Big4 đã chiếm gần một nửa số huy động vốn trên thị trường, các ngân hàng khác chia nhau "miếng bánh" còn lại. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 25.12.2024, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 9,06%, tương ứng giá trị tăng 1,2 triệu tỉ đồng, lên gần 14,7 triệu tỉ đồng. Điều này cho thấy sức cạnh tranh huy động vốn trên thị trường ở mức cao.Lãi suất huy động vốn tăng đang gây áp lực đối với lãi vay. Theo Công ty chứng khoán VCBS trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên lãi suất điều hành, trong khi lãi suất cho vay bình quân giảm tiếp 0,96% so với cuối năm 2023 (sau khi đã giảm khoảng 2,5% trong năm 2023). Việc lãi suất huy động đã điều chỉnh tăng trở lại từ quý 2/2024 sẽ có độ trễ 3 - 6 tháng để phản ánh vào lãi suất cho vay. Mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường tăng thêm 0,5 - 0,7% trong năm 2025 trong bối cảnh kinh tế hồi phục và nhu cầu tín dụng mạnh mẽ hơn. Chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích: Lãi suất tiết kiệm tăng lên khi các ngân hàng cần vốn thúc đẩy cho vay và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng lên. Nghĩa là khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng cần tăng cường huy động vốn để trả lại cho người gửi tiền. Nhu cầu vốn trên thị trường tăng cao nên khả năng lãi suất huy động tăng sẽ kéo theo cho vay nhích lên.Trong phần nhận định mới đây, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế cấp cao Việt Nam và Thái Lan, Ngân hàng Standard Chartered nói: "Chính phủ đang tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn, điều này có thể giúp duy trì lãi suất thấp trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo lãi suất sẽ dần trở lại mức bình thường vào quý 2. Lạm phát, chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và diễn biến của VND sẽ đóng vai trò quan trọng, trong đó các quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ là yếu tố then chốt để duy trì ổn định kinh tế và tăng trưởng trong năm 2025. Để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần đa dạng hóa nền kinh tế và tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai".
Những trường tư, trường quốc tế nào ở TP.HCM có bậc tiểu học, tuyển sinh năm 2024-2025?
Đội hình HAGL ở V-League mùa giải 2024-2025 vốn đã trẻ, nay còn trẻ hơn. Đội bóng phố núi quyết định triệu tập lại 4 cầu thủ trẻ đang thi đấu ở CLB Long An theo dạng cho mượn gồm trung vệ Đinh Quang Kiệt (sinh năm 2007, cao 1,95 m), tiền đạo Nguyễn Minh Tâm (sinh năm 2005, cao 1,8 m), tiền vệ Môi Sê (sinh năm 2005, cao 1,7 m) và tiền đạo Hoàng Minh Tiến (sinh năm 2005, cao 1,78 m). Tất cả đều là nhà vô địch VCK U.21 quốc gia 2024. 4 cầu thủ này sẽ có cơ hội ra sân ở V-League trong phần còn lại của mùa giải. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, HAGL có đến 17 cầu thủ sinh sau năm 2000, đáng chú ý còn có tiền đạo Trần Gia Bảo, sinh năm 2008, người cũng đã ghi 1 bàn thắng tại V-League. Ngoài các ngoại binh, những cầu thủ sinh trước năm 2000 chỉ còn lại Lê Văn Sơn, A Hoàng, Châu Ngọc Quang, Trần Minh Vương, Phan Đình Vũ Hải, Nguyễn Hữu Anh Tài. Có thể nói, sau "thế hệ vàng" của những Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy... HAGL gần như thay đổi hoàn toàn, cả về nhân sự lẫn phong cách chơi bóng. Đội bóng phố núi gần như không có ngôi sao, không thi đấu hoa mỹ, nhưng điểm tích cực là họ đang tạo nhiều cơ hội cho các cầu thủ trẻ, điều có lợi cho bóng đá Việt Nam. Trong nhóm 4 cầu thủ mới được bổ sung, tiền đạo Hoàng Minh Tiến là gương mặt nổi bật. Anh trưởng thành từ lò đào tạo của HAGL, thường xuyên góp mặt ở các cấp độ đội tuyển trẻ Việt Nam như U.17, U.19, U.20. Đáng chú ý, trong chuyến tập huấn cùng đội tuyển U.17 Việt Nam trên đất Đức hồi đầu năm 2022, Minh Tiến thể hiện cực kỳ ấn tượng. Anh cùng trung vệ Nguyễn Mạnh Hưng (CLB Thể Công Viettel) được các chuyên gia Đức đánh giá rất cao và được trao cơ hội ở lại tập chuyên sâu 1 tuần tại CLB Eintracht Frankfurt. Sau đó, Minh Tiến liên tục được trau dồi kinh nghiệm ở các giải đấu trẻ, rồi khoác áo CLB Kon Tum chơi ở giải hạng ba quốc gia. Anh được HLV Hoàng Anh Tuấn điền tên vào danh sách dự VCK U.20 châu Á 2023, thi đấu khá tốt tại vòng loại U.23 châu Á 2025. Anh cho thấy tiềm năng trở thành một tiền đạo hàng đầu của bóng đá Việt Nam trong tương lai. Và trước khi được GĐKT Vũ Tiến Thành và HLV Lê Quang Trãi điền tên vào danh sách dự V-League 2024-2025, anh cũng được HLV Kiatisak Senamuang làm điều tương tự ở mùa giải 2023. Minh Tiến giàu tiềm năng nhưng điều quan trọng giờ là tiền đạo sinh năm 2005 phải nỗ lực hết mình để có thể được trao cơ hội ra sân tại HAGL. Từ đó, HLV Kim Sang-sik mới có cơ sở để đánh giá năng lực và gọi anh lên đội tuyển U.22 Việt Nam để chuẩn bị cho SEA Games 33.
Theo đánh giá của Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, năm 2024 là năm đầy thách thức đối với bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, VFF cùng các đội tuyển, trong đó có cá nhân từng cầu thủ và thành viên ban huấn luyện đã nỗ lực và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Đặc biệt nhất, chức vô địch AFF Cup lần thứ 3 của đội tuyển Việt Nam đã mang lại niềm cảm hứng lớn cho người hâm mộ. Đây là lần đầu tiên đội bóng sao vàng giành chức vô địch trên sân khách, khi vượt qua chính Thái Lan bằng màn trình diễn đầy cảm xúc. Trong đó, đoàn quân của HLV Kim Sang-sik đã thắng cả bốn trận đấu cuối cùng (2 trận bán kết và 2 trận chung kết), qua đó khẳng định vị thế hàng đầu của bóng đá Việt Nam trong đấu trường khu vực.Đội tuyển futsal nữ Việt Nam lần đầu tiên phá vỡ thế thống trị của Thái Lan để giành chức vô địch Đông Nam Á, tạo đà tốt để hướng đến vòng chung kết châu Á, đồng thời mở ra cơ hội cạnh tranh suất dự World Cup (lần đầu tổ chức). Bên cạnh đó, đội tuyển futsal nam cũng duy trì vị thế trong nhóm dẫn đầu khu vực, đoạt vị trí á quân Đông Nam Á 2024.Ngoài ra, đội tuyển U.17 Việt Nam cũng ghi dấu ấn khi giành vé tham dự vòng chung kết U.17 châu Á 2025 diễn ra vào tháng 4.2025, tại Ả Rập Xê Út. Đây là cơ hội quan trọng để đội tuyển trẻ chuẩn bị lực lượng cho các giải đấu lớn như SEA Games và vòng loại World Cup trong giai đoạn sắp tới. Tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025, U.17 Việt Nam cũng có hy vọng giành vé dự U.17 World Cup 2025, nếu vượt qua vòng bảng.Về mục tiêu, nhiệm vụ của bóng đá Việt Nam trong năm 2025, ông Trần Quốc Tuấn khẳng định, VFF đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng với chuỗi kế hoạch được triển khai từ năm 2023 và 2024. Điều này rất cần thiết, bởi bóng đá vốn mang tính chu kỳ, đòi hỏi sự chuẩn bị liên tục để đảm bảo tính bền vững trong thành tích.Đơn cử như năm 2024, dù không có giải đấu quan trọng, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn được đầu tư mạnh mẽ, với các chuyến tập huấn tại châu Âu và tham dự các giải giao hữu chất lượng ở Trung Quốc. Đây là nền tảng cho sự chuyển giao thế hệ, khi nhiều cầu thủ của lứa tham dự World Cup trước đây đã giải nghệ, từ đó đòi hỏi việc xây dựng lực lượng kế cận phải được thực hiện sớm. Bước sang năm 2025, đội tuyển nữ Việt Nam phải đảm đương những nhiệm vụ trọng yếu: tham dự vòng loại châu Á hướng tới World Cup, tranh tài tại giải vô địch Đông Nam Á, và bảo vệ tấm HCV SEA Games tại Thái Lan. Hai mục tiêu hàng đầu mà VFF đặt ra, là đội tuyển nữ Việt Nam phải có mặt tại vòng chung kết châu Á và giữ được ngôi đầu ở khu vực. Tuy nhiên, bóng đá nữ Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức không nhỏ khi các đối thủ trong khu vực như Indonesia hay Philippines đang cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt là tăng cường nhập tịch cầu thủ.Bên cạnh bóng đá nữ, đội tuyển bóng đá nam Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào chiến dịch vòng loại cuối Asian Cup 2027 bắt đầu từ tháng 3.2025, với mục tiêu giành vé tham dự vòng chung kết. Đây là đấu trường danh giá nhất của bóng đá châu lục, và là sân chơi mà đội tuyển Việt Nam đã liên tục góp mặt trong các giải gần đây. Thành tích tại vòng chung kết Asian Cup và vòng loại World Cup không chỉ khẳng định vị thế của bóng đá Việt Nam mà còn là bước đệm quan trọng hướng tới các mục tiêu lớn hơn.Đội tuyển U.22 (U.23) Việt Nam cũng mang trên vai nhiệm vụ quan trọng khi tham dự SEA Games 33, vào tháng 12.2025 tại Thái Lan. Hướng tới mục tiêu này, ngay từ năm 2024, VFF đã làm việc chặt chẽ với HLV Kim Sang-sik để chuẩn bị lực lượng. Nhiều cầu thủ trẻ triển vọng đã được triệu tập thường xuyên để cọ xát ở cấp đội tuyển quốc gia. Đây là những nhân tố chủ chốt hứa hẹn sẽ tạo nên bộ khung vững chắc cho U.22 Việt Nam tại SEA Games 33. Bên cạnh đó, trong năm 2024, đội U.22 Việt Nam cũng được tạo điều kiện tham dự một giải đấu quốc tế ở Trung Quốc, đối đầu với các đối thủ mạnh như Trung Quốc, Uzbekistan và Nhật Bản, qua đó tích lũy thêm những bài học quý giá, góp phần nâng cao trình độ và chuẩn bị cho tương lai.Năm 2025, có đến 4 đội bóng đá đại diện Việt Nam tham dự SEA Games (2 đội futsal và 2 đội sân 11 người), đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và tính toán kỹ lưỡng từ các bộ phận chuyên môn của VFF. Theo kế hoạch, vào tháng 6, đội tuyển futsal nam Việt Nam sẽ tham gia các trận giao hữu quốc tế chất lượng để chuẩn bị cho SEA Games cũng như giải vô địch Đông Nam Á. Trong khi đó, đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ có những chuyến tập huấn và thi đấu quốc tế để cọ xát, nhằm đảm bảo sự chuẩn bị toàn diện. Những kế hoạch này không chỉ giúp các cầu thủ cải thiện trình độ mà còn tạo điều kiện để đội tuyển sẵn sàng chinh phục các mục tiêu lớn trong năm 2025. VFF đặt kỳ vọng cao vào cả 2 đội tuyển (nam và nữ), tin rằng sự đầu tư bài bản và định hướng rõ ràng sẽ mang lại những thành công mới cho futsal Việt Nam trên đấu trường khu vực và châu lục.Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh rằng, xu thế tăng cường sử dụng cầu thủ nhập tịch đang diễn ra mạnh mẽ tại cả châu Âu và châu Á, góp phần nâng cao sức mạnh cho các đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, việc này được cân nhắc cẩn trọng, nhằm bảo đảm vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa phát huy tối đa sức mạnh tập thể để hướng đến những mục tiêu lớn hơn. Việc sử dụng cầu thủ nhập tịch trong đội tuyển quốc gia không chỉ tuân theo các quy định của FIFA mà còn dựa trên nguyện vọng của cầu thủ và sự phù hợp với tiêu chí chuyên môn, văn hóa.Ngoài ra, công tác đào tạo trẻ cũng được chú trọng đặc biệt. Từ các giải đấu trẻ U.9, U.11, U.15, U.17 đến U.21, VFF đã chú trọng đặc biệt vào các lứa tuổi từ U.15 đến U.21 - giai đoạn then chốt để các cầu thủ hoàn thiện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Các đội tuyển trẻ Việt Nam đã có cơ hội tập huấn và thi đấu giao hữu tại Nhật Bản, Qatar, Trung Quốc, Uzbekistan và nhiều quốc gia khác. Năm 2024 vừa qua, tất cả các đội trẻ, từ U.16 đến U.19, đều được tham gia các giải đấu giao hữu chất lượng cao, đối đầu với những đội mạnh như Uzbekistan, Nhật Bản và Hàn Quốc.Ông Tuấn khẳng định, với những nỗ lực đầu tư mạnh mẽ và chiến lược đúng đắn, bóng đá trẻ Việt Nam không chỉ tạo được một nền móng vững chắc mà còn bảo đảm sự ổn định và phát triển lâu dài cho đội tuyển quốc gia trong tương lai.Cũng theo Chủ tịch VFF, để xây dựng nền bóng đá phát triển bền vững, thì một trong những yếu tố cốt lõi là tạo ra các cơ chế hỗ trợ CLB, doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất. Bởi lẽ, chỉ khi có cơ sở vật chất tốt, các tài năng thể thao mới có điều kiện phát triển. Hiện nay, tại một số địa phương, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vấn đề sân bãi và quỹ đất dành cho bóng đá. Điều này đòi hỏi sự quan tâm và hỗ trợ từ các cấp chính quyền, từ trung ương đến địa phương, để CLB có điều kiện phát triển ổn định và bền vững."Một nền bóng đá mạnh mẽ chỉ có thể được xây dựng khi từng CLB - những "tế bào" của bóng đá phát triển tốt. Chính vì vậy, VFF hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm từ các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương để tạo ra các cơ chế ưu đãi giúp các CLB bóng đá ở Việt Nam phát triển một cách toàn diện. Khi các CLB phát triển ổn định, bóng đá Việt Nam sẽ có nền tảng vững chắc để vươn xa hơn trên đấu trường quốc tế. Ngoài sự quan tâm của Nhà nước, yếu tố xã hội hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Một nền thể thao mạnh cần sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào thể thao chuyên nghiệp và bóng đá cộng đồng. Xã hội hóa hiệu quả sẽ tạo ra nguồn lực lớn, giúp đẩy mạnh sự phát triển và chuyên nghiệp hóa những môn thể thao trọng điểm của quốc gia. Chính vì vậy, rất cần có các chính sách ưu đãi dành riêng cho những doanh nghiệp đầu tư vào thể thao, đặc biệt là bóng đá. Đây không chỉ là động lực thúc đẩy xã hội hóa thể thao mà còn là điều kiện thiết yếu để bóng đá Việt Nam tiếp tục chuyên nghiệp hóa, đáp ứng kỳ vọng của người hâm mộ và khẳng định vị thế trên trường quốc tế", Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn bày tỏ.
Tập 13 'Nữ hoàng nước mắt' tràn ngập cảnh quay lãng mạn của Kim Soo Hyun và Kim Ji Won
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.