Hãng hàng không Hàn Quốc cân hành khách trước khi lên máy bay
Khi vòng 12 khép lại (theo lịch thi đấu chính thức), tốp 3 đội dẫn đầu trên bảng xếp hạng V-League 2024 - 2025 lần lượt là: CLB Nam Định (24 điểm), CLB Thanh Hóa (22 điểm) và CLB Thể Công Viettel (21 điểm). Tuy nhiên, số trận đã đấu của các đội trong tốp 3 có sự chênh lệch. Trong đó, CLB Nam Định đã thi đấu đến 13 trận, còn CLB Thanh Hóa và CLB Thể Công Viettel mới chỉ ra sân 11 trận. Điều này xuất phát từ việc các đội phải dự giải đấu cấp CLB ở Đông Nam Á và châu Á, nên ban tổ chức V-League đã linh hoạt điều chỉnh lịch thi đấu để tạo điều kiện.Sau khi dừng bước tại Cúp C1 Đông Nam Á, CLB Thanh Hóa được “trả” lại 2 trận ở V-League. Lúc này, đội bóng xứ Thanh được đánh giá là sáng cửa chiếm ngôi đầu, khi chỉ kém CLB Nam Định 1 điểm nhưng lại còn đến 2 trận chưa đấu. Thuận lợi của đoàn quân của HLV Popov là gặp 2 đối thủ yếu hơn hẳn và đang nằm ở nửa dưới bảng xếp hạng là CLB TP.HCM và CLB Quảng Nam. CLB Thể Công Viettel dù cũng còn 2 trận chưa đấu, nhưng khó khăn hơn CLB Thanh Hóa nhiều, khi đội bóng ngành quân đội phải chạm trán với CLB Đà Nẵng và đối thủ “cứng cựa” là CLB Công an Hà Nội.Thời cơ đã đến, nhưng CLB Thanh Hóa lại không thể tận dụng. Đội bóng xứ Thanh liên tiếp sảy chân ở 2 trận đấu gần nhất, đều trên sân khách. CLB Thanh Hóa có trận hòa hú vía 2-2 trên sân Thống Nhất trước CLB TP.HCM, trong ngày HLV Popov bị truất quyền thi đấu vì thẻ đỏ (2 thẻ vàng). Mới đây, HLV Popov phải ngồi trên khán đài sân Tam Kỳ và bất lực chứng kiến các học trò của ông nhận thất bại với tỷ số 0-1 trước CLB Quảng Nam.Từ chỗ sáng cửa chiếm vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng V-League 2024 - 2025, CLB Thanh Hóa nay đã rơi xuống đứng thứ 3 với 23 điểm. CLB Thể Công Viettel thất thế hơn CLB Thanh Hóa, nhưng thầy trò HLV Nguyễn Đức Thắng đã chơi tốt để giành 4 điểm sau 2 trận (hòa CLB Đà Nẵng và thắng CLB Công an Hà Nội) để chiếm ngôi đỉnh bảng với 25 điểm. CLB Nam Định tụt xuống đứng hạng 2 với 24 điểm.Người hâm mộ đội bóng xứ Thanh có lý do để tiếc nuối, khi đoàn quân của ông Popov không thể đòi lại ngôi đầu mà họ đã từng chiếm giữ trước đó. Bỏ lỡ cơ hội quý giá để vô địch lượt đi V-League 2024 - 2025, CLB Thanh Hóa chỉ có thể tự trách chính mình.Tại V-League mùa này, tiềm lực của CLB Thanh Hóa vốn không thể bằng với những đội như CLB Nam Định, CLB Công an Hà Nội và Thể Công Viettel... Bất chấp điều đó, đội bóng xứ Thanh kể từ đầu mùa vẫn luôn duy trì được vị trí trong tốp đầu bảng xếp hạng. Không thể phủ nhận rằng HLV Velizar Popov có năng lực, đồng thời tập thể cầu thủ CLB Thanh Hóa đã quyết tâm để vượt qua những khó khăn còn tồn tại.CLB Thanh Hóa không thể leo lên chiếm đỉnh bảng sau khi giai đoạn lượt đi V-League 2024 - 2025 chính thức khép lại, nhưng cơ hội vẫn còn ở phía trước. Giai đoạn lượt về là lúc mà các đội bóng phải tăng tốc, chạy nước rút để đạt được mục tiêu của mình. Ở giai đoạn này, đội bóng nào duy trì được sự ổn định về mặt lực lượng, lối chơi sẽ chiếm ưu thế trong cuộc đua về đích.Bỏ qua 2 trận sảy chân liên tiếp, CLB Thanh Hóa cần lấy lại tinh thần và tiếp tục thể hiện bản lĩnh. Để làm được điều này, Doãn Ngọc Tân và các đồng đội rất cần HLV Popov. Về “lửa chiến đấu”, vị thuyền trưởng người Bulgaria sẽ là tấm gương cho các cầu thủ Thanh Hóa. Nhưng bên cạnh đó, ông Popov cũng cần tiết chế bản thân từ bên ngoài đường biên, để không phải nhận án phạt (từ trọng tài hay ban tổ chức) và rồi phải bất lực ngồi trên khán đài xem các học trò thi đấu.Bùng nổ ngày Chung kết giải đấu Liên Quân Mobile Quốc tế - AIC 2023
Có lý thuyết cho rằng, những người nhóm máu O mang trong mình gien di truyền của những người phát triển mạnh nhờ chế độ ăn giàu protein động vật. Trong khi đó, nhóm máu A phù hợp hơn với thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Liệu những điều này có đúng khi được khoa học kiểm chứng?Các chuyên gia cho rằng một số loại thực phẩm nhất định có thể gây ra các phản ứng có lợi hoặc gây hại tùy thuộc vào nhóm máu. Theo đó, các đề xuất về chế độ ăn theo từng nhóm máu cụ thể là:Nhóm máu A: Nên tiêu thụ protein từ đậu nành và tập trung vào các sản phẩm hữu cơ. Bởi những người nhóm máu A được cho là có hệ thống miễn dịch nhạy cảm và phát triển mạnh nhờ thực phẩm tươi, nguyên chất.Nhóm máu B: Sở hữu hệ tiêu hóa dễ thích nghi nhất. Nhóm người này được khuyến nghị nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng, có thể tiêu thụ các sản phẩm từ sữa nhưng tránh thịt gà và một số loại ngũ cốc.Nhóm máu AB: Những người nhóm máu AB được khuyên nên kết hợp cả 2 chế độ ăn A và B; tập trung vào hải sản, đậu phụ, sữa và rau xanh; tránh xa caffeine và rượu.Nhóm máu O: Nhóm máu O nguyên bản cần ăn nhiều protein. Thịt đỏ, cá và rau được khuyến khích, hạn chế ngũ cốc và sữa. Mặc dù các xác thực khoa học liên quan đến những điều vừa nêu chưa hoàn thiện, nhưng nghiên cứu thu về nhiều phản hồi từ các cá nhân sau khi họ tuân theo các hướng dẫn dinh dưỡng dành riêng cho từng loại máu. Theo đó, họ khẳng định năng lượng được tăng cường, tiêu hóa tốt hơn, sức khỏe được cải thiện đáng kể, theo Rolling Out (Mỹ).Có ý kiến cho rằng chế độ ăn theo nhóm máu có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Việc phân loại một cách cứng nhắc có thể bỏ qua các yếu tố cá nhân như di truyền, lối sống và tình trạng sức khỏe hiện có. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu nhấn mạnh rằng mặc dù nhóm máu có thể ảnh hưởng đến một số khía cạnh của sức khỏe, nhưng đó chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta xử lý thực phẩm. Di truyền, lối sống, môi trường và tình trạng sức khỏe tổng thể đều đóng vai trò quan trọng như nhau.Nếu bạn bị hấp dẫn bởi chế độ ăn theo nhóm máu, các chuyên gia khuyên rằng nên tiếp cận một cách có cân nhắc. Nên bắt đầu bằng cách ghi nhật ký thực phẩm tiêu thụ chi tiết, lưu ý cách các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến năng lượng, quá trình tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của bạn. Tuy nhiên, không có một chế độ ăn cụ thể nào là phù hợp với tất cả mọi người. Việc chú ý đến phản ứng của cơ thể với các loại thực phẩm khác nhau, duy trì chế độ ăn uống cân bằng và tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe là điều quan trọng.
Có gì ở 'quán cô gái' bán mỗi ngày một món khiến hẻm ở TP.HCM đông vui?
Ngày 3.1, HĐND H.Quế Sơn khóa XII (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp chuyên đề thứ 15 để bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt sau sáp nhập H.Nông Sơn vào H.Quế Sơn từ ngày 1.1.2025.Tại kỳ họp, ông Đinh Nguyên Vũ, Bí thư Huyện ủy Quế Sơn, được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026; ông Lý Xuân Phong và bà Tào Thị Tố Điểm được bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND huyện.Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn (Chủ tịch UBND H.Nông Sơn cũ), được bầu giữ chức Chủ tịch UBND H.Quế Sơn (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026; bà Nguyễn Thị Thu Thủy, ông Nguyễn Minh Châu và ông Nguyễn Chí Tùng được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện.Cũng tại kỳ họp, HĐND huyện đã thông qua đề án thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc huyện.Như Thanh Niên đã thông tin, sáng 30.12.2024, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức lễ công bố thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn trực thuộc Đảng bộ tỉnh và công bố các quyết định về công tác cán bộ.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quyết định thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn trực thuộc Đảng bộ tỉnh trên cơ sở sáp nhập Đảng bộ H.Nông Sơn vào Đảng bộ H.Quế Sơn.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quyết định chuyển giao Đảng bộ H.Nông Sơn về Đảng bộ H.Quế Sơn, gồm 41 tổ chức cơ sở đảng và 1.141 đảng viên.Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư, Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn khóa XXV (nhiệm kỳ 2020 - 2025).Ban Chấp hành Đảng bộ H.Quế Sơn mới có 61 người. Ông Đinh Nguyên Vũ, Bí thư Huyện ủy Quế Sơn cũ, giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Quế Sơn mới. Ngoài ra, các ông Nguyễn Văn Hòa, Võ Văn Nhàn và Ngô Văn Sỹ giữ chức vụ Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn mới.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cũng ban hành quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Phước Sơn, Chủ tịch UBND H.Quế Sơn cũ, giữ chức vụ Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam từ ngày 1.1.2025.
Trong những ngày qua, hình ảnh linh vật rắn độc đáo của trường mầm non Sơn Ca (thị trấn Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Với sự sáng tạo và tâm huyết, chỉ trong 36 giờ, các cô giáo tại đây đã hoàn thành linh vật rắn từ những vật liệu đơn giản như xốp, thìa nhựa và ống kẽm. Linh vật rắn được các cô giáo trường mầm non Sơn Ca dày công thực hiện để trang trí trong dịp Tết Nguyên đán năm nay. Được làm từ xốp, thìa nhựa và ống kẽm. Linh vật này có chiều dài khoảng 4m5, và chiều cao khoảng 1m. Từng bộ phận của linh vật, bao gồm đầu, mắt và thân, đều được làm rất tỉ mỉ.Đặc biệt, phần đầu của linh vật được làm bằng xốp và đã trải qua hai lần chỉnh sửa. Ban đầu, sản phẩm chưa có được hình dáng giống con rắn như mong muốn, nên các cô giáo phải sửa đổi và hoàn thiện lại. Sau khi cải thiện hơn, phần đầu trở nên sống động và góp phần làm nổi bật linh vật.Phần thân rắn được tạo hình công phu bằng cách uốn các thanh sắt để định hình. Nhờ kết cấu này, toàn bộ linh vật toát lên sự linh hoạt và sinh động. Các cô giáo chọn màu hồng để trang trí, tạo điểm nhấn bắt mắt. "Tôi chọn màu hồng khi trang trí linh vật rắn vì màu hồng là sự tươi sáng, hồn nhiên, giống như tâm hồn của trẻ nhỏ", cô giáo Nguyễn Thùy Linh (41 tuổi) cho biết.Sau giờ làm việc, các cô giáo của tổ lớn (giáo viên dạy trẻ từ 5 đến 6 tuổi) trường mầm non Sơn Ca tập trung làm linh vật rắn cho Tết Nguyên đán. Dù những ngày cận tết ai cũng bận rộn với công việc và gia đình, nhưng với mong muốn mang đến cho các cháu một môi trường học tập tốt và những trải nghiệm ý nghĩa về Tết cổ truyền, các cô vẫn không ngại vất vả.Từng chút một, họ tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi để cắt, dán và lắp ráp từng chi tiết của linh vật, từ những vật liệu giản dị như xốp, thìa nhựa và ống kẽm. Mỗi công đoạn, từ lên ý tưởng, tạo hình cho đến hoàn thiện, các cô đều được thực hiện bằng cả tâm huyết. "Những năm trước, trường chỉ trang trí đơn giản, nhưng gần đây các cô thường tổ chức làm linh vật không chỉ để trang trí cho năm mới mà còn tạo cơ hội để các cháu được vui chơi, khám phá. Dù công việc khá vất vả, nhưng các cô vẫn luôn nỗ lực để mang đến cho các cháu một môi trường đẹp và ý nghĩa, giúp các cháu có thêm những trải nghiệm đáng nhớ", cô Thùy Linh chia sẻ.
Chuyên gia quốc tế: Trung Quốc nên lắng nghe quan ngại của láng giềng
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.