Lisa diện dép quai sau gây chú ý,netizen mang sandal rầm rộ với visual thoải mái
Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều công nhân tranh thủ mua sắm để đón tết cùng người thân. Vì điều kiện khó khăn, không ít người đành chấp nhận đón tết ở phòng trọ. Được Liên đoàn Lao động TP.HCM hỗ trợ mua sắm tại "Ngày hội công nhân – phiên chợ Nghĩa tình", nhiều người chọn mua những món đồ thiết thực để cùng người thân ăn tết hoặc gửi về quê biếu ông bà, cha mẹ.Chị N.T.N.D (30 tuổi) chọn mua bánh trái, mứt tết về quê biếu người thân sau một năm làm việc. Người phụ nữ quê ở Sóc Trăng lên TP.HCM làm công nhân 11 năm nhưng 2 năm nay không về quê ăn tết để tiết kiệm chi phí. Những mặt hàng chị ưu tiên mua trong dịp tết này là dầu ăn, nước mắm, bột giặt…"Năm nay công ty kinh doanh khó khăn nên không có thưởng tết. Dù hụt hẫng nhưng tôi chấp nhận chung tay với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn. Năm ngoái tôi vẫn có tiền thưởng tết, giờ đành chi tiêu tiết kiệm hy vọng sang năm công ty sẽ khởi sắc để công nhân có thêm khoản tiền cuối năm", người phụ nữ bày tỏ.Chị D. chia sẻ, sau dịch Covid-19, thói quen thắt chặt chi tiêu được áp dụng. Những năm trước, chị đều về quê đón tết cùng gia đình nhưng năm nay điều đó tạm gác lại. "Năm nay tôi không thể lì xì ba mẹ bằng tiền nhưng vẫn có những phần quà bánh động viên tinh thần họ. Tôi nghĩ rằng đó cũng là điều mà những người con xa xứ nên thực hiện. Tôi may mắn được tham gia mua sắm tại phiên chợ Nghĩa tình, hàng hóa ở đây rẻ hơn khoảng 10-15%. Các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết đều có đầy đủ", nữ công nhân nói. Chị Nguyễn Thị Hồng (37 tuổi) cho biết, trước đây chị làm công nhân cho một công ty trên địa bàn TP.Thủ Đức. Sau khi sinh con thứ hai, chị ở nhà chăm con, nhận hàng về may tại nhà. Mức thu nhập của chị phụ thuộc vào đơn hàng, không có thưởng tết vì nhận việc qua trung gian. "Trước đây nếu làm ở công ty sẽ có thưởng tết nhưng hiện tôi chỉ trông chờ vào lượng đơn hàng bản thân làm được. Tết năm nay tôi không mua sắm những thứ đắt đỏ hay quần áo mới, chỉ mua những mặt hàng cần thiết như gia vị, bánh kẹo…", chị Hồng nói. Dầu ăn, nước mắm, bánh kẹo… cũng là những mặt hàng được chị Nguyễn Thị Quắn (30 tuổi, quê ở Cà Mau) ưu tiên lựa chọn vào dịp tết này. Những món hàng mua được từ phiên chợ Nghĩa tình, chị mang về phòng trọ, cùng chồng và con trai học lớp 3 đón Tết Nguyên đán 2025. Chị Quắn là nguồn thu nhập chính của gia đình vì chồng bị mất việc cách đây không lâu. Mức lương công nhân khoảng 7 triệu đồng chỉ đủ trả tiền phòng trọ, ăn uống và lo cho con ăn học. "Ngoài mua sắm những mặt hàng cần thiết, tôi cân nhắc chi tiêu để dành một số tiền nhà gửi về quê biếu ba mẹ. Chủ trọ cũng hỗ trợ, tặng những phần quà nhỏ để cả gia đình cùng ăn tết. Tôi chỉ làm mâm cơm nhỏ, chuẩn bị dĩa bánh mứt đặt lên bàn thờ cầu sức khỏe, may mắn đến người thân", người phụ nữ chia sẻ. Công ty chị thưởng tết tùy thuộc vào năng lực, thâm niên và tinh thần làm việc. Chị tự dặn không được chi tiêu phung phí, để dành tiền trang trải vào đầu năm mới. "Kinh tế eo hẹp, tôi không về quê ăn tết được nhưng trong thâm tâm luôn mong ba mẹ an khang thịnh vượng, có nhiều sức khỏe. Năm sau thu nhập ổn hơn, nhất định tôi sẽ về quê đón tết cùng gia đình. Dù ở thành phố công việc có lúc bấp bênh nhưng tôi vẫn bám trụ để kiếm tiền, khi nào khó khăn quá mới tính chuyện về quê lập nghiệp", chị Quắn trải lòng. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tín (37 tuổi) cùng làm công nhân vệ sinh môi trường tại Q.1. Dịp tết này, anh trực từ ngày 28 tháng chạp đến mùng 4 tết. Những ngày tết, lượng rác ở phố đi bộ Nguyễn Huệ tăng nhiều lần nên những công nhân như anh rất vất vả. Gắn bó với nghề 4 năm và cũng chừng đó thời gian anh đón giao thừa ở ngoài đường. Tham gia phiên chợ Nghĩa tình, anh mua gạo, dầu ăn, bánh mứt… cả nhà đón tết ở phòng trọ. "Tôi được Liên đoàn Lao động TP.HCM tặng 1 triệu đồng nên mua những đồ dùng thiết thực nhất. Tuy nhiên, cả năm được mấy ngày tết nên cũng mua lố chút xíu, mua ít sợ không đủ. Ngoài ra, tôi cũng mua thêm bánh tét, thịt cá… vì đó là những món ăn truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình vào dịp tết", anh Tín bày tỏ.Cụ bà đại thọ nhất trên thế giới sống sót qua đại dịch Covid-19 là ai?
Tối 9.1 tại Gallery Medium (240A/B Pasteur, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM), triển lãm của 3 nghệ sĩ Nguyễn Quốc Huy, Trần Nam Tước và HuongColor có tên Thẩm/thấu, thưởng (do VietnamColor hợp tác với Gallery Medium tổ chức) đã khai mạc. Triển lãm mang đến cho người xem những trải nghiệm đa cảm quan về màu sắc và bố cục, chạm vào từng chất liệu bằng xúc giác, và tương tác với tác giả, tác phẩm thông qua các buổi art talk, workshop.Nếu như nghệ sĩ Nguyễn Quốc Huy (sinh năm 1963) công phu tìm tòi và khám phá đất, nước, lửa trên nước men, sắc gốm để hình thành những tác phẩm gốm trừu tượng độc đáo thì những tác phẩm của nghệ nhân Trần Nam Tước (sinh năm 1974) thể nghiệm theo một bút pháp riêng trên chất liệu gốm. Còn nghệ sĩ HuongColor (sinh năm 1974) đeo đuổi theo chủ đề "Thời khắc - Phượng hoàng", với những tác phẩm màu nước trên lụa thô, sơn dầu trên toan, sắp đặt đa chất liệu, phổ màu độc đáo, mang tới cách nhìn mới về hội họa đương đại.Về nội dung các tác phẩm, nghệ sĩ HuongColor chia sẻ: "Mỗi con người sau khi đi qua một chu kỳ của ánh sáng, sẽ nhận ra ý nghĩa của cuộc sống, là thời điểm có nhận thức đầy đủ về bản thể, chính là lúc phượng hoàng trở lại, đó là sự tái sinh, tìm về niềm đam mê của chính mình, là sự phục hưng. Nghệ thuật cho ta một đời sống mới, một làn gió mới. Hiện tại trở nên vô cùng có giá trị vì được kết tinh từ những gì đã qua, đó là sự chuyển biến từ bên trong, sẽ mạnh mẽ hơn khi người nghệ sĩ tìm được tiếng nói của chính mình.Ngay trong đêm khai mạc, VietnamColor và Gallery Medium cũng đã công bố chương trình đấu giá gây quỹ bức tranh lụa màu nước Chạng vạng #5 (Heure Bleue #5) của nghệ sĩ HuongColor. Đây là tác phẩm mang hàm niệm về sự tương tác giữa con người và thiên nhiên, giữa những sinh thể vĩ đại dưới biển sâu và sự tồn tại bé nhỏ của con người. Lợi nhuận từ chương trình đấu giá sẽ được gửi tặng Quỹ Sống để hỗ trợ hoạt động thúc đẩy giáo dục cho trẻ em ở các vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu của Quỹ học bổng Tay cộng tay – Handson, thuộc chương trình River Ơi. Thời gian đấu giá kéo dài từ nay đến hết ngày 23.1.
Hành trình tìm lại ánh sáng của cô gái mắc chứng giác mạc mỏng bẩm sinh
Theo báo cáo thị trường 2024 của CBRE, trong năm qua, Hà Nội đón nhận hơn 6.300 sản phẩm nhà phố, biệt thự, tăng gấp đôi so với 2023. Trái ngược với đà tăng trưởng của Hà Nội, nguồn cung thấp tầng năm 2024 của TP.HCM chỉ hơn 230 căn, tăng gấp 8 lần so với 2023 nhưng chỉ bằng 10-20% trong giai đoạn 2016-2022. Giá bán tiếp tục neo cao ở cả hai thị trường trọng điểm. Tại Hà Nội, giá sơ cấp biệt thự, nhà phố đạt khoảng 220 triệu/m2, tăng 20% so với 2023. Tại TP.HCM, giá sơ cấp sản phẩm thấp tầng đạt trung bình 310 triệu/m2, tăng 13% theo năm. Chuyên gia từ batdongsan.com.vn nhận định, nếu năm 2024, phân khúc chung cư được mệnh danh là "ngôi sao" thì 2025, vị trí này sẽ thuộc về phân khúc thấp tầng. Cụ thể, từ quý I đến quý IV/2024, đây là thời điểm đảo chiều trong tâm lý nhà đầu tư, động thái thăm dò dần xuất hiện trở lại, sự ưu tiên xoay quanh phân khúc ở thực, pháp lý bảo đảm. Do đó, phân khúc chung cư được quan tâm. Bước sang quý IV/2024 đến quý II/2025, thị trường vào giai đoạn củng cố, nhà đầu tư yên tâm với triển vọng phát triển của ngành địa ốc. Nhu cầu sẽ dịch chuyển về các phân khúc có tiềm năng tăng trưởng bền vững như biệt thự, nhà phố, đất nền. Một trong những động thái nổi bật của nhà đầu tư ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ mới đó chính là chuyển hướng dòng tiền sang những khu vực đang phát triển, hạ tầng không ngừng hoàn thiện, thay vì tập trung vào khu vực trung tâm như những chu kỳ trước. Đây được xem là xu hướng tất yếu khi quỹ đất nội đô đã dần trở nên cạn kiệt, giá nhà neo cao, thậm chí vượt xa giá trị thực. Trong bối cảnh đó, các khu đô thị vệ tinh quy mô lớn, quy hoạch hoàn chỉnh, hạ tầng kết nối thuận lợi… đang tạo nên làn sóng mới. Đơn cử tại khu vực phía Nam, từ năm 2021 đến nay, Long An, Bình Dương, Đồng Nai đang dần tăng cao cả về nguồn cung và lượng giao dịch nhà liền thổ. Đáng chú ý, cùng với những chuyển động tích cực của các công trình giao thông kết nối toàn bộ vùng Đông và Tây Nam Bộ, thúc đẩy kinh tế - xã hội, bất động sản vệ tinh hưởng lợi lớn. TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam ước tính, giá trị bất động sản tại các khu đô thị vệ tinh sẽ tăng trung bình khoảng 10%/năm.Dấu ấn nổi bật trong bản đồ bất động sản vệ tinh phía Nam phải kể đến khu đô thị tích hợp Waterpoint, do Nam Long và Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) phát triển. Khu đô thị có quy mô lên đến 355ha, tọa lạc ngay điểm giao đầu tiên giữa Long An và TP.HCM, cách trung tâm Quận 1 chỉ hơn 30 phút di chuyển. Dự án được bao bọc bởi 5,8km đường sông Vàm Cỏ Đông, mang đến những giá trị hiếm có về tầm nhìn và cảnh quan, môi trường sống khi quỹ đất ven sông đang ngày càng đắt đỏ.Yếu tố tiếp theo tạo giá trị khác biệt cho Waterpoint là hệ sinh thái tiện ích đa dạng, "tất cả trong một" giao hòa cùng thiên nhiên sinh thái, đáp ứng trọn nhu cầu sống - học tập - làm việc - mua sắm - giải trí. Hàng loạt tiện ích đẳng cấp như tổ hợp thể dục thể thao và sự kiện rộng 3ha, đường đạp xe, đường chạy bộ, trường song ngữ quốc tế, siêu thị thực phẩm, phòng khám đa khoa, làng văn hóa Việt - Nhật... đã đi vào vận hành, gia tăng giá trị trải nghiệm và giá trị bất động sản bên trong khu đô thị.Thời gian qua, Waterpoint cũng dần trở thành điểm đến hút khách của các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí. Mới đây nhất, chương trình Xúc tiến thương mại Xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp Long An và các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh cũng đã diễn ra tại Waterpoint. Đây là minh chứng cho sức sống của một đại đô thị được quy hoạch, phát triển bài bản, góp phần đáng kể trong việc thay đổi diện mạo, tầm vóc khu vực, đáp ứng tốt nhu cầu an cư với chất lượng sống cao, thu hút cư dân về ở và tạo giá trị gia tăng bền vững. Động lực quan trọng tạo đà tăng trưởng cho các dự án đô thị vệ tinh phía Nam nói chung và Waterpoint nói riêng còn đến từ hệ thống giao thông liên vùng đang được xúc tiến triển khai. Tuyến Vành đai 3 dự kiến thông xe từng đoạn trong năm 2025 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2026; cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận dự kiến mở rộng từ 6-8 làn xe trong quý II/2025; cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn đầu tuyến qua Long An và cuối tuyến ở Đồng Nai sẽ thông xe trước Tết Nguyên đán 2025… giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, kết nối linh hoạt đô thị vệ tinh với đô thị hạt nhân, đón đầu làn sóng di cư từ khu vực nội đô ra vùng phụ cận.Với giới đầu tư thông thái luôn nhìn thấy cơ hội trong tương lai, sản phẩm biệt thự, nhà phố nằm trong hệ sinh thái dịch vụ, tiện ích không ngừng hoàn thiện không chỉ mang đến môi trường sống cao cấp, chất lượng mà còn sở hữu kênh tích sản tiềm năng. Đó cũng là lý do tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho các sản phẩm dinh thự, biệt thự ven sông, ven kênh đắt giá nhất Waterpoint thuộc compound phong cách Nhật The Aqua nằm bên Vịnh cảng nước ngọt 8,6ha và compound Park Village - "ngôi làng châu Âu" giữa phân khu Central Park.
Ngày 26.2, lực lượng chức năng Công an H.Hóc Môn (TP.HCM) đang tiến hành trích xuất camera an ninh, truy tìm chiếc xe ben làm đổ bùn đất trên đường Nguyễn Văn Bứa (xã Xuân Thới Sơn).Theo thông tin ban đầu, hơn 21 giờ ngày 25.2, người dân sống trên đường Nguyễn Văn Bứa (xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn) thấy nhiều bùn đất đổ tràn lan trên đường.Trích xuất camera an ninh, thời điểm trên, người dân phát hiện một chiếc xe ben chạy đến khu vực này thì nắp thùng sau xe bung ra. Bùn đất trên xe ben đổ xuống đường. Sau khi làm đổ bùn đất, chiếc xe ben tiếp tục di chuyển đi. Các phương tiện xe máy khi lưu thông qua khu vực trên bị trượt bùn té ngã."Buổi tối hạn chế tầm, nhiều người chạy xe máy đến đây bị trượt bùn liên tiếp té ngã. Có người trượt ngã va chạm xe với nhau. May mắn người gặp nạn chỉ bị trầy xước nhẹ. Để đảm bảo an toàn cho người đi đường, chúng tôi phải dọn bùn đất sang hai bên vỉa hè", một người dân sống tại khu vực cho biết.Cũng theo người dân, số bùn đất bị xe ben làm đổ xuống đường khoảng hơn 4 tấn. Trong rạng sáng 26.2, đơn vị chức năng đã huy động phương tiện, công nhân tới dọn vệ sinh, di chuyển số bùn đất này đi nơi khác để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông.
Cảnh báo gian lận bằng AI khi thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Dưới đây là một số gợi ý cho bạn về những hàng quán ở TP.HCM mở bán xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 năm nay.Vừa khai trương cách đây không lâu, tiệm cà phê Ní nằm trên đường Nguyễn Đình Chính (Q.Phú Nhuận) đã nhanh chóng gây sốt khi là địa điểm chụp ảnh tết thu hút đông đảo người dân TP.HCM.Tiệm cà phê nổi bật với phong cách Nam bộ xưa, khách ngồi uống cà phê dưới giàn bầu, cạnh bên ruộng lúa, trước và trong căn nhà ba gian hoài cổ đậm nét miền Tây. Thêm vào đó vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, quán cà phê này còn trang trí thêm những cành mai, cành đào, vườn cúc vạn thọ… cho khách chụp ảnh.Anh Đức Tuyến, chủ quán cà phê cho biết năm nay, quán mở bán xuyên tết để phục vụ nhu cầu của khách. Anh chủ hào hứng kể quyết định này một phần bắt nguồn từ việc nhiều khách đến quán hỏi thăm rằng có mở dịp tết hay không để họ ghé ngày đầu năm du xuân, chụp ảnh."Cận Tết Nguyên đán, quán dự kiến tổ chức cho khách ghé trải nghiệm gói bánh tét, nấu bánh tét. Đêm giao thừa 29 tết năm nay cũng sẽ có phần cúng giao thừa đầu năm, khách đến quán ngày đầu năm cũng sẽ được hái lộc, lì xì", anh Đức Tuyến cho biết.Anh Thanh An, phụ trách truyền thông cho quán cà phê này chia sẻ dịp tết, có 7 nhân viên sẽ làm xuyên suốt để phục vụ khách 24/7. Trong thời gian làm tết, mức lương của nhân viên sẽ được nhân 3 lần so với ngày thường. Chàng trai trẻ tâm sự năm nay là năm đầu tiên làm việc xuyên tết, không về quê ở miền Tây. Tuy nhiên, anh cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc vì được phục vụ những vị khách ghé quán vào ngày đầu năm mới. Đây là năm thứ 2 anh Nguyễn Chí Thành (41 tuổi), chủ một thương hiệu bún quậy Phú Quốc bán xuyên tết ở TP.HCM. Anh Thành cho biết mình có 8 quán bún quậy ở nhiều tỉnh thành như Kiên Giang, Tây Ninh, Cần Thơ…Tuy nhiên vì thiếu nhân sự dịp tết, chỉ có 3 quán bún quậy của anh chủ hoạt động xuyên tết gồm 1 quán ở đường Tân Quý (Q.Tân Phú, TP.HCM) và 2 quán còn lại lần lượt ở Kiên Giang và Tây Ninh."Tết nhiều nhân viên về quê, nên mình dồn nhân lực vào một quán để phục vụ cho khách được chỉn chu nhất có thể. Ở TP.HCM năm nay, quán có 8 người ở lại bán tết, mức lương nhân 3 lần so với ngày thường", anh chủ cho biết.Quán bún quậy này bán từ 6 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, kể cả ngày tết. Mỗi phần bún quậy ở quán ngày thường bán giá 35.000 - 85.000 đồng tùy phần khách gọi. Anh Thành cho biết thường vào dịp tết, chi phí nguyên liệu, nhân công tăng cao nên quán tăng giá 10.000 đồng.Tết năm nay, quán sẽ thay đổi thực đơn bán phần bún quậy với giá 55.000 - 65.000 - 75.000 đồng. Vào dịp này, anh Thành cũng cho biết nhiều hàng quán đóng cửa, khách sẽ tăng gấp rưỡi. Chị Eley Nhung, chủ nhà hàng LuLi’s Kitchen bán món ăn Việt Nam trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) cũng cho biết năm nay quán bán xuyên tết để phục vụ nhu cầu của khách.Quán mở cửa từ 8 - 22 giờ với thực đơn có giá dao động từ 59.000 - 109.000 đồng tùy món. Chị Eley Nhung cho biết món ăn "best-seller" ở đây là cà ri gà, bên cạnh các món Việt truyền thống như chả giò, bì cuốn, bánh mì bì, bánh xèo…"Không chỉ có khách Việt Nam, quán chúng tôi đón khách nước ngoài khá đông, đặc biệt khi họ sang du lịch dịp Tết Nguyên đán. Hy vọng với sự phục vụ tận tình, quán ăn sẽ nhận được sự ủng hộ của khách hàng", chị Nhung bày tỏ.