Công ty khởi nghiệp của Singapore hợp tác BYD phân phối xe máy điện, cạnh tranh VinFast
Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh những ngày cận tết Ất Tỵ 2025 chìm trong mưa phùn và giá rét. Rét buốt, hanh khô của dải đất miền Trung cộng với nỗi khắc khoải nhớ nhà của các phạm nhân trong dịp tết đến, xuân về khiến cho không khí ở đây thêm phần da diết hơn.Tết là khoảng thời gian ai ai cũng nghĩ về gia đình, mong muốn được sum họp, đoàn viên với người thân bên mâm cơm ấm cúng. Song, những phạm nhân đang cải tạo chỉ có thể mơ ước hoặc hoài niệm về điều ấy. Theo quy định, trong những ngày tết, phạm nhân sẽ được ăn khẩu phần gấp 5 lần ngày thường. Do đó, từ đầu tháng chạp, cán bộ trại tạm giam đã lên kế hoạch cung ứng đầy đủ nhu yếu phẩm các loại.Những ngày cuối năm, khi "mùi của tết" len lỏi khắp phố phường ngoài kia thì bên trong Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh, những cành đào cũng đua nhau khoe sắc. Các cán bộ quản giáo cùng với phạm nhân đang tất bật rửa lá dong, chẻ lạt, ngâm nếp, đậu xanh... chuẩn bị gói bánh chưng.Ở nơi tưởng chừng như không có mùa xuân này, cái tết đang về rất gần. Tết đối với những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại đây năm nào cũng có ý nghĩa riêng.Thượng tá Trần Hải Trung, Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết những ngày này tâm trạng các phạm nhân ảnh hưởng rất lớn bởi ai cũng mong muốn đoàn viên với gia đình. Bên cạnh việc siết chặt bảo vệ an toàn trại tạm giam, góp phần giữ vững an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán; lãnh đạo đơn vị cũng đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện đầy đủ các chế độ cho các phạm nhân theo đúng quy định của Nhà nước.Năm nay, trại tạm giam tổ chức chương trình "Bánh chưng xanh", gần 1.000 chiếc bánh chưng đã được cán bộ và các phạm nhân tất bật gói nhiều ngày qua. Đây là hoạt động thường niên của đơn vị, qua đó tạo không khí ấm áp cho phạm nhân đang thụ án tại đây, cũng như để cho các phạm nhân cảm nhận được hương vị ngày tết. Đồng thời khích lệ, động viên để họ tích cực phấn đấu cải tạo, sớm được trở về với gia đình và tái hòa nhập xã hội.Năm nào cũng vậy, thời khắc giao thừa, ban giám thị sẽ chia nhau đến các phân trại, tặng quà, chúc tết các phạm nhân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để tìm cách khuyên giải, động viên họ yên tâm cải tạo, xóa bỏ những mặc cảm của mình.Cẩn thận xếp lá vào khuôn để gói bánh chưng, anh Nguyễn Quốc Trung (quê H.Đức Thọ, Hà Tĩnh) cho biết, đây là năm thứ 2, anh đón tết trong tù cho bản án 32 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. "Đây là những ngày buồn và nhớ nhà da diết. Khi vào tù, tôi mới thấm thía hết những tháng ngày tự do ở ngoài kia. Những ngày cuối năm cũng là khoảng thời gian để nhìn lại những lỗi lầm mình đã gây ra và cũng nhắc nhở bản thân khi được trở về với gia đình, xã hội thì phải cố gắng nhiều hơn", Trung nói.Khi hỏi về nỗi nhớ nhà, nữ phạm nhân Nguyễn Thị Thúy giọng buồn rượi, đưa ánh mắt nhìn ra xa, chị nói "rất day dứt", không muốn nhắc lại ký ức đau buồn. "Tôi muốn quên hết tất cả, khi được trở về tái hòa nhập cộng đồng, tôi muốn mở ra một cuộc sống mới", chị Thúy chia sẻ.7 năm chấp hành án phạt tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chị đã nhìn nhận được tội lỗi của mình. Chị cho biết, từng có nghề nghiệp ổn định, gia đình hạnh phúc, nhưng vì một phút lầm lỡ, đã phải chôn vùi cuộc đời ở sau cánh cổng trại giam."Cái giá lớn nhất phải trả chính là đánh mất đi những điều quan trọng như người chồng hết mực yêu thương, tuổi trẻ, tương lai...", chị Thúy ngậm ngùi.Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh (P.Thạch Linh, TP.Hà Tĩnh), thành lập năm 1991, là nơi tạm giam, tạm giữ hơn 500 phạm nhân, bị can các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như giết người, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Trong đó, có hơn 80 tử tù đang chờ thi hành án. Do tính chất đặc thù công việc, những ngày này, cán bộ quản giáo phải đảm bảo trực 100% quân số.Bật mí phương pháp giảm cân mới cực 'chill'
Điều này khiến bệnh nhân đau “điên cuồng” đến mức thậm chí đã có lúc anh còn nghĩ đến việc tự cắt bỏ “cậu nhỏ” của mình.
Giá xăng dầu hôm nay 16.3.2024: Tuần tăng vọt hơn 3%
Thông điệp trên được ông Nguyễn Văn Được chia sẻ trong buổi làm việc với TP.Thủ Đức chiều 5.3 về tình hình kinh tế - xã hội năm 2025. Thủ Đức là địa phương đầu tiên ông Được chọn đến làm việc sau khi nhận chức.Chủ tịch Nguyễn Văn Được cho biết TP.Thủ Đức có nhiều yếu tố đặc thù, giống như một TP.HCM thu nhỏ, vì nơi đây có trung tâm tài chính quốc tế, Khu Công nghệ cao, Đại học Quốc gia, cảng biển quốc tế, tập trung nhiều đầu mối giao thông lớn.Ông đánh giá cao những kết quả kinh tế - xã hội của địa phương sau hơn 4 năm thành lập, đồng thời tin trong tương lai, chắc chắn TP.Thủ Đức sẽ đóng góp ngày càng lớn và nhiều hơn cho TP.HCM.Dù vậy, TP.Thủ Đức vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, nhất là môi trường đầu tư. Người đứng đầu chính quyền TP.HCM nói bản thân rất ngạc nhiên khi nghe thông tin chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (DDCI) năm 2024 của TP.Thủ Đức thấp nhất trong 22 địa phương.Điều này cho thấy trách nhiệm không chỉ riêng TP.Thủ Đức mà còn liên quan cả các sở ngành thuộc UBND TP.HCM. "Vấn đề cải cách hành chính, đạo đức công vụ, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, sự giúp đỡ của chúng ta còn có điều gì chưa tốt khiến doanh nghiệp bỏ đi", Chủ tịch Nguyễn Văn Được đánh giá.Ông Được đề nghị tập trung giải quyết các dự án tồn đọng để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 2 con số, khơi thông nguồn lực, tăng thu ngân sách, thúc đẩy đầu tư công, nhất là các dự án giao thông.Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cho rằng Thủ Đức có vị trí đặc thù nên cần tư duy, cách làm đặc thù, khơi dậy niềm tự hào, khát vọng đưa thành phố phát triển xứng tầm, là thành phố đáng sống."Mình có quy hoạch tốt, dư địa tốt nhưng không có doanh nghiệp nào đến thì lấy đâu mà phát triển. Doanh nghiệp có đầu tư thì mới tạo ra nguồn thu. Doanh nghiệp là nguồn lực và động lực. Đã xác định thì vậy thì phải nâng niu, làm vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", ông Được chia sẻ thêm.Về định hướng sắp tới, Chủ tịch TP.HCM gợi mở định hướng Thủ Đức phát triển theo chiến lược 1 – 4 – 1. Trong đó, số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, trung tâm về trí tuệ nhân tạo, khu công nghiệp công nghệ cao, y tế và giáo dục chất lượng cao. Số 1 còn lại là hạ tầng giao thông và hạ tầng số, trong đó Thủ Đức cần tập trung cho nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.Ông Được cũng đề nghị TP.Thủ Đức cần năng động, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong xử lý công việc, nhất là những việc còn tồn đọng. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần quyết liệt đảm bảo tăng thu (từ thuế, các dự án, tiền sử dụng đất) để có nguồn lực tái đầu tư.Về kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong việc tiếp nhận công trình tài trợ, ông Được cho biết quy định đã rõ, có thể nhận theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) không hoàn lại nên địa phương cần nhanh chóng triển khai, không nhất thiết phải chờ hướng dẫn."Luật đã rõ thì cứ việc làm, đừng vì lợi ích gì đó ảnh hưởng đến ngân sách thì có gì đâu mà khó", ông Được nói, đồng thời dẫn chứng cây cầu đi bộ nối quận 1 với khu đô thị mới Thủ Thiêm của Tập đoàn NutiFood tài trợ dự kiến khởi công cuối tháng 3.2025 cũng theo hình thức BT không hoàn lại.Ông đề nghị Sở Tài chính hướng dẫn tận tình để TP.Thủ Đức triển khai, sớm tiếp nhận các công trình của nhà đầu tư tài trợ.
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Chiến sự Ukraine ngày 775: Ai tấn công nhà máy điện hạt nhân?
Chiều 13.2, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ của UBND TP.HCM, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh rằng Thông tư số 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm (có hiệu lực từ ngày 14.2.2025) đã "trả lại sự tôn nghiêm của ngành giáo dục"."Thông tư này nhằm đảm bảo công tác quản lý về dạy thêm, học thêm đi vào khuôn khổ, chặt chẽ hơn, nề nếp hơn chứ không phải để cấm dạy thêm", ông Minh giải thích.Theo ông Minh, hiện nay nhu cầu học thêm để nâng cao kiến thức và phát triển năng lực của học sinh ngày càng cao. Khi được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới thành phố học tập toàn cầu, TP.HCM cũng xác định rằng việc học tập của công dân là suốt đời. Trong đó, việc học thêm có vai trò hỗ trợ học sinh phát triển bản thân để từ đó đóng góp cho đất nước. Tuy nhiên, cần xác định rằng việc học thêm phải hoàn toàn tự nguyện."Thông tư 29 đã quy định rất rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, cơ quan ban ngành. UBND TP.HCM cũng đã có văn bản chỉ đạo các quận, huyện và TP.Thủ Đức để triển khai các nội dung hướng dẫn. Sở GD-ĐT TP.HCM đang lấy ý kiến các sở, ban, ngành về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn", ông Minh thông báo và nhấn mạnh rằng việc thực hiện Thông tư 29 sẽ không có trường hợp ngoại lệ, du di cho cá nhân nào.Ông Minh cho biết việc dạy thêm ngoài nhà trường cần thực hiện đúng quy định. Giáo viên muốn dạy thêm thì phải thực hiện tại các cơ sở có đăng ký kinh doanh hợp pháp chứ không có ngoại lệ dù chỉ dạy kèm 2 - 3 học sinh hay theo nhóm nhỏ.Ngoài ra, đối với giáo viên trường công lập, luật Viên chức đã quy định rõ rằng họ không được tham gia quản lý, điều hành hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường và Thông tư 29 tiếp tục khẳng định lại quy định này.Một điểm quan trọng khác của Thông tư 29, theo ông Minh, là giáo viên không được dạy thêm thu phí đối với học sinh chính khóa trong nhà trường.Giáo viên phải tổ chức dạy học trên lớp đầy đủ, cung cấp kiến thức cần thiết để học sinh có thể tự học, thay vì chừa, giữ lại nội dung để ép học sinh học thêm ngoài giờ. Điều này "giúp duy trì tính nghiêm minh của giáo dục, tránh tình trạng học thêm chỉ để đối phó với bài kiểm tra hoặc kỳ thi"."Trước đây quy định cho phép việc dạy thêm trong nhà trường có thu phí, dẫn đến tình trạng giáo viên không dạy hết nội dung trong giờ chính khóa để dành cho lớp học thêm. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành giáo dục. Vì vậy, Thông tư 29 quy định rằng dạy thêm trong nhà trường chỉ được tổ chức miễn phí cho ba nhóm học sinh: chưa đạt chuẩn kiến thức, có nhu cầu bồi dưỡng năng khiếu và học sinh cuối cấp cần ôn thi. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức các lớp học này không thu phí", ông Minh nói.Theo đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo rõ ràng về vấn đề này, có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức ôn tập và bồi dưỡng học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp.Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nhắc lại về việc không có chuyện cấm hoàn toàn việc dạy thêm, mà chỉ là việc quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo ngành giáo dục thực hiện đúng mục tiêu của mình.