Chợ nổi Tân Phong ở đâu, có gì mà hấp dẫn du khách?
Chất từ cây tầm ma sau khi được phân lập sẽ kết hợp với tamsulosin, một loại thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt, và bào chế thành thuốc tránh thai cho nam.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 31.3.2024
Công ty cổ phần BCG Land (mã chứng khoán BCR) ngày 1.3 công bố thông tin bất thường cho biết đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo về quyết định khởi tố bị can đối với người nội bộ của công ty, bao gồm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Huỳnh Thị Kim Tuyến và Phó tổng giám đốc Lê Nông. Đồng thời văn bản khẳng định mọi hoạt động công ty vẫn diễn ra bình thường. Đây là công ty thành viên chủ chốt của Tập đoàn Bamboo Capital (mã chứng khoán BCG).Đồng thời, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Tracodi (mã chứng khoán TCD) cũng công bố được cơ quan có thẩm quyền thông báo về việc có quyết định khởi tố bị can đối với người nội bộ là bà Huỳnh Thị Kim Tuyến - Phó chủ tịch HĐQT. Theo Tracodi, mọi hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra bình thường.Bà Huỳnh Thị Kim Tuyến hiện cũng là thành viên Ban kiểm soát của BCG Energy (BGE). Cả 3 công ty BCG Land, BCG Energy và Tradico đều là các công ty con của Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital. Vào ngày 1.3, Bamboo Capital đã công bố việc được cơ quan có thẩm quyền thông báo về việc có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Hồ Nam - cựu Chủ tịch HĐQT. Bamboo Capital cho biết kể từ ngày 27.4.2024, ông Nguyễn Hồ Nam đã từ nhiệm và không còn giữ các chức vụ tại công ty. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tiếp tục diễn ra bình thường.Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng thông báo tạm ngừng giao dịch đối với trái phiếu HIC12103 từ ngày 25.2 của Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Helios và trái phiếu BCR12101 của Công ty cổ phần BCG Land. Lý do tạm dừng đều là theo yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuộc trường hợp tạm ngừng giao dịch theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Quy chế giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.BCG Land phát hành lô trái phiếu BCR12101 vào ngày 31.3.2021, với tổng giá trị 2.500 tỉ đồng và kỳ hạn ban đầu 36 tháng, dự kiến đáo hạn vào ngày 31.3.2024. Sau đó công ty được chấp thuận gia hạn lên 60 tháng, tức ngày đáo hạn mới là 31.3.2026. Còn lô trái phiếu của Helios có tổng giá trị 3.000 tỉ đồng, được phát hành ngày 23.6.2021, với mục đích tăng quy mô vốn hoạt động. Lô trái phiếu có kỳ hạn ban đầu 36 tháng, lãi suất 11%/năm, ngày đáo hạn ban đầu là 23.6.2024. Tuy nhiên, đến tháng 9.2023, Helios đã điều chỉnh kỳ hạn lên 60 tháng, kéo dài thời gian đáo hạn đến 23.6.2026. Đáng chú ý, trái phiếu của Helios được bảo lãnh thanh toán bởi BCG Land.
Khách sạn LOTTE Sài Gòn ra mắt 'ốc đảo' 3.300 mét vuông giữa trung tâm
Giải đi bộ từ thiện Đinh Thiện Lý lần thứ 20 đã diễn ra sáng 11.1.2025 tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7, TP.HCM). Hành trình kéo dài hai thập kỷ này đã thu hút hơn 239.000 lượt người tham gia, quyên góp hơn 51 tỉ đồng để hỗ trợ hàng ngàn hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện năm nay quy tụ hơn 7.000 người đi bộ, góp phần quyên góp 3,4 tỉ đồng cho Quỹ Vì Người nghèo của Quận 7, Quận 8, Nhà Bè và Bình Chánh. Nguồn lực này được sử dụng vào các hoạt động ý nghĩa như xây nhà tình nghĩa, trao quà Tết và phương tiện mưu sinh. Từ sáng sớm, những bước chân háo hức đã làm bừng sáng khu vực Hồ Bán Nguyệt. Ông Nguyễn Nam Nhân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM, đã bắn súng khai mạc, khởi đầu một ngày hội ý nghĩa. Bà Nguyễn Thị Bách Tuyết (54 tuổi, H. Nhà Bè) chia sẻ: "Năm nào cô cũng tham gia. Cảm xúc luôn hân hoan khi được đóng góp cho cộng đồng." Tương tự, học sinh Đỗ Phúc Khang (Quận 7) tham gia với niềm vui: "Đi bộ giúp em xả stress và ý nghĩa hơn khi giúp người khó khăn”. Hành trình 20 năm giải đi bộ từ thiện không chỉ lan tỏa tinh thần yêu thương mà còn tạo nên nét văn hóa độc đáo của Phú Mỹ Hưng. Từ sự kiện đầu tiên năm 2003 mang tên “Giải Việt dã Phú Mỹ Hưng”, đến nay, đây là biểu tượng gắn kết cộng đồng, như ông Phan Chánh Dưỡng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Đinh Thiện Lý, xúc động nói: "Hồn đô thị được xây từ những bước chân đầy nghĩa tình”.
Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định về chính sách, chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đề xuất này nhằm trọng dụng những người lãnh đạo có phẩm chất và năng lực vượt trội, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao trong quản lý và điều hành.Được tiền thưởng, nâng lương vượt bậcTheo dự thảo nghị định, cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã; người lao động có phẩm chất, năng lực nổi trội, thành tích đặc biệt xuất sắc được hưởng nhiều chính sách sau: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh thì sẽ được nâng lương vượt một bậc (36 tháng đối với ngạch, chức danh có trình độ từ cao đẳng trở lên, 24 tháng đối với ngạch, chức danh có trình độ trung cấp).Tỷ lệ được nâng lương vượt một bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, đơn vị quy định tại Nghị định số 204/2004 của Chính phủ (sửa đổi tại Nghị định 17/2013).Được hưởng tiền thưởng theo thành tích xuất sắc do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định từ quỹ tiền thưởng theo quy định.Người có phẩm chất, năng lực nổi trội còn được quy hoạch, bố trí vào vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp, trên cơ sở kết quả đánh giá thành tích, hiệu quả và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp ủy và người đứng đầu đơn vị nơi công tác.Được hưởng chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.Tại dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất quy định các bộ, ban, ngành và đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị đi công tác ở cơ sở, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Người đi cơ sở trong 3 năm sẽ được hưởng nhiều chính sách: người xuống làm việc tại cơ quan Đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp xã, được hưởng tiền lương, phụ cấp theo vị trí việc làm trước khi được cử đi; trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.Trường hợp đi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 76/2019 của Chính phủ.Sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức được tiếp nhận trở lại cơ quan, đơn vị nơi cử đi và được nâng lương vượt 1 bậc; được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên thì được xem xét khen thưởng theo luật Thi đua, khen thưởng.Với cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan T.Ư tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp tỉnh, cấp huyện, được hưởng tiền lương, phụ cấp theo vị trí việc làm trước khi cử đi; trợ cấp một lần bằng 3 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.Trường hợp đơn vị công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 76/2019.Sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ sở, được tiếp nhận trở lại cơ quan thì được nâng lương vượt 1 bậc; nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên thì được bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo luật Thi đua, khen thưởng.
Xe khách limousine chạy ẩu, cố tình chèn đường xe tải: Dân mạng phẫn nộ
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn

EVN đề nghị Đồng Nai tháo gỡ vướng mắc tại dự án nhiệt điện Nhơn Trạch
Chương trình tư vấn sức khỏe
Ngày 30.12, ông Nguyễn Thiên Văn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, ký văn bản gửi Sở NN-PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế, Công an tỉnh và UBND TP.Buôn Ma Thuột liên quan đến vụ việc sản xuất giá đỗ độc hại, sử dụng chất cấm trên địa bàn tỉnh.Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, những ngày qua các cơ quan báo chí đăng tải nhiều thông tin về giá đỗ ủ chất cấm và cơ quan chức năng chưa thể hiện rõ trách nhiệm.UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Y tế, Công an tỉnh, UBND TP.Buôn Ma Thuột và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh nội dung báo chí nêu; báo cáo hoạt động quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) đối với 6 cơ sở sản xuất giá đỗ sử dụng chất cấm (ngoài danh mục được phép sử dụng); công tác điều tra, truy xuất, triệu hồi và kết quả thực hiện đến thời điểm hiện nay.Ngoài ra, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu báo cáo trên địa bàn tỉnh đã cấp được bao nhiêu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP để sản xuất, kinh doanh giá đỗ. Giải pháp để quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh giá đỗ trong thời gian đến để kịp thời chấn chỉnh nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý ATTP tại Đắk Lắk. Từ đó, báo cáo tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo xử lý trước ngày 2.1.2025.Liên quan đến vụ việc sản xuất giá đỗ độc hại, Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) có công văn yêu cầu Sở NN-PTNT Đắk Lắk báo cáo cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc một số cơ sở sản xuất giá đỗ sử dụng chất cấm/ngoài danh mục được phép sử dụng bị cơ quan công an phát hiện và khởi tố. Đồng thời, thông tin về hoạt động quản lý ATTP do địa phương thực hiện đối với các cơ sở vi phạm; các biện pháp xử lý; yêu cầu truy xuất triệu hồi và kết quả thực hiện...Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 24.12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố 4 vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lâm Văn Đạo (34 tuổi), Vũ Duy Tư (33 tuổi), Nguyễn Văn Quynh (51 tuổi) và Nguyễn Văn Hảo (36 tuổi, cùng trú TP.Buôn Ma Thuột) để điều tra, làm rõ về hành vi vi phạm quy định về ATTP.Tại cơ quan điều tra, các bị can trong vụ án giá đỗ độc hại đã khai đặt mua hóa chất cấm từ TP.HCM về sản xuất giá đỗ để làm cây giá mập, đẹp hơn, dễ cạnh tranh trên thị trường.Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra 6 cơ sở sản xuất giá đỗ của 4 bị can trên tại xã Ea Tu và P.Tân Hòa (TP.Buôn Ma Thuột), phát hiện, thu giữ hơn 20 tấn giá đỗ tại các cơ sở này đã ngâm hoạt chất 6-Benzylaminopurine, cùng 37 can nhựa chứa 135 lít hoạt chất trên.Bước đầu, các bị can trên khai nhận đã bán ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ có ngâm 6-Benzylaminopurine, hoạt chất không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Đây là chất kích thích tăng trưởng tế bào, nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Vị trí địa lý Việt Nam
Bên cạnh công nghệ mới cùng khả năng vận hành ấn tượng, theo anh Long, Nissan Kicks e-Power còn có thêm hai điểm cộng nữa không thể không nhắc tới là khả năng cách âm cực tốt và độ tiết kiệm khi sử dụng.
kqsxbd
Ngày 11.3, ông Nguyễn Tấn Hỷ, Giám đốc Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt cho biết, việc chậm xử lý tình trạng ô nhiễm tại hồ Vạn Thành 2 là do UBND P.5, TP.Đà Lạt thiếu kiên quyết vì khu vực chăn nuôi nằm ngoài hành lang bảo đảm an toàn hồ đập.Ông Hỷ cho biết, ngày 26.2.2024, trung tâm và UBND P.5 cùng một số cơ quan chức năng của TP.Đà Lạt kiểm tra và lập biên bản về tình trạng ô nhiễm hồ nước Vạn Thành 2 và các hộ chăn nuôi heo quanh khu vực hồ. Thời điểm đó, 2 hộ chăn nuôi heo gồm Nguyễn Trọng Toàn và Trần Văn Trúc đang chăn nuôi trên 300 con heo, nhưng không cung cấp được giấy tờ pháp lý liên quan việc chăn nuôi như giấy đủ điều kiện, giấy phép môi trường. Lúc đó, đoàn kiểm tra đã yêu cầu các chủ cơ sở chăn nuôi không được thải nước thải chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và hồ Vạn Thành 2; khẩn trương di dời chuồng trại đi nơi khác theo quy định. Các hộ này đều ký vào biên bản.Sáng 11.3, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND P.5, cho biết năm 2024, khi làm việc, 2 hộ nuôi heo trên đồng ý di dời trại heo nhưng do họ chưa tìm được quỹ đất để dời. "Sáng nay (11.3), chúng tôi tiếp tục mời các hộ chăn nuôi heo phía trên thượng nguồn hồ làm việc, phường sẽ yêu cầu họ di dời trại heo để bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường và hồ nước Vạn Thành 2", ông Cường khẳng định.Trước đó, ghi nhận vào ngày 10.3 của PV Thanh Niên tại hồ thủy lợi Vạn Thành 2, trên địa bàn làng hoa Vạn Thành, P.5 (TP.Đà Lạt), nước hồ vẫn đang ô nhiễm khiến nhiều nông hộ không thể canh tác. Ông Nguyễn Hùng Vỹ, Tổ trưởng dân phố Vạn Thành, cho biết hồ thủy lợi Vạn Thành 2 trước thuộc Tập đoàn 5 Vạn Thành, sau này thuộc sự quản lý của Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt. Trước đây, hồ nước rất trong xanh phục vụ nước tưới cho hơn 40 héc ta rau hoa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước hồ bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, nhiều nông hộ không thể canh tác hoa.Ông Nguyễn Quốc Toản (nông dân Vạn Thành kiêm Tổ trưởng tổ tự quản hồ Vạn Thành 2) cho biết thêm, từ khi trên đồi phía thượng nguồn của hồ có 2 trại nuôi heo thì nước hồ bắt đầu bị ô nhiễm. Những ngày trời nắng nóng cả khu vực thung lũng này bốc mùi hôi thối, khó chịu. Gia đình ông không thể canh tác hoa.Tương tự, ông Trương Thanh Vũ (làng hoa Vạn Thành), cho biết: "Vườn hoa đồng tiền tưới nước hồ bị ô nhiễm, hoa bị châm kim, nhiễm bệnh rụng hết cánh không thể thu hoạch để bán. Nước ở hồ Vạn Thành 2 bơm vào hồ nuôi cá, cá cũng chết hết".Theo chân cán bộ UBND P.5, chúng tôi vượt núi đến 2 trại nuôi heo phía trên đồi. Mỗi trại heo nuôi khoảng 100 con heo lấy thịt. Quan sát thực tế, nước thải từ 2 trại heo này chạy vào ống nhựa dẫn xuống những hồ nhỏ phía dưới vườn cà phê bốc mùi hôi thối. Khi nước thải trong hồ quá nhiều, chảy tràn xuống khe suối và chảy vào hồ nước Vạn Thành 2.Chưa kể một số người dân gần 2 trại heo này cũng xin tận dụng nước thải của 2 trại heo trên để dẫn về vườn tưới gốc cà phê (thay phân). Điều đáng nói, những bể chứa này không có nắp đậy, luôn sủi bọt, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Khi hồ chứa đầy, nước thải hôi thối cũng chảy xuống hồ nước Vạn Thành 2.Ông Nguyễn Trọng Toàn (chủ trại heo) cho biết ông thuê đất của ông Phạm Công (người dân ở địa phương) để làm trại nuôi heo trong nhiều năm qua. Ông Toàn thừa nhận, việc nước hồ Vạn Thành 2 bị hôi thối, ô nhiễm có nhiều nguyên nhân, trong đó 2 trại nuôi heo cũng có một phần. Theo ông Toàn, có những hộ sau khi ngâm giá thể trồng hoa chậu cũng xả nước thải xuống hồ Vạn Thành 2."Trại heo của chúng tôi nuôi hơn 100 con, do nuôi bằng thức ăn thừa, không nuôi bằng cám nên heo chậm lớn. Hơn nữa, heo có nhiều lứa nên chúng tôi đang bán dần và sẽ có hướng chuyển trại heo đi nơi khác, không nuôi ở đây nữa", ông Toàn nói.Trước những thiệt hại do hồ nước bị ô nhiễm, từ giữa tháng 5.2022, người dân làng hoa đã có đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. UBND P.5 cùng các cơ quan chức năng TP.Đà Lạt đã đến hiện trường nhiều lần nhưng tình trạng nuôi heo gây ô nhiễm hồ nước vẫn chưa được xử lý. Khi họp cử tri, người dân làng hoa cũng đã nêu ý kiến nhưng rồi mọi việc vẫn đâu vào đấy, tình trạng nước hồ ô nhiễm ngày càng nặng.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư