Mỹ hợp tác đào tạo xét nghiệm viêm gan D cho Việt Nam
Ngày 10.1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh đèn giao thông tại một giao lộ mất tín hiệu. Nhiều tài xế ô tô không dám lái xe vượt qua giao lộ này vì mức phạt vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP từ 18 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, một hàng dài người đi xe máy cũng dắt bộ qua giao lộ này vì không dám vượt đèn. Theo hình ảnh trong clip, dòng phương tiện ô tô, xe tải, xe khách, container nối đuôi nhau xếp hàng dài trên đường. Nhiều tài xế xuống xe đứng chờ vì kẹt xe không thể di chuyển.Trong khi đó, trên làn xe máy nhiều người xuống xe dẫn bộ phương tiện để di chuyển qua giao lộ.Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra tại giao lộ Quốc lộ 22 - Giáp Hải (trước cổng Bến xe Củ Chi, huyện Củ Chi) vào khoảng 9 giờ 30 cùng ngày.Chia sẻ với Báo Thanh Niên, một tài xế tên T. cho biết, hơn 9 giờ cùng ngày, anh lái ô tô đến giao lộ trên, phát hiện trụ đèn tín hiệu giao thông không hiển thị đèn. Anh và nhiều tài xế khác không dám vượt qua giao lộ. Các phương tiện sau đó ùn ứ lại, gây kẹt xe nghiêm trọng nhiều km trên Quốc lộ 22. Liên quan vụ việc này, trao đổi với Báo Thanh Niên, một cán bộ Trạm CSGT Tây Bắc cho biết, đèn giao thông sáng nay trước cổng Bến xe Củ Chi bị hư (mất điện) nên xảy ra vụ việc. Đơn vị đã phối hợp các bên liên quan khắc phục sự cố, phân luồng giao thông ngay sau đó. Đến thời điểm hiện tại giao thông đã trở lại bình thường.Samsung triển khai dự án Solve for Tomorrow 2024 khu vực miền Nam
Tham dự chương trình có ông Huỳnh Vĩnh Ái, Chủ tịch Hiệp hội Paralympic Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL; ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM; ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam; ông Trần Xuân Điền, Phó trưởng ban Dân vận Thành ủy TP.HCM...
300 triệu đồng tiền thưởng cho đội vô địch bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam
"Xin chào các bạn trẻ, tôi là Liang Wenfeng từ DeepSeek. Tôi vừa trả lời một câu hỏi và lại nhìn thấy một câu khác, tôi không thể không trả lời tất cả vào đêm giao thừa", Liang Wenfeng, nhà sáng lập DeepSeek mở đầu bài chia sẻ vào thời khắc chuyển giao năm mới, hôm 29.1.Dù được ca ngợi bằng nhiều mỹ từ như "niềm tự hào của Trung Quốc", "người vẽ lại bản đồ AI toàn cầu", Liang vẫn khiêm tốn nói rằng ông và đội ngũ chỉ đang đứng trên vai người khổng lồ. "Trong cộng đồng mã nguồn mở, chúng tôi chỉ tinh chỉnh lại một chút và tìm cách xây dựng lại mô hình lớn của quốc gia", nhà sáng lập DeepSeek nói.Chia sẻ về điều ấn tượng nhất sau thành công của mô hình AI R1, Liang kể về việc một nhà phát triển khiếm thị đã dùng API (giao diện lập trình ứng dụng) của DeepSeek để tạo ra một ứng dụng "điều hướng bằng mùi". Ngôi sao mới nổi của Trung Quốc kể: "Khi anh ấy trình diễn cách xác định cửa hàng trên đường phố thông qua các rung động tần số khác nhau, toàn bộ khán phòng im ắng đến mức có thể nghe thấy tiếng quạt card đồ họa đang chạy. Mắt tôi nhòa đi khi thực sự hiểu rằng sự vĩ đại chưa bao giờ là một mô hình cụ thể mà nằm ở những gợn sóng thiện lành được tạo ra bởi hàng triệu người dùng bình thường".Nhà sáng lập DeepSeek nói "quyền bình đẳng về tri thức và thông tin" là động lực thúc đẩy chúng tôi mỗi ngày. "Ba năm trước, trong một nhà kho nhỏ, chúng tôi đã viết lên tấm bảng trắng về mục tiêu của nhóm: 'Hãy để trẻ em ở những ngôi làng miền núi xa xôi nhất được tiếp cận với những trợ lý AI thông minh như kỹ sư ở Thung lũng Silicon'", kỹ sư tuổi 40 kể. Ông nói tiếp: "Dù ước mơ này còn xa vời nhưng mỗi lần thấy những ảnh chụp màn hình về DeepSeek được mọi người chia sẻ, tôi lại thấy tất cả số tóc trên đầu đã rụng đều xứng đáng".Khi DeepSeek gây sốc khắp thế giới, Liang Wenfeng được xem là minh chứng rõ ràng nhất cho cái gọi là sự vĩ đại của "phương Đông huyền bí". Nhưng Liang không nghĩ vậy. Ông nói: "Hãy dành những tràng pháo tay tán dương cho mọi nhà phát triển Trung Quốc - những người đang viết lại các quy tắc". Cha đẻ của DeepSeek tuyên bố họ sẵn sàng trở thành đối thủ của tất cả trong thị trường còn "hoang dã" này. Điều ông thực sự muốn làm là thắp lên ngọn lửa về sự tò mò, lòng kiên trì của các kỹ sư AI. Có lẽ trong tương lai không xa, khi robot của các startup Trung Quốc mô phỏng dáng đi của ông chủ và lưu trữ trên đám mây mới giao diện não - máy tính, chạy công cụ nhận thức của DeepSeek và sử dụng thế giới ảo được xây dựng bởi các lập trình viên Trung Quốc, thế giới sẽ chứng kiến sức mạnh phi thường của AI - những thứ tưởng chừng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng sẽ sớm vén làn sương mù, bước ra đời thật. "Cuối cùng, tôi xin bổ sung một thông tin tuyển dụng. Hoan nghênh mọi người tham gia vào đội ngũ của DeepSeek. Chúc mọi người năm mới vui vẻ và có thêm nhiều sản phẩm", Liang nói.Bài viết của Liang Wenfeng ngay lập tức được chia sẻ khắp các mạng xã hội, diễn đàn công nghệ của Trung Quốc. Nhiều người tin rằng sự thành công và cách tiếp cận khác biệt của DeepSeek sẽ mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới, có thể định vị lại bản đồ công nghệ toàn cầu, thách thức vị thế của phương Tây nói chung, nước Mỹ và Thung lũng Silicon nói riêng trong kỷ nguyên mới.
Trả lời báo chí trong ngày 25.1, ông Trump cho biết đã nói chuyện với nhiều bên và nhận thấy có sự quan tâm lớn về TikTok. Trước đó, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay chính quyền ông Trump có kế hoạch thúc đẩy Công ty phần mềm Oracle (Mỹ) phối hợp cùng các nhà đầu tư bên ngoài để mua lại TikTok.Nguồn tin tiết lộ theo thỏa thuận đang được Nhà Trắng đàm phán, công ty mẹ của TikTok là ByteDance (Trung Quốc) vẫn giữ cổ phần của công ty, nhưng việc thu thập dữ liệu và cập nhật phần mềm sẽ được giám sát bởi Oracle, công ty hiện đang cung cấp nền tảng cho website của TikTok.Các nguồn tin cũng cho hay thỏa thuận đang được đàm phán sẽ có sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại của ByteDance ở Mỹ. Ngoài ra, nhiều bên khác đang cạnh tranh để mua lại TikTok, bao gồm nhóm nhà đầu tư do tỉ phú Frank McCourt đứng đầu và một nhóm khác có sự tham gia của Jimmy Donaldson, một ngôi sao trên YouTube được biết đến với kênh “MrBeast”, có hơn 350 triệu người theo dõi.“Không phải với Oracle. Rất nhiều người đang nói chuyện với tôi về việc mua TikTok và tôi sẽ đưa ra quyết định đó trong 30 ngày tới. Quốc hội đã cho 90 ngày. Nếu chúng ta có thể cứu TikTok, tôi nghĩ đó sẽ là một điều tốt”, ông Trump nói.Hiện đại diện Oracle và TikTok chưa bình luận về thông tin trên.Sau khi nhậm chức, ông Trump đã ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok trong vòng 75 ngày, nhằm đưa ra những giải pháp ByteDance có thể bán lại TikTok cho một công ty Mỹ, sau khi quốc hội Mỹ năm ngoái thông qua luật cấm TikTok do lo ngại gây rủi ro an ninh quốc gia và thu thập dữ liệu người dùng Mỹ.Ông Trump được cho là muốn các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ sở hữu 50% cổ phần TikTok dưới dạng liên doanh, song việc thuyết phục quốc hội được xem là rào cản chính. Năm 2024, TikTok đã tuyên bố thà đóng cửa tại Mỹ còn hơn phải bán lại công ty, vốn đang có hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Đỗ ô tô tại ngã tư, nữ tài xế còn thách thức: 'Thích đậu đó, được không?'
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.