Giải thưởng Sao đỏ 2022 gọi tên nữ CEO tiên phong trong lĩnh vực BPO
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".
Vì sao NSND Thu Hà, Hồng Diễm nhận 'mưa' lời khen trong 'Trạm cứu hộ trái tim'?
Năm 2023, F.I.T NEU League là mùa thứ 4 kể từ khi mô hình thi đấu chuyên nghiệp được khởi động tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân với 12 đội bóng tham dự đến từ các khoa, viện trong Trường và 4 đội khách mời. Giải đấu chính thức khởi tranh vào ngày 14.4, dự kiến diễn ra trong 6 tháng với tổng cộng 15 vòng đấu, 120 trận đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn, được diễn ra trên bóng đá cỏ nhân tạo của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
FIFA Online 4: Pro Gamer bảo vệ thành công chức vô địch
Sáng 7.1, nhiều người dùng tại Việt Nam cho biết ứng dụng Messenger (do Meta phát hành) bị trục trặc khiến họ gián đoạn liên lạc. Một số cho biết tình trạng này bắt đầu từ ngày hôm trước và chỉ xảy ra với phiên bản web. Nếu sử dụng ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động sẽ không gặp vấn đề bất thường.Anh Trần Tú (Hà Nội) cho biết sáng 7,1, khi truy cập vào Facebook và xem phần tin nhắn Messenger trên máy tính thì gần như toàn bộ nội dung chat hiển thị từ nhiều ngày trước đó, chỉ duy nhất cuộc trò chuyện "không hiểu sao vẫn được cập nhật như bình thường", anh Tú nói. Messenger bản web của anh bị thiếu rất nhiều cuộc trò chuyện trong sáng cùng ngày, tuy nhiên ở ứng dụng trên điện thoại, phần mềm nhắn tin này vẫn hiển thị đầy đủ các cuộc trao đổi cũ lẫn mới, sắp xếp theo đúng trình tự và nhận thông báo tin mới.Trần Vân (Hà Nội) cũng cho biết chị không thể tải được các tin nhắn mới của khách hàng trên trình duyệt của máy tính. Thậm chí khi bấm thử vào một số tin trao đổi trước đó, màn hình chỉ hiển thị một ô trống trơn không có nội dung, thể hiện như đang tải dữ liệu về nhưng mãi không có biến chuyển. "Tôi đã đăng bài thông báo trên trang cá nhân về tình trạng này để bạn bè cũng như khách hàng biết, tránh bị trách oan và để mọi người chủ động phương thức liên lạc khác với mình khi cần", Vân cho biết thêm.Trên trang DownDetector, người dùng Việt Nam lẫn quốc tế đều đang phản ánh sự cố liên quan đến Messenger. Theo dữ liệu ghi lại từ hệ thống, vấn đề có vẻ bắt đầu từ rạng sáng 7.1 (theo giờ Việt Nam) và kéo dài tới hiện tại vẫn chưa được khắc phục.Thời gian gần đây, cả Facebook lẫn Messenger thường xuyên gặp lỗi bất ổn định trong quá trình hoạt động. Lỗi đa phần không thể truy cập, hư hại một phần tính năng như hiển thị nội dung, bất thường trong phân phối thông tin trang chủ, không gửi được hình ảnh, tin nhắn... Trong đa phần sự cố, Meta (công ty mẹ của Facebook, Messenger, Instagram...) thường giữ im lặng, không chủ động đưa ra thông tin, cũng không phản hồi các nội dung được phản ánh từ người dùng lẫn truyền thông.
Hai khách hàng của Sun Life, chị Nguyễn Thị Thủy Tiên và cô Nguyễn Thị Chín, đã mang đến những câu chuyện chân thực từ trái tim, thể hiện rõ giá trị nhân văn mà bảo hiểm nhân thọ mang lại.Cô Nguyễn Thị Chín, một người phụ nữ kiên cường 57 tuổi hiện sống tại TP.HCM, đã có những trải nghiệm sâu sắc về giá trị của bảo hiểm nhân thọ. Cách đây 9 năm, để chuẩn bị cho những bất ngờ trong cuộc sống, chồng chị Chín đã quyết định tham gia gói bảo hiểm Bảo An Phúc của Sun Life sau khi được tư vấn bởi chị Xuân Tiên - một tư vấn viên tận tâm của công ty.Chỉ 5 ngày sau khi hợp đồng bảo hiểm được ký, một tai nạn bất ngờ đã lấy đi điểm tựa lớn nhất cuộc đời chị là người chồng của mình. Trong khoảnh khắc ấy, ngoài những nguồn động viên quý giá và kịp thời của người thân và bạn bè để ổn định cuộc sống, điều làm cô Chín cảm thấy vơi bớt nỗi lo chính là khoản tài chính chị nhận được từ gói bảo hiểm mà chồng chị đã ký ngay trước biến cố xảy ra.Chị kể lại, nhờ vào đó chị đã không chỉ trang trải được các chi phí cần thiết trong giai đoạn khó khăn đó mà chị còn quyết định tiếp tục đầu tư vào tương lai vững vàng cho gia đình bằng cách tham gia thêm hai hợp đồng bảo hiểm mới cho bản thân và hai con nhỏ. Dù phải đối mặt với nhiều thử thách, bao gồm cả việc phải vào viện điều trị bệnh, chị Chín vẫn kiên cường nuôi dạy con cái. Con gái chị hiện đã học năm 3 đại học, còn con trai đang học lớp 6."Bảo hiểm thực sự là một "lá chắn" vững chắc giúp gia đình chị vượt qua những thời điểm khó khăn nhất", chị Chín cho biết.Đối với trường hợp của gia đình chị Thủy Tiên, một người kinh doanh tự do tại quận 7, TP.HCM, thì mối lương duyên tham gia bảo hiểm của chồng chị là anh Đinh Công Thuận lại rất tình cờ.Trong một buổi sáng bình thường tại quán cà phê trong năm 2015, chồng chị nghe thấy một cuộc tư vấn bảo hiểm từ bàn bên cạnh. Sự tò mò đã dẫn lối chồng chị đến với quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ cùng Sun Life. Đây là một quyết định mà vào thời điểm đó, chị cũng không ngờ rằng sẽ mang lại sự bảo vệ quan trọng cho gia đình mình trong tương lai.Năm 2019, khi chồng chị không may mắc bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm nhân thọ đã trở thành nguồn cứu trợ tài chính quan trọng. Trong quá trình điều trị, gia đình chị đã nhận được quyền lợi bảo hiểm để trang trải chi phí y tế và hỗ trợ thuốc men. Khi người chồng ra đi sau một thời gian chiến đấu với bệnh tật, chị Tiên đã đứng trước thách thức lớn trong việc một mình nuôi dạy con cái cùng với gánh nặng tài chính trên vai. Một lần nữa, khoản tài chính nhận được từ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm của anh đã giúp chị có thể đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho con gái mình. Chị dành một phần tài chính để mua hợp đồng bảo hiểm mới, vừa bảo vệ bản thân vừa bảo vệ cho con gái, phần còn lại chị gửi tiết kiệm để tích lũy cho tương lai của con.Chị Thủy Tiên cho biết: "Dù không ai mong muốn nhận quyền lợi bảo hiểm trong hoàn cảnh như vậy, nhưng khoản tiền này thực sự có giá trị nhân văn, giúp mẹ con mình hướng về tương lai với niềm hy vọng".Cuộc sống luôn chứa đựng những bất ngờ, đặc biệt khi người trụ cột trong gia đình không còn bên cạnh. Nhưng với tình yêu thương và những kỷ niệm đẹp, cùng sự đồng hành của bảo hiểm, mỗi gia đình sẽ có một "lá chắn" vững chắc để bước tiếp đến tương lai tươi sáng.Để cuộc sống luôn tiếp bước, và những gì có giá trị và ý nghĩa sẽ cần được vun trồng và bồi đắp. Đây là lý do Sun Life công bố dự án trồng cây mang tên "Lá chắn". Lấy cảm hứng từ cây mắm - loài cây đầu nguồn bảo vệ thiên nhiên, Sun Life sẽ trồng cây tương ứng với số lượng trường hợp nhận quyền lợi bảo hiểm và quan tâm đến sự ổn định và liên tục, giống như cách bảo hiểm nhân thọ cung cấp an toàn tài chính cho các gia đình.Sáng kiến này không chỉ làm nổi bật tính chất bảo vệ của cây trồng và bảo hiểm mà còn nhấn mạnh cam kết đối với trách nhiệm môi trường và xã hội, thúc đẩy một tương lai bền vững và mang lại sự an tâm cho những người tham gia bảo hiểm.Từ năm 2015 đến tháng 10.2024, Sun Life đã chi trả hơn 750 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng; trong đó có gần 1.000 lượt khách hàng gặp bệnh hiểm nghèo, hơn 2.000 ca tai nạn và hơn 62.000 trường hợp chi trả viện phí.Sun Life đã áp dụng công nghệ vào quy trình yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm, nhờ vậy, có khoảng 23% yêu cầu quyền lợi bảo hiểm được giải quyết trong vòng 24 giờ nhờ tính năng tự động nhập liệu và thẩm định hồ sơ trên ứng dụng My Sun Life. Năm 2025, Sun Life sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ để nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách tối ưu hóa quy trình yêu cầu bồi thường bảo hiểm để mang lại cho khách hàng những trải nghiệm nhanh chóng, dễ dàng và đơn giản hơn.
Tỉ phú sầu riêng vùng đất bazan

Thay đổi cuộc đời bằng cách 'gọi vốn' du học ở tuổi 35
Đà Nẵng tái khởi động thu tiền rác không dùng tiền mặt
Năm 2024, lần đầu tiên xuất khẩu cà phê Việt Nam vượt hơn 5 tỉ USD, khẳng định vị thế là nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Trong đó, Đắk Lắk - "Thủ phủ cà phê của Việt Nam" đóng góp khoảng 18% kim ngạch xuất khẩu, thương hiệu và Chỉ dẫn địa lý "Cà phê Buôn Ma Thuột" có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức như tỷ lệ chế biến sâu thấp, sản phẩm chưa đa dạng, áp lực cạnh tranh và tiêu chuẩn thị trường quốc tế ngày càng cao…Trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, UBND Tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam tổ chức Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt nhằm mở rộng cơ hội giao thương, xúc tiến đầu tư và tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững. Chương trình diễn ra ngày 11.3, với gần 800 đại biểu, khách mời, trong đó có 200 khách mời quốc tế, gồm Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) đối tác thương mại các nước: Anh, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil..., cùng các tổ chức cà phê Việt Nam, các bộ, ngành Trung ương, địa phương và đông đảo doanh nghiệp cùng tham gia thảo luận.Tại hội nghị, nhiều nội dung chuyên sâu đã được đưa ra thảo luận như thị trường và xu hướng tiêu dùng cà phê; tiêu chuẩn vùng trồng, sản xuất bền vững, định hướng cho ngành cà phê Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu; vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng tầm cà phê Việt, xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.Lần đầu tiên tham dự Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, bà Vanusia Noguiera, TGĐ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) chia sẻ tại Hội nghị: "Hiện nay, giá cà phê Robusta liên tục tăng cao cho thấy nhu cầu ngày càng lớn trên toàn cầu. Việt Nam đang là cường quốc sản xuất, xuất khẩu cà phê Robusta lớn thế giới cần nâng cấp toàn diện, không chỉ trong sản xuất mà còn chú trọng ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến và tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững để đáp ứng nhu cầu thị trường…". Yếu tố chuyển đổi bền vững trong ngành cà phê được được bà Vanusia Noguiera nhấn mạnh với ví dụ về Úc, "nơi có vùng trồng cà phê được chuyển đổi sang mô hình phát triển du lịch, và đã phát triển những bất động sản du lịch từ cà phê, có giá trị gia tăng cao".Trước đó, phát biểu tại khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, Ủy viên Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo: "Để vượt qua những thách thức, ngành cà phê Việt Nam cần phải phát triển thông minh, tuần hoàn và bền vững, để tạo nên sự đột phá, nâng tầm thương hiệu và giá trị cà phê trên trường quốc tế".Tại Hội nghị Giao thương Quốc tế, Trung Nguyên Legend được tỉnh Đắk Lắk chọn trình bày tham luận chia sẻ về vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng tầm vị thế cà phê Việt Nam và xây dựng thương hiệu Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới. Trong gần 30 năm phát triển, với tầm nhìn nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, dưới sự dẫn dắt của nhà sáng lập - Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ, Trung Nguyên Legend đã nỗ lực xây dựng hệ sinh thái cà phê toàn diện trên ba cột trụ: Cà phê vật lý - Cà phê tinh thần - Cà phê xã hội. Thông qua các dòng "sản phẩm cà phê", "trải nghiệm cà phê" và "lối sống cà phê", Trung Nguyên Legend đã tiên phong "tạo ra làn sóng tiêu dùng cà phê Robusta Việt Nam trên toàn cầu" (theo Bloomberg), góp phần nâng cao giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, chinh phục thế giới, và xây dựng Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới.Trong khuôn khổ Lễ hội lần này, nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend có quy mô lớn Đông Nam Á cũng được động thổ. Nhà máy có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác. Bà Vanusia Noguiera, Tổng Giám đốc ICO, nhận định "đây là một hình mẫu cho sự phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho người nông dân, cộng đồng và người tiêu dùng trên toàn thế giới".Theo Tổ chức Cà phê thế giới, nhu cầu cà phê Robusta đang được ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon, tính bền vững và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Robusta sẽ là "tương lai của ngành cà phê". Trong đó, Buôn Ma Thuột, "quê hương hạt cà phê Robusta ngon thế giới" và là "trái tim của nền văn hóa cà phê Việt Nam", có vai trò trung tâm trong sự phát triển này.Từ những năm 2005, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các hoạt động quảng bá văn hóa cà phê, mở đường cho sự hình thành và phát triển của 9 kỳ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột trong 20 năm qua. Đồng thời, tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị phát triển cà phê bền vững với sự tham dự của các nhà khoa học, nhà văn hoá, chính khách lớn đến từ nhiều quốc gia để xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê thế giới. Năm 2012, tại diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum), Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã trình bày "7 sáng kiến chung cho ngành cà phê toàn cầu" nhằm hiện thực hóa xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ kinh tế, văn hóa cà phê có vị thế trên toàn cầu, góp phần đem về 20 tỉ USD/năm cho ngành cà phê Việt Nam.Năm 2022, thực hiện Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính Trị, thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai đề án xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành Thành phố Cà phê của thế giới. Được sự tham gia của đông đảo các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực, sự đồng hành của các doanh nghiệp cà phê, nhà đầu tư…, chỉ sau 2 năm, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk nói riêng, ngành cà phê Việt Nam nói chung đã có những bước phát triển mạnh mẽ.Các công trình, điểm đến đặc biệt của Buôn Ma Thuột như Thành phố cà phê, Bảo tàng thế giới cà phê, Làng cà phê, cùng tour du lịch cà phê, các sản phẩm được sáng tạo nhằm nâng tầm cà phê trở thành văn hóa, nghệ thuật... thu hút đông đảo du khách, người yêu cà phê trong nước và quốc tế đến trải nghiệm, góp phần đưa Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới".Trong đó, khu đô thị Thành phố Cà phê đang dần hoàn thiện theo đúng tầm nhìn là đô thị lõi của Tây Nguyên và là "khu đô thị kiến tạo lối sống mới lành mạnh và tích cực từ cà phê cho cộng đồng" như hãng Warner Bros. Discovery nhận định. Bảo tàng thế giới cà phê, công trình biểu tượng của ngành cà phê Việt Nam là "bảo tàng độc vô nhị" (Discovery), "nơi du khách có thể đắm chìm hoàn toàn trong văn hóa cà phê" (National Geographic).Đặc biệt, ngay trong lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, "Tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk" đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức trao chứng nhận là Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia, làm nền tảng cơ sở cho tiến trình đưa "Cà phê sữa đá", "cà phê phin" của Việt Nam và vùng trồng cà phê Buôn Ma Thuột trở thành di sản văn hóa được UNESCO công nhận.Sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, gần 30 năm qua, với sự dẫn dắt của Nhà sáng lập – Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ, sự phát triển của Tập đoàn Trung Nguyên Legend luôn gắn liền với những chính sách, định hướng phát triển của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, và sự vận động chung của ngành cà phê thế giới nhằm đem về 20 tỉ USD/năm cho ngành cà phê Việt Nam.Trung Nguyên Legend đã tiên phong triển khai những dự án, sản phẩm nâng cao giá trị cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và vị thế của thủ phủ cà phê. Đến nay, hơn 300 sản phẩm cà phê được sáng tạo từ cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và hệ thống hơn 1.000 hàng quán cà phê đã được Trung Nguyên Legend xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia vùng lãnh thổ, đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, và tăng trưởng mạnh tại các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Pháp và các quốc gia khu vực Đông Nam Á, châu Á, châu Âu,…Đặc biệt, sản phẩm cà phê của Trung Nguyên Legend trở thành "đại sứ cà phê ngoại giao" kết nối văn hóa Việt Nam với quốc tế, được lựa chọn phục vụ, hiện diện tại các Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu như APEC, ASEM, ASEAN, WEF, AFF,…Hãng truyền thông Bloomberg qua phim "Trung Nguyên Legend’s Vision for Vietnamese Coffee - The Robusta Awakening" đã nhận định Trung Nguyên Legend là thương hiệu tiên phong "thức tỉnh hạt cà phê Robusta Việt Nam", góp phần "khôi phục sự cân bằng giữa các quốc gia sản xuất và các quốc gia tiêu thụ cà phê". Theo Bloomberg,"khi Việt Nam và tương lai của cà phê ngày càng gắn kết, tách cà phê tiếp theo của bạn sẽ không bao giờ rời xa những hạt cà phê Robusta của Buôn Ma Thuột". Đồng thời, với khát vọng nâng cao vị thế cường quốc cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Việt Nam không chỉ trồng, sản xuất cà phê chất lượng cao mà còn phải là nơi phát huy những giá trị văn hóa, xã hội, hội tụ nghệ thuật chế biến, thưởng lãm cà phê toàn cầu, và là nơi khởi xướng cho tư tưởng, triết lý, văn hóa cà phê đặc sắc.Trong phim "The Tao of Coffee" do Warner Bros. Discovery phát sóng năm 2023, cùng việc đề cao tinh thần quyết tâm và những chính sách đúng đắn của chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk, Trung Nguyên Legend được đánh giá là thương hiệu đi đầu trong "công cuộc thay đổi cái nhìn về cà phê Việt Nam trên trường quốc tế".Trong đó, Discovery lần đầu giới thiệu Thiền cà phê - một sản phẩm cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật do Trung Nguyên Legend sáng tạo đóng góp cho văn hóa cà phê thế giới. Theo Discovery,"mọi cách tiếp cận của Trung Nguyên Legend trong việc nâng cao giá trị cà phê Việt Nam không chỉ là một thức uống thông thường mà ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần đến lối sống cà phê".Trong bài viết "The Tao of Coffee: From Beans to Beauty", theo CNN, Thiền cà phê được "lấy cảm hứng, năng lượng và trí tuệ từ chính cà phê và di sản rộng lớn của nó", nhằm thúc đẩy sự tỉnh thức và giàu có toàn diện.Đặc biệt, bộ phim "The Awakenings of Coffee" phát sóng trên kênh Discovery toàn cầu từ tháng 12.2024 đến nay, đã truyền tải được ý nghĩa sâu sắc của triết lý cà phê đến từ Việt Nam, mang đến một lối sống mới, thanh lành và truyền cảm hứng cho cộng đồng. Qua đó, Discovery cho thấy rõ cách Trung Nguyên Legend sáng tạo"biến hạt cà phê khiêm nhường… thành một đế chế toàn cầu", và khẳng định mạnh mẽ "Cà phê không chỉ là một thức uống mà còn là lối sống, một nguồn cảm hứng và năng lượng". Sự ủng hộ của các cơ quan nhà nước, tinh thần quyết tâm của chính quyền địa phương và chung tay đồng hành của cộng đồng các chuyên gia, người trồng, sản xuất cà phê, cũng như sự nỗ lực của những doanh nghiệp như Trung Nguyên Legend… đã và đang đưa Việt Nam chuyển mình từ một cường quốc xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới về sản lượng, chất lượng, từng bước vươn lên vị trí trung tâm, lấy Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới, khởi xướng cho tư tưởng, triết lý, văn hóa cà phê đặc sắc của Việt Nam. góp phần hiện thực hóa tầm nhìn 20 tỉ USD/ năm cho ngành cà phê Việt Nam, để một ngày "nói tới cà phê thế giới sẽ nghĩ tới Việt Nam".
Sinh tố cho bữa sáng, giảm cân nhanh, dễ đẹp dáng, tiện 'sống ảo'
Phim Mẹ biển tập 1 do đạo diễn - NSƯT Nguyễn Phương Điền cầm trịch sẽ lên sóng VTV1 lúc 21 giờ tối nay 17.3 với dàn diễn viên phía nam khá ấn tượng. Bộ phim có nhiều thông điệp chữa lành thông qua việc khắc họa đời sống, gia đình và những khốn khó của người dân vùng biển. Ở đó những phận người phải chật vật đối mặt với những cơn cuồng nộ của thiên nhiên. Có nhiều người mất người thân, gia đình và rơi vào đau thương chồng chất. Nhưng sau tất cả, họ được chữa lành bởi tình người, tình làng nghĩa xóm… Nội dung tập 1 của Mẹ biển hé lộ đời sống của người dân ở một làng chài ven biển. Trong đó có cảnh Huệ (Cao Thái Hà) đang đi đường thì gặp Ba Sịa (Cao Minh Đạt). Họ vốn không ưa nhau nên hai bên "khẩu chiến" vì Huệ cho rằng Ba Sịa đang "thả dê" mình. Ba Sịa nổi điên vì Huệ nhắc lại chuyện hắn bị đánh bị tật một tay vì từng "thả dê" vợ của Đại.Trong một cảnh khác của Mẹ biển tập 1 còn có tình tiết Đại (NSƯT Trương Minh Quốc Thái) nổi cơn ghen với Ba Sịa vì cho rằng Hai Thơ (NSƯT Kim Tuyến) chê mình cộc cằn, thô lỗ không như Ba Sịa. Lúc này, Hai Thơ phải phân trần rằng nếu cô có ý gì với Ba Sịa thì đâu có chờ chồng đi tù về.Phim Mẹ biển tập 1: Vợ chồng Đại và Ba Sịa có mối thù oán gì?
xổ số miền bắc 5/9
Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó tổng thư ký VFF thay mặt VFF gửi lời cảm ơn đến Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, đối tác quan trọng trong việc tổ chức các giải bóng đá trẻ, góp phần tạo lực lượng kế cận cho các CLB, đội tuyển quốc gia. Phó tổng thư ký VFF cũng dành lời cảm ơn các CLB bóng đá đã đào tạo, cử lứa trẻ tham dự các giải bóng đá để chung tay, góp sức cùng VFF vì sự phát triển bóng đá Việt Nam bền vững. Giải bóng đá U.11 là sân chơi bổ ích cho các em thiếu nhi để tìm ra được các tài năng trẻ trong tương lai.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư