Bị kiểm tra nồng độ cồn, người đàn ông cầm đá ném vào lực lượng công an
Chiều 6.3, dàn diễn viên Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối gồm NSƯT Cao Minh, Thái Hòa, Quang Tuấn, Hồ Thu Anh, Diễm Hằng Lamoon... có buổi giao lưu với truyền thông. Trong buổi ra mắt, Thái Hòa đã có chia sẻ về diễn viên Quý Bình, người đồng nghiệp vừa qua đời vì bạo bệnh buổi sáng cùng ngày.Trong bộ phim mới nhất, diễn viên Thái Hòa đã hóa thân thành Bảy Theo, một người đội trưởng du kích gan dạ. Vai diễn này không chỉ mang đến cho nam diễn viên sinh năm 1974 những trải nghiệm diễn xuất đầy thử thách mà còn giúp anh cảm nhận sâu sắc tinh thần quả cảm, nhiệt huyết của những chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng.Trải nghiệm dàn xe Lexus từ đại ngàn về miền biển xanh cát trắng
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
Nàng dâu Việt Nam được Không quân Hàn Quốc chọn là phi công quốc dân
Sự kiện ra mắt phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ của đạo diễn Trấn Thành thu hút sự góp mặt của nhiều sao Việt như NSND Kim Xuân, NSND Việt Anh, Thu Trang, Kiều Linh, Tóc Tiên, Minh Hằng… Trong đó màn hội ngộ của chị em Hà Phương - Minh Tuyết trên thảm đỏ được nhiều người quan tâm. Đây là lần hiếm hoi hai nghệ sĩ đồng hành tại một sự kiện giải trí. Trên thảm đỏ, Hà Phương ghi điểm với phong cách thanh lịch. Cô chọn bộ váy trắng bó sát kết hợp cùng lối trang điểm nhẹ nhàng. Trong khi đó, giọng ca Đã không yêu thì thôi khéo léo khoe vóc dáng chuẩn sau khi giảm 9kg bằng bộ váy đen bó sát, khoét sâu ở phần ngực. Sau khi gây ấn tượng ở Chị đẹp đạp gió, Minh Tuyết chăm chỉ tham gia các hoạt động giải trí tại Việt Nam. Tại sự kiện, Hà Phương dành nhiều lời khen ngợi cho Trấn Thành cũng như dàn diễn viên Bộ tứ báo thủ. Theo nữ ca sĩ, nam đạo diễn đã biết cách nắm bắt thị trường để mang đến một tác phẩm chỉn chu dịp tết. Ngoài ra, Hà Phương cũng dành lời “có cánh” cho dàn diễn viên trẻ trong phim gồm Kỳ Duyên, Tiểu Vy và Quốc Anh. Cô mong dự án mới của Trấn Thành sẽ nhận được sự yêu mến của khán giả trong dịp Tết Nguyên đán.Khi được hỏi về lý do thời gian gần đây, Hà Phương tích cực quan tâm vào các sự kiện ra mắt phim, nữ ca sĩ cho biết bản thân cô rất yêu thích phim Việt. Dù ở nước ngoài, nữ ca sĩ vẫn luôn theo dõi, thường xuyên xem những các dự án và vui khi thấy rằng nền điện ảnh nước nhà ngày càng phát triển. Hà Phương cũng tiết lộ đang ấp ủ kế hoạch sẽ thực hiện một dự án phim ảnh trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, cũng tại buổi ra mắt Bộ tứ báo thủ, khi được hỏi về kế hoạch sắp tới, Hà Phương tiết lộ sẽ đón tết cùng gia đình ở Việt Nam. Giọng ca Hoa cau vườn trầu dự kiến kết hợp với việc mang hơi ấm mùa xuân đến với những mảnh đời bất hạnh, gặp khó khăn trong cuộc sống. Vào ngày 1.2 (mùng 4 tết), Hà Phương cho ra mắt dự án Mẹ và quê hương trên kênh Today TV. Đây là chương trình kể về cuộc đời bố ruột là nhạc sĩ Trần Quang Hiển với sự góp mặt đầy đủ của đại gia đình toàn người nổi tiếng như: vợ chồng nhạc sĩ Trần Quang Hiển cùng ba cô con gái Cẩm Ly - Hà Phương - Minh Tuyết và dàn khách mời như NSND Kim Xuân, Mỹ Uyên, nghệ sĩ Hữu Quốc, diễn viên Hoài An, Mai Huỳnh, nghệ sĩ Minh Ngọc, Bảo Trí, Trương Minh Cường, Thu Tuyết, Thái San…
Trang chủ của Quỹ Giải thưởng kỹ thuật Nữ hoàng Elizabeth vừa đưa tin, giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025 được trao cho 7 cá nhân xuất sắc. Đặc biệt, cả 5 nhà khoa học được nhận giải thưởng chính giải thưởng VinFuture của tỉ phú Phạm Nhật Vượng năm 2024 đều được vinh danh tại giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025.7 nhà khoa học được nhận giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025 gồm: GS Yoshua Bengio (Canada), GS Geoffrey Hinton (Anh), GS John Hopfield (Mỹ), GS Yann LeCun (Pháp), ông Jensen Huang (Mỹ), TS Bill Dally (Mỹ), GS Fei-Fei Li (Mỹ). Đây là những người có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của học máy hiện đại, một thành phần cốt lõi tạo nên tiến bộ vượt bậc về trí tuệ nhân tạo (AI).Cùng trao giải thưởng năm 2025 cho 7 nhân vật xuất sắc này, Quỹ Giải thưởng kỹ thuật Nữ hoàng Elizabeth muốn ghi nhận cả 3 trụ cột cốt lõi của học máy hiện đại là thuật toán, phần cứng hiệu suất cao và bộ dữ liệu chất lượng.Trong đó, các giáo sư Yoshua Bengio, Geoffrey Hinton, John Hopfield và Yann LeCun từ lâu đã nghiên cứu thuật toán học sâu cùng mạng nơ-ron (mạng thần kinh nhân tạo) như một mô hình hiệu quả cho máy học và đây hiện là mô hình thống trị. Ông Jensen Huang và TS Bill Dally đã dẫn đầu quá trình phát triển nền tảng phần cứng hỗ trợ hoạt động của các thuật toán học máy hiện đại. GS Fei-Fei Li đã xác định tầm quan trọng của việc cung cấp các tập dữ liệu chất lượng cao, vừa để đánh giá tiến độ vừa hỗ trợ việc đào tạo các thuật toán học máy.Trước đó, ngày 6.12.2024, tại Hà Nội, giải thưởng chính VinFuture 2024 cũng đã được trao cho GS Bengio, GS LeCun, GS Geoffrey Hinton, ông Jensen Huang, GS Fei-Fei Li, cũng bởi những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu. Giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth về kỹ thuật có trị giá 500.000 bảng Anh, được trao lần đầu năm 2013, được trao định kỳ 2 năm một lần để tôn vinh những sáng kiến kỹ thuật đột phá, mang lại lợi ích cho nhân loại toàn cầu. Đây cũng là một giải thưởng rất uy tín của thế giới khi mà hội đồng giải thưởng đều là những nhà khoa học hàng đầu thế giới; những cá nhân được trao giải đều là những nhà khoa học có đóng góp mang tính đột phá trong kỹ thuật cho nhân loại.
Tỏa sáng trong ngày cưới với những kiểu tóc cô dâu đơn giản nhưng cực sang trọng
Lễ hội Việt Nhật lần thứ 10 tại TP.HCM chủ đề "Cùng nắm chặt tay nhau - Đến tận mai sau" vừa khai mạc sáng nay, 8.3 tại Công viên 23.9, quận 1, TP.HCM thu hút hàng ngàn du khách hai nước. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cùng đoàn đại biểu hai nước thăm nhiều gian hàng tại đây, trong đó có gian hàng của JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, nghe giới thiệu về Trường ĐH Việt Nhật và nhiều dự án khác.Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện JICA Việt Nam, cho biết trong nhiều năm JICA đã và đang có cơ hội đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên cương vị là cơ quan của chính phủ Nhật Bản triển khai các dự án hợp tác phát triển chính thức (ODA). Năm nay là lần thứ 4 JICA tổ chức gian hàng tại Lễ hội Việt Nhật. Các gian hàng của JICA được giới thiệu tại lễ hội nhằm mang các dự án hợp tác đến gần với công chúng hơn, thuộc 4 lĩnh vực: giáo dục, biến đổi khí hậu, phát triển cộng đồng và du lịch (cử tình nguyện viên Nhật Bản) và giao thông.Trong lĩnh vực giáo dục có Dự án nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu, và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Dự án hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ."Trường ĐH Việt Nhật (VJU - ĐH Quốc gia Hà Nội) là biểu tượng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Nhật Bản được thành lập năm 2014. Từ năm 2015, JICA đã thực hiện dự án hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ trường đặt nền móng các chương trình đào tạo thạc sĩ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 1.100 học viên và sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ của trường", ông Sugano Yuichi cho biết.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Hayashida Takayuki, chuyên gia JICA, điều phối viên Dự án hợp tác kỹ thuật nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (VJU), cho biết tại trường đang có 6 chương trình bậc ĐH và 8 chương trình sau ĐH, các ngành học ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội."Thế mạnh của Trường ĐH Việt Nhật là từ năm nhất, năm 2, sinh viên được tập trung học các môn học liên quan kỹ năng mềm, các kiến thức nhân văn, khuyến khích sáng tạo... trước khi sinh viên được học kiến thức chuyên môn vào năm 3, năm 4. Ngoài ra, tại trường thì sinh viên các ngành khác nhau, ở bậc thạc sĩ và cử nhân có thể cùng học tập, cùng nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trải nghiệm", ông Hayashida Takayuki cho hay.Ông Hayashida Takayuki cho hay thêm một ngành học đang được quan tâm tại VJU đó là ngành kỹ sư xây dựng, đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ, tại đây các sinh viên và học viên được học kỹ thuật xây dựng metro của Nhật Bản, được học hỏi, tham quan trên thực tế tại tuyến metro tại TP.HCM.Ông Hayashida Takayuki cho biết hiện nay Trường ĐH Việt Nhật đang nghiên cứu và có kế hoạch mở những ngành mới, chương trình đào tạo mới và đang chờ sự đồng ý, phê duyệt của Chính phủ Việt Nam, để có thể tuyển sinh vào mùa thu 2025, cho năm học 2025-2026. Có thể kể tới như ngành nghiên cứu về châu Á (dạy bằng tiếng Anh); ngành hướng tới xây dựng và đào tạo nhân lực phục vụ ngành bán dẫn ở Việt Nam; ngành liên quan tự động hóa; ngành khoa học máy tính (đã có chương trình đào tạo cử nhân, trường đang cân nhắc mở chương trình đào tạo thạc sĩ). Tại lễ hội Việt Nhật 2025 hôm nay, bên cạnh các dự án về giáo dục, JICA còn trưng bày dự án về chương trình phái cử tình nguyện viên của JICA. Chương trình phái cử tình nguyện viên người Nhật sang Việt Nam đã được thực hiện trong vòng 30 năm qua với hơn 750 tình nguyện viên đã sang làm việc tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, phát triển cộng đồng...Và đáng chú ý là dự án xây dựng tuyến metro số 1 TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) được trưng bày và giới thiệu với du khách. Đây là một trong những dự án lớn nhất của JICA đã hoàn thành và bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 22.12.2024. Ngày mai, 9.3.2025, lễ khánh thành chính thức tuyến metro số 1 sẽ được tổ chức với sự tham gia của nhiều chính khách 2 nước Việt Nam và Nhật Bản.