Trung Quốc công bố gì sau hai năm điều tra máy bay rơi khiến 132 người chết?
đình tuyên‘Mổ xẻ’ lợi thế vũ khí hiện nay của Nga so với Ukraine
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Sạt lở đất khiến nhiều cán bộ, chiến sĩ Đoàn kinh tế - Quốc phòng 337 mất tích: Tìm được 14 nạn nhân
Khi được hỏi, tất cả những người dân địa phương đều không biết danh tính những người đang bao chiếm hàng chục ha đất ven biển thuộc các xã Kiểng Phước, Tân Thành, Tân Điền (H.Gò Công Đông, Tiền Giang) để nuôi hàu thương phẩm. Đứng trên đê biển Tân Thành quan sát, bất kỳ ai cũng dễ dàng nhìn thấy ngay bên dưới bãi rác Kiểng Phước là các giàn nuôi hàu liên kết với nhau, chạy song song đê biển với chiều dài hơn 10 km, thuộc các xã Tân Điền, Tân Thành và Kiểng Phước của H.Gò Công. Các giàn nuôi hàu này được kết lại. Mỗi mảng liên kết với nhau bằng nhiều dây lớn, phía trên là các phuy nhựa nổi, phía dưới là ruột xe để cho hàu bám vào. Lúc triều cường lên, từng mảng rác lớn từ bãi rác Kiểng Phước bị cuốn phăng xuống biển, trôi xung quanh các giàn nuôi hàu. Theo người dân địa phương, hơn 2 năm trước, có một số người lạ mặt đến đây thả các giàn ruột xe xuống khu vực ven biển để nuôi hàu. Không lâu sau đó, mô hình này nở rộ rất nhanh, nhiều người lạ mặt bao chiếm toàn bộ khu vực dọc đê biển Tân Thành. Một ngư dân sống gần đê biển Tân Thành cho biết: "Cũng sử dụng đất ven biển làm kinh tế nhưng người nuôi nghêu phải làm hợp đồng thuê đất với nhà nước; sò giống tự nhiên cũng do nhà nước quản lý, cấm khai thác. Riêng những người nuôi hàu bằng ruột xe thì không phải thuê đất, họ ngang nhiên bao chiếm bãi biển. Họ làm công khai trong thời gian dài như vậy. Thật sự, tôi không hiểu đây là mô hình gì..." Để làm rõ vùng đất rộng lớn ven biển bị bao chiếm để nuôi hàu, PV Thanh Niên đã liên hệ chính quyền địa phương. Trao đổi bằng văn bản với PV, ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND H.Gò Công Đông (Tiền Giang) khẳng định, mô hình nuôi hàu bằng ruột xe dọc theo biển Tân Thành là tự phát, chính quyền địa phương không cấp phép. Các chủ giàn hàu tự bao chiếm đất ven biển cách bờ từ khoảng 500 - 3.500 m để thả nuôi.Về công tác quản lý nhà nước, theo ông Sơn, ngày 11.11.2024, UBND H.Gò Công Đông đã ban hành quyết định thành lập tổ kiểm tra chấp hành pháp luật về nuôi hàu không đúng quy định. Đến nay, UBND huyện đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 12 chủ nuôi hàu trên biển thuộc địa bàn xã Kiểng Phước để xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đến nay huyện vẫn chưa ban hành quyết định xử phạt.PV Thanh Niên cũng đặt câu hỏi về việc cách nuôi hàu bằng ruột xe cũ này có được tiếp tục tồn tại hay không? vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàu thương phẩm được nuôi từ mô hình này?. Tuy nhiên phía chính quyền địa phương vẫn chưa có câu trả lời.
Cùng với xe tay ga adventure, phân khúc xe máy số mang phong cách địa hình đang trở thành trào lưu mới được khách hàng tại thị trường Đông Nam Á ưa chuộng. Chính vì vậy, ngoài một số thương hiệu xe máy Nhật Bản như Honda, Yamaha… một số hãng xe máy Trung Quốc cũng đang nhắm đến phân khúc này. Sau Aveta, mới đây đến lượt hãng xe máy Trung Quốc - Kamax hé lộ mẫu xe máy số địa hình mới mang tên Kamax Cub-X, dự kiến sẽ tung ra thị trường Malaysia vào quý 3 năm nay.Tương tự mẫu Kamax Super Pro, từng tung ra thị trường và gây không ít tranh cãi khi có kiểu dáng y hệt dòng Honda Super Cub, dòng xe địa hình Kamax Cub-X mới cũng được hãng xe Trung Quốc sao chép nhiều chi tiết thiết kế từ dòng xe máy nổi tiếng của Honda.Cụ thể, Kamax Cub-X có thiết kế phần đầu xe với cụm đèn pha tròn, cụm tay lái, yếm trước, phần thân xe và cách bố trí yên xe… khá giống Super Cub. Tuy nhiên, để phù hợp với phong cách của một dòng xe địa hình, Kamax Cub-X được trang bị chắn bùn phía trước thiết kế lớn, đặt cao hơn, trong khi phần đuôi xe vuốt gọn, tích hợp phần khung biển số, chấu đèn xi-nhan bằng kim loại.Theo thông tin nhà sản xuất công bố, hệ thống treo trên Kamax Cub-X vẫn giống mẫu Super Pro, với phuộc ống lồng ở phía trước và bộ giảm xóc đôi ở phía sau, có thể điều chỉnh. Cub-X có chiều cao yên xe 780 mm, trong khi Super Pro là 760 mm. Trọng lượng của Cub-X vào khoảng 112 kg, bình nhiên liệu có dung tích 3,8 lít. Kamax cũng trang bị cho Cub-X bộ lốp địa hình kết hợp mâm nan hoa 17 inch và ống xả lắp khá cao.Kamax Cub-X sử dụng động cơ đến xi-lanh đơn làm mát bằng không khí, dung tích 125cc tích hợp hệ thống phun xăng điện tử được cung cấp bởi Bosch. Động cơ này cho công suất 8,4 mã lực tại vòng tua máy 7.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 9,3 Nm tại 5.000 vòng/phút. Sức mạnh động cơ được truyền đến bánh sau thông qua hộp số 4 cấp và truyền động xích.Theo Kamax, Cub-X sẽ được cung cấp với nhiều phiên bản khác nhau, trong đó có bản trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS hai kênh hoặc với hệ thống phanh kết hợp (CBS). Ngoài ra còn có tùy chọn ghế đơn với giá để hành lý hoặc phiên bản hai chỗ ngồi cùng với hệ thống giám sát áp suất lốp.Theo kế hoạch, Kamax Cub-X sẽ được bán ra thị trường Malaysia từ quý 3/2025 với giá từ 9.000 ringgit, tương đương khoảng 47 triệu đồng. Mẫu xe này sẽ cạnh tranh cùng Yamaha PG-1 và Aveta Ranger.
BERNARD HEALTHCARE ‘CHẠM ĐẾN TRÁI TIM’ NHỮNG BẬC THẦY Y KHOA TẠI NHẬT BẢN
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…