'Bí ẩn' 147 triệu USD Trương Mỹ Lan mua cổ phần khu đô thị Sing Việt
Vào lúc 15 giờ 30 chiều nay 11.3, phần 2 chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến “Ngành khoa học xã hội và sư phạm trước tác động của công nghệ” sẽ tiếp tục mang đến cho phụ huynh và học sinh những thông tin hữu ích về tuyển sinh và đào tạo những ngành học này.Chương trình được truyền hình trực tuyến tại địa chỉ: thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên. Tại chương trình, đại diện các trường ĐH sẽ cung cấp thông tin các ngành học thuộc khối khoa học xã hội nhân văn và sư phạm hiện đang được tuyển sinh và đào tạo tại các trường ra sao? Năm nay phương thức xét tuyển, tổ hợp môn có thay đổi gì trước những dự kiến thay đổi của Bộ GD- ĐT?Tham gia tư vấn có các khách mờiTheo tiến sĩ Ngô Hồng Điệp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Dầu Một, các ngành khoa học xã hội nhân văn và sư phạm cũng bị tác động bởi sự phát triển công nghệ nhưng sự tác động có lợi thế nhiều hơn. Máy móc không thể thay thế vai trò của con người, đặc biệt với ngành sư phạm. Với ngành khoa học xã hội nhân văn, máy móc chỉ hỗ trợ thêm sự sáng tạo của con người. Năm nay, Trường ĐH Thủ Dầu Một có 4 ngành đào tạo giáo viên và tiếp tục mở thêm 2 ngành mới gồm: sư phạm toán học và sư phạm tiếng Anh. Bên cạnh đó, trường đào tạo nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn như: luật, quản lý nhà nước, văn hóa và ngôn ngữ nước ngoài… Trong những năm gần đây, một số ngành khối ngành này có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển tăng đột biến như: công tác xã hội, tâm lý học….Thạc sĩ Nguyễn Nhật Quang, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cho hay các ngành liên quan đến khối ngành khoa học xã hội là quan hệ công chúng, truyền thông đa phương tiện, tâm lý học, Đông phương học, ngôn ngữ Anh. Với đặc điểm gắn kết giữa người với người, các ngành này luôn có cơ hội việc làm cao ngay cả khi phát triển mạnh của AI. Ngoài kiến thức chuyên môn, chương trình đào tạo của trường cung cấp khả năng sử dụng công nghệ mới,các ngoại ngữ khác nhau để thích nghi với môi trường làm việc hiện đại hơn.Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Giám đốc Trung tâm Marketing và phát triển thương hiệu Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho hay năm nay, trường dự kiến tuyển sinh theo 4 phương thức: điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi V-SAT, 2 phương thức xét tuyển dựa vào học bạ. Năm nay, trường xét tuyển học bổng sớm dựa vào điểm trung bình học bạ. Tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội nhân văn, sinh viên học 3,5 năm và trung bình mỗi học kỳ 11 triệu đồng, mức học phí này được cam kết giữ ổn định trong toàn khóa học.Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc, Giám đốc Gloucestershire Vietnam, cho hay Gloucestershire Vietnam có 7 ngành đào tạo dành cho học sinh Việt Nam muốn tiếp cận với nền giáo dục Anh quốc. Trong đó, khối ngành khoa học xã hội có tiếng Anh, truyền thông đa phương tiện… Các chương trình đào tạo này dự kiến có 4 phương thức xét tuyển: điểm tốt nghiệp THPT, điểm học bạ, bài thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi V-SAT. Ngoài ra, sinh viên cần đạt chuẩn tiếng Anh theo quy định của chương trình.Trong chương trình, ban tư vấn tiếp tục giải đáp các câu hỏi của học sinh. Một học sinh đặt vấn đề: ''Em muốn trở thành cô giáo dạy văn bậc THPT. Ngành sư phạm văn học có nhiều thí sinh đăng ký hay không, thông thường tỷ lệ chọi là bao nhiêu và điểm chuẩn có cao?''Tiến sĩ Ngô Hồng Điệp giải đáp: ''Ngành sư phạm ngữ văn tùy trường có tỷ lệ chọi cao hay thấp. Muốn học ngành này, việc đầu tiên cần đảm bảo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD-ĐT với ngành đào tạo giáo viên. Bên cạnh năng lực học tập, em cũng cần xem xét kỹ về sở thích đam mê với nghề giáo và đảm bảo một số tiêu chí như khả năng truyền đạt… Khi học sư phạm, các trường đào tạo không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn nghiệp vụ sư phạm, tâm lý học…''. Tương tự, học sinh khác hỏi: '' Em có thể đăng ký ngành toán học tại Trường ĐH Thủ Dầu Một sau đó học thêm nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên toán bậc THPT hay không? Em muốn biết thêm ngành công tác xã hội học gì và ra trường làm việc ở đâu?''.Tiến sĩ Ngô Hồng Điệp thông tin: Theo luật Giáo dục năm 2019, muốn trở thành giáo viên dạy bậc phổ thông, ngoài học sư phạm có thể học ngành đúng chuyên ngành và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Do đó, sinh viên có thể học ngành toán và học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để làm giáo viên. Với ngành công tác xã hội là một ngành mang tính tổng hợp của nhiều ngành nghề, sinh viên học kiến thức tâm lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống… Sinh viên ra trường có thể làm ở các cơ quan nhà nước, trung tâm bảo trợ, tổ chức phường xã, phòng công tác xã hội của các bệnh viện, các tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu…Học sinh thắc mắc: ''Học ngành công nghệ giáo dục có trở thành giáo viên hay chỉ làm công việc trong lĩnh vực giáo dục? Ngành này học những gì, nhu cầu tuyển dụng ra sao?''.Thạc sĩ Nguyễn Nhật Quang cho hay: ''Sinh viên ngành công nghệ giáo dục vừa được trang bị kiến thức giáo dục vừa có kiến thức về công nghệ. Không chỉ trở thành một chuyên gia về lĩnh vực công nghệ giáo dục, sinh viên ngành này nếu học thêm các chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy. Cơ hội nghề nghiệp càng rộng mở nếu có ý tưởng học song ngành với các ngành ngôn ngữ''. Liên quan đến một trong những ngành học đang thu hút sự quan tâm của thí sinh, chương trình nhận được câu hỏi: ''Ngành tâm lý học của Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn đào tạo theo hướng nào? Em có cần phải đáp ứng yêu cầu tiếng Anh đầu vào hay không? Nếu học xong em muốn học tiếp thạc sĩ ở nước ngoài thì có được hay không?''Thạc sĩ Nguyễn Nhật Quang chia sẻ: '' Trường đặc biệt chú trọng đào tạo tiếng Anh cho sinh viên thông qua nhiều hoạt động, kể cả việc đọc thêm tài liệu bằng tiếng Anh… Sinh viên không cần lo lắng việc đáp ứng chuẩn tiếng Anh đầu ra để có thể học cao lên chương trình thạc sĩ hoặc đáp ứng thị trường lao động''.Một học sinh thắc mắc: ''Có phải học ngành luật thì phạm vi làm việc rộng hơn luật kinh tế hay không? Chương trình đào tạo của 2 ngành này tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM khác nhau ra sao và bao nhiêu điểm thì em có khả năng đậu?''. Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương giải đáp: ''Cả 2 ngành sinh viên đều được trang bị kiến thức tổng quan về luật trong nước và thế giới, Tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng cử nhân và cơ hội trở thành luật sư là giống nhau. Nhưng ngành luật sâu hơn về luật hình sự, luật dân sự… còn luật kinh tế học sâu hơn về luật kinh tế, luật ngân hàng, luật bảo hiểm… Mức điểm trúng tuyển của 2 ngành các năm gần đây từ 18-20 điểm''.Bên cạnh đó, có thí sinh gửi đến chương trình câu hỏi: ''Có phải học các ngành ngôn ngữ Hàn Quốc, Trung Quốc hay Nhật Bản thì sẽ có cơ hội làm việc ở các quốc gia trên? Trong các ngành này của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM thì ngành nào có tỷ lệ chọi cao nhất? Nếu em đạt 3 môn trên 24 điểm thì có được nhận học bổng hay không?''Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương cho hay: Mức điểm xét học bổng 3 môn trên 24 là có cơ hội vì trường xét ngưỡng từ 20 điểm. Các ngành ngôn ngữ đều có sức hấp dẫn riêng với điểm chuẩn trúng tuyển đầu vào ở mức gần như nhau.Liên quan đến các chương trình liên kết, học sinh đặt câu hỏi: ''Nếu em đăng ký học chương trình của Gloucestershire Việt Nam thì có những ưu điểm, lợi thế gì? Bằng cấp ra sao và tốt nghiệp có thể làm việc ở công ty nước ngoài không?''.Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc cho hay Gloucestershire Vietnam là chương trình du học ngay tại Việt Nam, tiếp cận chương trình và nhận tấm bằng quốc tế với chi phí tiết kiệm. Bên cạnh đó, sinh viên có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế, có cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc quốc tế sau khi tốt nghiệp.Một học sinh khác gửi câu hỏi đến chương trình: ''Em định đăng ký học ngành tiếng Anh và ngôn ngữ học hoặc ngành truyền thông đa phương tiện của Gloucestershire Vietnam, vậy cơ hội chuyển tiếp đi học tại Anh quốc như thế nào? Em có cơ hội nhận học bổng hay không?''Giải đáp câu hỏi này, tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc cho hay: Tại Gloucestershire Việt Nam, các ngành tiếng Anh và ngôn ngữ học, truyền thông đa phương tiện, sinh viên có thể học hoàn toàn ở Việt Nam hoặc có thể chuyển tiếp sau 2-3 năm tại Anh Quốc. Điểm ưu việt của chương trình này đặc biệt là học phí. Ngoài ra, chương trình có nhiều học bổng hấp dẫn với mức tối đa lên tới 100% học phí. Không chỉ nhận học bổng khi học giai đoạn ở Việt Nam, sinh viên còn có cơ hội nhận học bổng cả giai đoạn chuyển tiếp.Bạn đọc có thể xem lại phần 1 TẠI ĐÂY.Ấn định thời gian tổ chức giải chạy bộ địa hình 2023
Theo thạc sĩ Phạm Quang Trường, thực tế sinh viên kinh tế rất “sợ” các môn toán cao cấp, kinh tế - luật và xác suất thống kê. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Trường, sinh viên không nhất thiết phải quá giỏi môn toán khi học các ngành liên quan kinh tế vì đây chỉ là một phần để tư duy. Có những môn học khác cần thiết như: ngoại ngữ, tin học... Bên cạnh đó, những bạn học luật thì cần trang bị kiến thức về lịch sử, văn, xã hội học.
Bayern Munich gây bão với 2 thương vụ khủng, PSG bán 11 cầu thủ giá bao nhiêu?
Những ngày gần đây, nhiều giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa bức xúc khi đã được tuyển dụng vào viên chức nhưng không được xếp lại lương (tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) theo quy định khiến họ bị thiệt thòi. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, giáo viên khi tuyển dụng làm viên chức thì UBND cấp huyện (đơn vị tuyển dụng) phải căn cứ theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29.11.2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực từ ngày 15.1.2019); Thông tư số 05 do Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 2 và lên hạng 1 đối với viên chức hành chính, viên chức văn thư, viên chức lưu trữ; xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức (có hiệu lực từ ngày 15.8.2024) và một số quy định, hướng dẫn khác để xếp lương cho viên chức.Tuy nhiên, H.Hoằng Hóa đã "bỏ quên" việc xếp lại lương cho giáo viên được tuyển dụng làm viên chức trong giai đoạn từ năm 2018 - 2024, với số lượng 191 giáo viên. Không chỉ "quên" xếp lại lương mà H.Hoằng Hóa còn "quên" điều chỉnh phụ cấp thâm niên nhà giáo cho nhiều giáo viên khác. "Theo quy định thì chúng tôi thuộc diện được xếp lương với mức cao hơn hiện tại khi được tuyển dụng vào viên chức. Nhưng đến nay đã nhiều năm tính từ khi Nghị định 161 có hiệu lực, và hơn 6 tháng từ khi Thông tư 05 có hiệu lực, UBND H.Hoằng Hóa vẫn chưa thực hiện xếp lương tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho chúng tôi. Chúng tôi cũng đã làm đơn gửi UBND H.Hoằng Hóa, thậm chí đến trực tiếp hỏi Phòng Nội vụ huyện (đơn vị tham mưu, thực hiện các thủ tục xếp lương cho viên chức - PV) nhưng cũng không biết khi nào mới được xếp lương theo quy định", một giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa cho hay.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Hùng Thao, Trưởng phòng Nội vụ UBND H.Hoằng Hóa, xác nhận việc huyện này chưa thực hiện xếp lại lương cho 191 giáo viên là đúng thực tế.Ông Thao lý giải nguyên nhân chậm xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là do các quy định không nói rõ xếp lương tính từ thời điểm giáo viên được tuyển dụng vào viên chức hay từ thời điểm quy định có hiệu lực."Do các quy định chưa rõ ràng nên chúng tôi chưa biết khi xếp lương cho giáo viên thì tính từ thời điểm nào. Còn số lượng giáo viên và các loại hồ sơ chúng tôi đã tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ. Do đó, chúng tôi đang có văn bản để gửi Sở Nội vụ xin ý kiến" ông Thao nói.Ông Thao cho biết thêm, sắp tới, khi có hướng dẫn của Sở Nội vụ, nếu tiến hành xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thì phải cần gần 14 tỉ đồng để trả lại tiền cho giáo viên (giáo viên truy lĩnh) theo quy định. Do đó, H.Hoằng Hóa phải chờ tỉnh bố trí kinh phí thì mới có thể thực hiện.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2018 - 2024 cũng tuyển dụng giáo viên vào viên chức như H.Hoằng Hóa, nhưng các địa phương đều căn cứ theo quy định hiện hành để kịp thời xếp lại lương cho giáo viên, nên không xảy ra tình trạng "bỏ quên" quyền lợi giáo viên như ở H.Hoằng Hóa.Sáng 21.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Quốc Huy, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa, cho biết ông chưa nhận được báo cáo của UBND H.Hoằng Hóa về sự việc như nêu trên.Theo ông Huy, về nguyên tắc là khi các địa phương tuyển dụng giáo viên phải thực hiện xếp lương theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ông Huy cũng cho biết, từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa từng xảy ra việc "quên" xếp lại lương cho viên chức như ở H.Hoằng Hóa hiện nay.
Về phía cung, mọi sự chú ý hướng vào cuộc họp về sản lượng sắp tới của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 6. Trên Reuters, nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo nhận xét, với giá dầu Brent dao động dưới mốc 90 USD/thùng - mức giá mà cả Ả Rập Xê Út và nhiều nước khác âm thầm nhắm đến - cuộc họp của OPEC+ sắp tới có thể sẽ tiếp tục gia hạn việc cắt giảm sản lượng như lâu nay. Từ cuối năm 2022, OPEC+ nâng tổng mức cắt giảm lên khoảng 5,86 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 6% nhu cầu hằng ngày của thế giới.
Câu chuyện hòa bình diễn tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.