Vượt đèn đỏ do bị khuất tầm nhìn, có bị phạt?
Ngày 7.1, Công an P.2, Q.Tân Bình (TP.HCM) tiếp nhận tin báo của người dân về trường hợp cô gái 19 tuổi bị "khù khờ" mất liên lạc với gia đình hai ngày nay.Cùng ngày, trao đổi với Báo Thanh Niên, chị Huỳnh Thị Thu Diệu (ở Q.1) cho biết cháu ruột, gọi chị bằng dì, tên là Hà Yến Vi (19 tuổi, ở TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) bị khù khờ, rời nhà ở Tiền Giang từ chiều 5.1. Khi đi, Vi mang theo hai ba lô màu đen (bên trong ba lô có laptop, điện thoại, vàng của gia đình).Lúc đi, Vi mặc quần hoa văn vàng, đen, áo khoác màu xanh da trời, dép quai ngang màu xanh lá chuối.Cũng theo chị Diệu, cháu Vi bị "khù khờ". Sau khi Vi ra khỏi nhà, người thân đi tìm kiếm Vi nhiều nơi nhưng đến hiện tại vẫn chưa gặp. Qua định vị điện thoại thấy Vi đang loanh quanh ở khu vực P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM. Gia đình chị Diệu cũng đã trình báo Công an P.2, Q.Tân Bình hỗ trợ tìm kiếm cô gái. Chị Diệu cầu cứu, ai thấy Hà Yến Vi ở đâu, báo giúp cho chính quyền địa phương hoặc gọi cho chị qua số điện thoại 0903641464.Nhà đầu tư của VNDIRECT như ngồi trên đống lửa vì không thể giao dịch
Phong cách thiết kế của cả hai mẫu xe này đều hướng tới đối tượng khách hàng trẻ tuổi, mua xe lần đầu
Những đứa trẻ bị tống tiền bằng video 'nóng', phụ huynh làm gì để bảo vệ con?
Đây là lần thứ hai hoạt động này được tổ chức Nhưng khác với năm trước, năm nay nhà trường đã để các bạn học sinh, sinh viên tự thiết kế mẫu sản phẩm và gửi tham gia cuộc thi thiết kế bao lì xì "Tết sum vầy, cùng sẻ chia".Hơn 100 mẫu thiết kế với đa dạng mẫu mã được các bạn học sinh, sinh viên gửi cho cuộc thi. Ban tổ chức đã sử dụng 3 mẫu đạt giải nhất, nhì, ba và 3 mẫu đạt giải khuyến khích để in 9.000 bao lì xì và bán với giá 2.000 đồng/phong bao. Số tiền lời sau khi bán được sẽ sử dụng để mua quà trao tặng cho các bạn học sinh nghèo, góp một phần nhỏ để các bạn có một cái tết ấm no, đủ đầy.Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được bán cho các học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh trong trường cùng những vị khách khác. Mỗi phong bao chỉ có giá 2.000 đồng nhưng lại chất chứa sự sẻ chia, ấm áp. Đây dự kiến sẽ là hoạt động thường niên của trường mỗi dịp cận tết để không chỉ tạo ra một hoạt động ý nghĩa mà còn là sân chơi cho các bạn trẻ thể hiện mình.
Phía sau câu chuyện về cái tết đầu tiên của cô gái Bỉ ở TP.HCM là một hành trình đầy xúc động và ngập tràn yêu thương.Ngày 11.3.2024, chuyến bay của Clara từ Mexico đáp xuống Việt Nam, mang theo mong ước đặc biệt trong cuộc đời của cô gái người Bỉ gốc Việt: Tìm mẹ ruột! Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên gặp Clara ở một nhà hàng tại Q.1, cạnh Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tôi đã ấn tượng với cô gái hiền lành, tình cảm.Hành trang quý giá nhất mà Clara mang theo trong chuyến đi này là hồ sơ nhận nuôi với thông tin ít ỏi và một trái tim khao khát đoàn tụ. Kể với chúng tôi, cô gái Bỉ cho biết tên khai sinh của mình là Huỳnh Thị Ánh Hoa, sinh lúc 9 giờ 35 phút ngày 4.12.1998 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM). Bé gái Ánh Hoa khi đó được mẹ ruột sinh thường, khỏe mạnh, nặng khoảng 3 kg. Mẹ ruột Clara khai tên Huỳnh Thị Lý, 22 tuổi (có thể sinh năm 1976). 3 ngày sau khi sinh, 7.12.1998, mẹ của chị không hiểu vì lý do gì bỗng biệt tăm khỏi bệnh viện. Sau đó, Ánh Hoa được chuyển đến Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Q.Gò Vấp nuôi dưỡng.May mắn đã mỉm cười khi bé gái bất hạnh bị bỏ rơi năm nào được một cặp vợ chồng người Bỉ tốt bụng nhận nuôi, đặt tên là Clara Mayers. Theo những thông tin trong hồ sơ cũng như ký ức mà cha mẹ nuôi kể lại, 26 năm sau, Clara về lại nơi mình cất tiếng khóc chào đời để tìm mẹ ruột Việt Nam.Dù đã về TP.HCM, thậm chí xuống tận Tiền Giang để tìm kiếm với sự giúp đỡ của nhiều người Việt tốt bụng, nhưng đến nay, cô gái Bỉ vẫn chưa có bất kỳ thông tin chính xác nào về cha mẹ ruột của mình.Không ít lần xét nghiệm ADN, mất ngủ vì hy vọng để rồi bật khóc thất vọng, nhưng Clara vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc. Ngày đầu gặp tôi, Clara nói rằng sẽ ở Việt Nam 2 tháng trong hành trình tìm mẹ cũng như khám phá đất nước nơi mình sinh ra. Nhưng trước khi khởi hành về Bỉ, chị đã có một quyết định mà không ai ngờ tới."Trước khi về tìm mẹ ruột, tôi chưa từng nghĩ tới chuyện ở lại Việt Nam. Nhưng 2 tháng ở đất nước này, trước ngày khởi hành trở lại Bỉ, tôi cảm thấy không muốn quay lại đó chút nào. Tôi cảm thấy vui vẻ, mãn nguyện và hạnh phúc ở Việt Nam và tôi nghĩ "tại sao không thay đổi kế hoạch của mình?" và tìm việc ở đây để tôi có thể ở lại quê hương nơi mình sinh ra", cô gái Bỉ kể lại.Với Clara, quyết định này sẽ cho chị có nhiều thời gian hơn để tìm gia đình ruột thịt của mình và khám phá thêm về nguồn gốc về đất nước nơi chị cất tiếng khóc chào đời. Thêm vào đó, chị thích sống ở đây bởi cảm nhận được mọi người thân thiện và cởi mở, đồ ăn rất ngon. Chị cũng cảm thấy an toàn và thời tiết quanh năm ấm áp, điều mà ở Bỉ không có.Ít ai biết, để có được chuyến trở về Việt Nam tìm mẹ, trước đó Clara đã làm thêm tại 2 nhà hàng, làm việc chăm chỉ suốt 6 tháng liên tục, dành dụm tiền. Những nỗ lực đó của Clara luôn được cha mẹ nuôi ủng hộ.Clara vốn có cuộc sống hạnh phúc cùng gia đình Bỉ ở vùng Teuven và TP.Liège. Clara có một anh trai nuôi, cũng là người Việt và 2 người em sinh đôi, là con ruột của cha mẹ nuôi. Ngày chị quyết định ở lại Việt Nam, cha mẹ nuôi đã vô cùng sốc."Trong chúng tôi có chút buồn, nhưng đồng thời cũng rất vui vì chúng tôi biết rằng Clara đang hạnh phúc ở Việt Nam. Người làm cha mẹ như chúng tôi luôn khuyến khích con theo đuổi con đường của mình. Tháng 2 này, chúng tôi dự định sẽ đến Việt Nam thăm con gái", bà Geneviève Meeckers (51 tuổi) là mẹ nuôi của Clara cho biết. Cô gái Bỉ vô cùng biết ơn vì điều đó.Sau quyết định ở lại Việt Nam, chị bắt đầu tìm một công việc để có thể sống ổn định ở đây và chị đã làm được. Trong lúc đang tìm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình là thiết kế nội thất/kiến trúc, chị được mời làm quản lý của một nhà hàng mới mở ở TP.HCM.Cô gái Bỉ quyết định làm việc ở đó 1 tháng cho đến khi tìm được việc. Hiện tại, chị đang làm việc cho một công ty thiết kế đồ nội thất và thực sự thích công việc của mình.Clara đón tết ở Việt Nam cách đây 15 năm cùng gia đình người Bỉ của mình tại Hà Nội nhưng lúc đó cô gái gốc Việt còn quá nhỏ để hiểu hết về ngày này. Trong ký ức của Clara, ngày tết Hà Nội được trang trí rất đẹp và nhiều cửa hàng đóng cửa. "Có rất nhiều hoa. Tôi không biết nhiều về nó, nhưng tôi biết rằng đó là một ngày lễ gia đình và mọi người đều trở về quê hương của họ để ăn mừng. Điều đó thực sự quan trọng đối với họ", cô gái chia sẻ.Lần thứ hai đón tết Việt Nam và là lần đầu tiên ở TP.HCM, Clara có nhiều cảm xúc đặc biệt, vừa tò mò nhưng cũng vừa háo hức. Cô gái biết rằng tết là một ngày đặc biệt ở Việt Nam khi mọi người được nghỉ một kỳ nghỉ dài, là dịp mọi người trong gia đình đoàn tụ, sum vầy cùng nhau."Và tôi thực sự cũng rất muốn được đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình. Tôi biết rằng hành trình tìm mẹ có gian nan, nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tìm được mẹ cũng là mơ ước ngày tết của tôi", chị bày tỏ.Mong muốn của Clara cho Tết là năm 2025 sẽ tràn ngập những điều tốt đẹp, có được những cơ hội tốt, và tìm thấy hướng đi đúng cho cuộc đời của mình. Cô gái cũng mong sẽ học hỏi và khám phá nhiều điều mới mẻ và gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Clara cho biết sẽ trở thành một người Việt Nam thực thụ khi tham gia vào các hoạt động văn hóa của người Việt, đi du lịch ở nhiều tỉnh thành cũng như dành thời gian cho những người bạn ở Việt Nam mà chị quen. Chính nhờ họ mà chị cảm thấy không đơn độc khi ở TP.HCM. "Chúc quý độc giả Báo Thanh Niên một năm mới với mọi điều may mắn và tốt đẹp!", cô gái Bỉ nhắn nhủ.
Tập đoàn Mường Thanh tổ chức giải golf: Mường Thanh 30 years Golf Tournament
Theo các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam, hiện nay, mốc lịch sử mới 110.000 hay 120.000 đồng/kg cà phê là vấn đề thời gian do nhu cầu thế giới cao trong khi nguồn cung từ Việt Nam đang cạn kiệt. Trong 6 tháng vừa qua Việt Nam đã xuất khẩu gần 1 triệu tấn cà phê, sản lượng tồn kho ước chỉ còn khoảng 300.000 tấn. Như vậy, khả năng năng chỉ 2 tháng nữa Việt Nam cũng không còn nguồn cung. Trong khi đó, niên vụ mới đến tháng 10 mới bắt đầu thu hoạch. "Có thể Việt Nam phải nhập khẩu ngược cà phê từ các nước khác để sản xuất và bù hợp đồng", ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cảnh báo.