Phở cuốn Hà Nội gói trọn niềm thương nhớ
Lần thứ 2 tổ chức vòng loại Đông Nam Bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) diễn ra trùng với sự ra mắt của huyện Long Đất mới.Sân Bàu Thành, được đánh giá là sân bóng đẹp hàng đầu ở giải TNSV THACO cup 2025, đã đón chào 6 đội bóng gồm các Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Lạc Hồng cùng 2 tân binh trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi và CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2. Phó chủ tịch huyện Long Đất, ông Lê Hữu Hiền khẳng định: "Đây là một trong những niềm vinh dự của phong trào TDTT huyện Long Đất nói chung và các xã thị trấn trên địa bàn huyện Long Đất nói riêng. Sắp tới đây chúng tôi sẽ còn nhiều hoạt động mang tính phong trào. Hy vọng Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục đồng hành cùng huyện Long Đất tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa, tạo không khí sôi nổi và phong trào hoạt động TDTT của huyện chúng tôi ngày càng đi lên".Ngày mở màn vòng loại Đông Nam bộ đã chứng kiến cơn mưa bàn thắng, với 14 pha lập công trong 2 trận đầu tiên, trong đó Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu đánh bại Trường ĐH Bình Dương với tỷ số 3-1, còn Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai thắng đậm Trườg ĐH Lạc Hồng với tỷ số 3-1.Nhà báo Lâm Hiếu Dũng, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên chia sẻ: "Vòng loại khu vực Đông Nam bộ tổ chức tại địa chỉ quen thuộc sân Bàu Thành thuộc huyện Long Đất là sự kiện thể thao đầy ý nghĩa, không chỉ là nơi giao lưu học hỏi mà còn là dịp để các bạn sinh viên thể hiện tài năng, sức trẻ và tinh thần thể thao của mình. Tôi tin rằng các đội bóng sẽ thi đấu hết mình, cống hiến các trận đấu hay và kịch tính theo tinh thần "Chơi đẹp, thắng đẹp, cổ vũ đẹp", giúp lan tỏa hình ảnh của giải TNSV THACO cup 2025 đến với khán giả và người hâm mộ".
Ra mắt Hội Giáo dục và Đào tạo TP.HCM
Chiều 20.3, đại diện Ban giám hiệu Trường trung - tiểu học Petrus Ký (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã cho dừng việc khảo sát thu thập thông tin học sinh có phụ huynh là viên chức nhà nước.Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh nhận được link "Khảo sát phụ huynh" do giáo viên của trường gửi vào trong nhóm với nội dung: "Kính thưa ba mẹ, nhà trường cần nắm thông tin số lượng phụ huynh là viên chức nhà nước nên rất mong ba mẹ thực hiện giúp cô link khảo sát ạ. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều".Theo đó, khi nhấn vào link, phụ huynh học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi bắt buộc như họ và tên học sinh, học lớp nào và trả lời câu hỏi "có" hoặc "không" vào mục "Có bố mẹ đang là công chức nhà nước".Sau khi nhận được câu hỏi khảo sát của nhà trường, nhiều phụ huynh (kể cả những người không phải là công chức, viên chức) cũng tỏ ra băn khoăn, đồng thời cho rằng việc khảo sát này là nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm tư của những phụ huynh đang là công chức, viên chức nhà nước trong thời điểm đang chuẩn bị sáp nhập các phường, xã và một số cơ quan nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Bình Dương hiện nay.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường trung - tiểu học Petrus Ký, giải thích do bộ phận tuyển sinh của trường hiểu nhầm ý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên đã tự lập link khảo sát và gửi cho phụ huynh học sinh.Ông Nam cho rằng nhà trường có chỉ đạo bộ phận tuyển sinh thu thập thông tin học sinh có phụ huynh đang làm công chức, viên chức nhà nước trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu sẵn có đang được lưu trữ tại trường để phục vụ công tác, chiến lược tuyển sinh trong các năm học tiếp theo của trường."Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh đã hiểu nhầm chỗ này, thay vì thống kê, thu thập trên hồ sơ, dữ liệu sẵn có thì lại đi lập link để khảo sát, thu thập. Đúng là thời điểm này có phần nhạy cảm nên tôi đã chỉ đạo dừng việc khảo sát lại", ông Phạm Ngọc Nam nói.
TP.HCM có nơi 35-37 độ C: Đề phòng sốc nhiệt khi thời tiết nắng nóng gay gắt
Cuộc thi mang tên "Thi viết tản văn, thơ về phụ nữ Việt Nam xa xứ", được phát động vào tháng 3.2024 - tháng có ngày Quốc tế phụ nữ, đang nhận bài viết dự thi của chị em phụ nữ người Việt Nam hoặc gốc Việt hiện sống và làm việc, học tập ở nhiều nước trên thế giới.
Cả Hyundai Creta mới và Kia Seltos có khá nhiều điểm tương đồng
Sẽ cấp ‘tín chỉ xanh’ cho các nhà máy sử dụng năng lượng sạch
Hướng tới kỷ niệm 30 năm có mặt tại Việt Nam, Toyota thực hiện hành trình xuyên Việt, khám phá 4 điểm cực với 10 chiếc xe hybrid của 5 mẫu xe gồm: Camry, Corolla Altis, Yaris Cross, Corolla Cross, và Innova Cross cùng các thành viên đến từ Toyota Việt Nam, nhân viên các Đại lý trên toàn quốc và nhiều chuyên gia khác đã khởi hành từ nhà máy Toyota Vĩnh Phúc. Đoàn sẽ di chuyển quãng đường hơn 5.000km, qua 38 tỉnh thành từ 17.2 - 8.3.2025. Dòng xe Hybrid là giải pháp thực tế và phù hợp với điều kiện hiện tại nhờ kết hợp 2 động cơ xăng và điện mang đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường, vận hành mạnh mẽ và quan trọng nhất là không bị giới hạn bởi cơ sở hạ tầng và làm thay đổi thói quen của người dùng. Thông qua hành trình, Toyota một lần nữa khẳng định xe hybrid có thể chinh phục các địa hình khác nhau với khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội.Hành trình không chỉ là chuyến đi kết nối, mà còn lan tỏa giá trị tốt đẹp, tiếp thêm động lực cho thế hệ trẻ và góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho cộng đồng. Tại mỗi điểm dừng chân, đoàn sẽ tổ chức các hoạt động thiện nguyện, một lần nữa khẳng định cam kết của Toyota trong việc trở thành một công dân gương mẫu, luôn đồng hành cùng sự phát triển của xã hội.

‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 45: Vừa chuyển đến chỗ trọ, Ngọc bị đòi nợ
Bến Tre là quê hương, là quê hương… thế thôi!
Mới đây, qua công tác quản lý địa bàn, theo dõi hoạt động kinh doanh trên môi trường online, ngày 13.2, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh PS.S do bà T.T.N.T làm chủ hộ kinh doanh, địa chỉ tại thị trấn Thanh Bình, H.Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.Tại thời điểm kiểm tra, Đội QLTT số 2 phát hiện hộ kinh doanh PS.S đang livestream bán hàng trên mạng xã hội TikTok các sản phẩm quần Jean, trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Qua làm việc, chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Tang vật gồm 30 sản phẩm quần Jean và trị giá tang vật trên 7,5 triệu đồng.Đội QLTT số 2 đã tạm giữ, niêm phong toàn bộ tang vật vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh PS.S về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hành vi này sẽ bị phạt tiền 4 triệu đồng và tịch thu toàn bộ hàng hóa theo quy định. Trên thị trường hiện nay đang có xu hướng kinh doanh mua đi bán lại các sản phẩm quần áo thanh lý, hàng quần áo nhập khẩu đã qua sử dụng và lợi dụng mạng xã hội để bán hàng trực tiếp đến người sử dụng. Theo một cán bộ QLTT TP.HCM, tại mục 2 Phụ lục 1, Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì một trong những danh mục các hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm: Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; hàng điện tử; hàng điện lạnh; hàng điện gia dụng; thiết bị y tế; hàng trang trí nội thất; hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác; xe đạp; mô tô, xe gắn máy. Như vậy, quần áo, hàng gia dụng đã qua sử dụng thuộc diện hàng hóa cấm nhập khẩu. Việc kinh doanh các hàng hóa trên vi phạm hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Ngoài ra, hành vi mua bán mặt hàng dệt may, thời trang có thể bị xử lý hành vi làm giả nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Mới đây, Cục QLTT TP.HCM đã tiêu hủy nhiều lô hàng dệt may không đạt chất lượng kiểm định và bị bắt giữ vì không xuất trình được hóa đơn chứng từ xuất xứ hợp lệ, trong đó hầu hết là sản phẩm thời trang nhái, giả nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa: Tri ân các bậc tiền nhân có công
Từ ngày 23 – 24.3 (14 – 15.2 âm lịch) nhằm vào ngày đản sinh Quan lớn Tuần Tranh, ban tổ chức lễ hội sẽ tổ chức các trò chơi dân gian như: đập niêu đất, bắt chạch trong chum, bịt mắt bắt dê, vật dân tộc, đi cầu kiều trên cạn, bóng bàn, bóng chuyền hơi nam - nữ, pháo đất, kéo co, cờ tướng, múa rối nước và lễ tế tạ.
cuoc chien gia toc an do
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé xóm ve chai (hẻm 184, đường Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh) để tìm hiểu cuộc sống của những người lao động nghèo khi tết đến xuân về. Trong những câu chuyện mưu sinh đầy vất vả, chúng tôi xúc động và khâm phục khi chứng kiến tình bạn thiêng liêng và lòng nhân hậu sáng lên giữa xóm nghèo ấy. Đó là câu chuyện của bà Lê Thị Ánh Mai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Cảnh (57 tuổi, bị tai biến); 2 mảnh đời gắn bó, nương tựa nhau giữa muôn vàn khó khăn.Chúng tôi theo chân mọi người vào phòng trọ nhỏ của bà Mai và bà Cảnh. Trước cửa, ve chai, bìa carton chất đống. Diện tích phòng khoảng 10 m2, được lợp bằng tôn cũ rách nát, xộc xệch; còn sàn nhà lót bằng những tấm bạt chồng lên nhau. Bên trong, áo quần, xoong nồi treo ngổn ngang; đa phần đều là đồ cũ người ta cho hoặc 2 bà nhặt về tái sử dụng. Giá thuê trọ 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện nước.Bà Cảnh không có gia đình, sống lay lắt qua ngày. Còn bà Mai chia tay chồng sớm, sống với mẹ và 2 người con. Hiện, con cái của bà Mai đã lập gia đình và cũng làm nghề nhặt ve chai.Thắc mắc về cơ duyên 2 người gặp nhau, bà Mai tâm sự, đó là năm 1995. Trong lúc đi nhặt ve chai gần nhà thờ Đức Bà (Q.1, TP.HCM) thì bà Mai thấy bà Cảnh ngủ ở vỉa hè nên tới bắt chuyện, làm quen. 3 tháng sau, bà rủ bà Cảnh về thuê phòng trọ ở chung.“Tôi thấy Cảnh không nơi nương tựa, lang thang ngủ ngoài đường, nhiều khi bị người ta đuổi, thương lắm. Cả tôi và bà ấy đều đồng cảnh nghèo, nên tôi mới ngỏ lời rủ bà về mướn trọ ở chung. Tuy nghèo nhưng có nhau, vậy mà vui”, bà Mai cười nói.Khoảng 6 năm trước, bà Cảnh bị tai nạn rồi dẫn đến tai biến. Từ đó, trí nhớ suy giảm, nói chuyện đứt quãng, khó khăn. Bà Cảnh dần quên đi nhiều thứ, kể cả quá khứ của chính mình; nhưng lạ thay, trong trí nhớ chắp vá ấy, bà Cảnh vẫn nhớ rõ bà Mai và 2 đứa con của bà Mai.Thỉnh thoảng, có hàng xóm qua hỏi thăm hay buông một câu đùa, bà Cảnh bật cười híp mắt; tay vung loạn xạ, nói không tròn câu nhưng ánh mắt ánh lên sự háo hức như đang giải thích cho mọi người hiểu điều gì đó.Ngoài bệnh tai biến, trí nhớ suy giảm, bà Cảnh còn bị bệnh tim, tiểu đường, tay phải bị liệt. Mỗi tháng tốn 700.000 đồng tiền thuốc men. Bà Mai là người hỗ trợ bà từ ăn uống, đến sinh hoạt cá nhân.Đều đặn mỗi ngày từ 7 giờ - 10 giờ và từ 20 giờ - 23 giờ; trên chiếc xe lăn do nhà hảo tâm tặng, bà Mai lại lặng lẽ đẩy bà Cảnh đi khắp các con hẻm ở Q.Bình Thạnh để nhặt ve chai mưu sinh.Hỏi về những khó khăn khi đi nhặt ve chai kiếm sống, bà Mai nói cực nhất là những ngày nắng gắt. Chỉ cần đẩy bà Cảnh đi khoảng 30 phút, đôi chân bà Mai đã rã rời, thở dốc như đứt hơi, phải dừng lại nghỉ lấy sức rồi mới tiếp tục hành trình. Nhưng dù nhọc nhằn, bà vẫn kiên trì, vì không thể để bà Cảnh ở nhà một mình.Trung bình mỗi ngày bà Mai lượm ve chai kiếm được 50.000 - 70.000 đồng. Để tiết kiệm chi phí, bà Mai dè sẻn chi tiêu. Bà thường chọn nấu ăn ở nhà và định mức chi tiêu một ngày không quá 50.000 đồng. Còn ngày nào không kiếm được tiền, bà Mai sẽ đi khắp nơi xem chỗ nào phát cơm miễn phí để xin về cho bà Cảnh.“Cảnh thích ăn cá, tôi thường kho thật mặn rồi ăn được 2 ngày. Lúc nào được người ta cho thêm 5.000 - 10.000 đồng thì mình chiên cá ăn được 1 ngày”, bà Mai tâm sự.Bà Mai chia sẻ, dù rất yêu thương nhau nhưng đôi khi 2 người cũng cãi nhau vì không hiểu ý. Tuy nhiên, 2 người không bao giờ giận nhau quá một ngày. “Hồi xưa người này lớn tiếng, người kia sẽ biết cách làm ngơ cho qua chuyện. Ở với nhau mấy chục năm không để bụng nhau hoài được. Mấy năm nay bà ấy bệnh, mình thương. Nhiều khi bực bội nhưng tôi không dám mắng, mình phải nhường nhịn một chút, lâu lâu tôi hay pha trò cho nhà cửa vui vẻ", bà Mai nói.Hỏi bà Mai kỷ niệm nào khiến bà nhớ nhất? Bà Mai nhìn sang bà Cảnh, rưng rưng nước mắt. Bà Mai nghẹn lại rồi nói, tuy 2 người không phải ruột thịt nhưng có duyên gần nửa đời người và bà xem bà Cảnh như em ruột.“Hồi đó, khi còn khỏe, 2 tụi tui cùng nhau đi nhặt ve chai, đồng lòng nuôi 2 đứa con của tui (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi). Mỗi ngày, chúng tôi đi nhặt ve chai, hai đứa nhỏ ở nhà tự trông nhau. Nếu ai bệnh, người còn lại đi làm, gánh vác phần nặng hơn", bà Mai xúc động.Hỏi hàng xóm xung quanh, ai cũng biết hai bà không phải chị em ruột nhưng ở cùng nhau và thương nhau như gia đình. Bà Hồng (Q.Bình Thạnh) chia sẻ trong xóm ai cũng quý và ngưỡng mộ tình bạn của bà Mai và bà Cảnh. “Hai người ở với nhau lâu lắm rồi, 2 người rất yêu thương và đùm bọc nhau. Tôi rất cảm động với tình cảm và tinh thần vượt khó của gia đình họ”, bà Hồng bày tỏ.Bà Lương Thị Ngọc Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố 17 (P.26, Q.Bình Thạnh), xác nhận gia đình bà Mai và bà Cảnh ở xóm ve chai thuộc diện khó khăn suốt nhiều năm qua.“Tôi luôn đồng hành cùng gia đình bà Mai. Dù gia đình khó khăn nhưng bà Mai rất chịu khó. 2 người không phải họ hàng, ruột thịt nhưng cưu mang, giúp đỡ nhau để sống. Hiện tại 2 bà nhặt ve chai, sống bằng tình yêu thương của cộng đồng, bằng sự giúp đỡ của các sơ, hàng xóm và nhà hảo tâm”, bà Thúy thông tin.Như thông tin trước đó trong bài viết Tết cận kề xóm ve chai ở TP.HCM: 'Chỉ mong có được nồi thịt kho hột vịt', xóm ve chai có hơn 50 hộ dân, đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng đều chung cảnh nghèo khó. Họ bôn ba vào TP.HCM làm nghề nhặt ve chai, bán bé số... để sống qua ngày.Họ sống chen chúc nhau đến ngộp thở trong khu nhà trọ "ổ chuột" ẩm thấp, 4 vách lợp bằng tôn hầm hập và bí bách.Với tinh thần sẻ chia cho người lao động nghèo có một cái tết được đủ đầy và ấm cúng, ngày 27.1 (28 tết Ất Tỵ), Báo Thanh Niên cùng các nhà hảo tâm đến thăm và trao quà tết từ tấm lòng của bạn đọc và anh chị em bằng hữu.Tổng số tiền mặt và quà tặng đã trao có giá trị khoảng 400 triệu đồng đến các gia đình tại xóm ve chai (hay còn gọi là Xóm Ruộng, hẻm 184 Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư