Apple sắp phát hành Vision Pro ra thị trường quốc tế
Giáo viên tiếng Anh một trường tiểu học nêu câu hỏi: Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14.2.2025 quy định "không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống". Vậy thì học sinh tiểu học đi học tiếng Anh tại trung tâm có phải là "học thêm" không? Giáo viên này cho biết nếu ngoài giờ làm việc ở trường, cô ký hợp đồng, đi dạy ở một trung tâm tiếng Anh và việc tuyển sinh hoàn toàn do trung tâm thực hiện. Chương trình cô dạy tại trung tâm tiếng Anh theo các giáo trình khác với sách giáo khoa hiện hành, giúp học sinh lấy các chứng chỉ tiếng Anh khác nhau. Vậy việc làm thêm của cô có bị tính là tham gia đi dạy thêm phải tuân thủ quy định tại Thông tư 29 hay không? Và nếu trong quá trình dạy tại trung tâm này, cô được phân công dạy lớp mà có học sinh cô đã dạy ở trường tiểu học thì có bị vi phạm gì hay không?Hay một giáo viên đang dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc người này dạy chứng chỉ IC3 tin học ở trung tâm. Việc này có tính là giáo viên đi dạy thêm theo Thông tư 29 không? Nếu giáo viên này dạy đúng học sinh đang dạy ở trường tiểu học thì có được không?Trả lời PV Thanh Niên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Việc dạy tiếng Anh tại các trung tâm chú trọng luyện nói, nghe, đọc, ôn thi các chứng chỉ như Starters, Movers… không phải dạy kiến thức trên lớp, học tiếng Anh ở đây để phát triển năng lực. Nên dạy tiếng Anh ở trung tâm (kể cả với học sinh tiểu học) không được xếp là dạy thêm".Ông Minh cũng nhấn mạnh cần nắm rõ khái niệm dạy thêm, học thêm. Tại khoản 1, điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nói: "Các trung tâm ngoại ngữ khi được cấp giấy phép hoạt động tổ chức dạy học thì không phải được cấp phép để dạy nội dung ở trong trường, mà để dạy tiếng Anh Starters, Movers, KET, PET…, theo một tài liệu khác, một kỹ năng phát triển khác, nên không nằm trong các nội dung chương trình chính khóa"."Các trung tâm ngoại ngữ tại TP.HCM đang được cấp phép hoạt động giáo dục để dạy tiếng Anh thực hành theo Thông tư 28 (Thông tư số 28/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành). Không có trung tâm ngoại ngữ nào được cấp phép để dạy tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cả. Do đó nếu trung tâm ngoại ngữ tổ chức dạy học tiếng Anh chương trình GDPT 2018 là làm sai giấy phép", ông Hồ Tấn Minh nói thêm.Về câu hỏi giáo viên dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc đi dạy chứng chỉ IC3 ở trung tâm ngoại ngữ - tin học, có tính là dạy thêm theo Thông tư 29 không, ông Minh cho biết đây không phải là hoạt động dạy thêm, học thêm, bởi dạy IC3 là dạy kỹ năng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.IC3 không nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, trung tâm dạy để học sinh có được chứng chỉ quốc tế, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng cho học sinh, và đây không phải dạy kiến thức chính khóa.‘Sa lầy’ khi đầu tư vào condotel
DeepSeek R1 do công ty khởi nghiệp DeepSeek có trụ sở tại Hàng Châu (Trung Quốc) phát triển, đang được đánh giá là mô hình AI suy luận tốt nhất nước này với 671 tỉ tham số. Trong các bài kiểm tra độc lập, mô hình AI Trung Quốc này đã vượt qua nhiều mô hình hàng đầu như GPT-4o của OpenAI và Llama 3.1 (Meta) về khả năng tư duy logic, lập trình và toán học. R1 không được biết đến với hiệu suất mà còn ở chi phí huấn luyện cực thấp, từng làm "choáng váng" giới chuyên gia toàn cầu. Theo đó, DeepSeek chỉ tốn khoảng 5,6 triệu USD để đào tạo nhờ tối ưu thuật toán và phần cứng. Đây là yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc duy trì khả năng phát triển AI mạnh mẽ bất chấp những hạn chế từ lệnh cấm vận chip từ phương Tây. Dù có những báo cáo khẳng định số tiền thực tế là 1,6 tỉ USD, chi phí này vẫn thấp hơn nhiều so với khoản đầu tư mà các đối thủ từ phương Tây đổ vào trí tuệ nhân tạo.Alibaba Qwen, đặc biệt phiên bản Qwen 2.5-Max ra mắt đúng mùng một Tết Nguyên đán và gần đây nhất là QwQ-32B được giới thiệu đầu tháng 3.2025 đang gây chú ý với khả năng suy luận vượt trội dù có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các mô hình AI đang có mặt trên thị trường. Biến thể QwQ-32B với 32 tỉ tham số nhưng có khả năng suy luận tương đương DeepSeek R1 - mô hình lớn hơn 20 lần (671 tỉ tham số).Một lợi thế khác của Qwen là được phát hành dưới dạng mã nguồn mở, giúp nó nhanh chóng trở thành mô hình AI Trung Quốc phổ biến hàng đầu trên nền tảng Hugging Face. Khả năng xử lý nhanh và tối ưu dữ liệu giúp Alibaba Qwen được nhiều doanh nghiệp nội địa tin dùng trong các ứng dụng AI thương mại.Hiệu suất vượt trội nhưng tiết kiệm tài nguyên của Qwen đã giúp Alibaba thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư, khiến giá cổ phiếu hãng này tăng mạnh sau khi công bố mô hình mới. Trái lại, sự bùng nổ này lại đẩy cổ phiếu của NVIDIA đi xuống.Không chỉ phát triển các mô hình AI mạnh, Trung Quốc còn đẩy mạnh ứng dụng thực tế. Tencent Yuanbao, trợ lý ảo AI tích hợp trong WeChat, là một ví dụ điển hình.Ra mắt từ tháng 5.2024, Yuanbao nhanh chóng trở thành ứng dụng AI phổ biến nhất Trung Quốc, thậm chí vượt qua DeepSeek về số lượt tải xuống. Điều này phần lớn nhờ vào việc Tencent tích hợp Yuanbao vào hệ sinh thái WeChat, mang lại lợi thế mà các đối thủ phương Tây không có cơ hội cạnh tranh. Yuanbao tận dụng kho dữ liệu khổng lồ của WeChat để cung cấp phản hồi chính xác và có ngữ cảnh sâu sắc. Nhờ đó, người dùng có thể tra cứu thông tin, lập kế hoạch cá nhân, thậm chí thực hiện giao dịch tài chính ngay trong ứng dụng. Cách tiếp cận này giúp Tencent thu hút hơn 1,3 tỉ người dùng, biến Yuanbao thành một trong những chatbot AI Trung Quốc có ảnh hưởng lớn nhất hiện nay .Manus do startup Monica phát triển, là một trong những tác nhân AI (AI Agent) đầu tiên trên thế giới có khả năng tự hành động mà không cần sự hướng dẫn liên tục của con người. Khác với các chatbot chỉ đơn thuần phản hồi, Manus có thể tự hoàn thành nhiệm vụ một cách độc lập. Ví dụ, khi được giao tìm kiếm thông tin về một căn hộ, Manus không chỉ tổng hợp dữ liệu mà còn chủ động phân tích xu hướng giá cả, điều kiện môi trường và đề xuất danh sách phù hợp .Điều đáng chú ý là Manus có khả năng thực hiện nhiều tác vụ liên hoàn. Thậm chí AI Trung Quốc này có thể sắp xếp hồ sơ ứng tuyển, phân tích cổ phiếu và tự thiết kế website chỉ từ một lệnh đầu vào của người dùng. Đây là cấp độ tự động hóa AI mà các mô hình như GPT-4o của OpenAI hay ngay cả "người đồng hương" DeepSeek cũng chưa thể đạt được.
Đội tuyển PUBG Mobile Việt Nam quyết giữ vững ngôi vị tại Global Esports Games 2023
Trước đó, sau khi giành chức vô địch châu Á 2013, Đỗ Kim Phúc có cơ hội tham dự giải vô địch thế giới Super Ball cùng năm. Tuy nhiên, vì không làm kịp thủ tục xin visa, VĐV sinh năm 1989 đã lỡ hẹn với giải đấu.
Trong chương trình, một khán giả chia sẻ về việc người anh cả trong gia đình bất ngờ đòi chia tài sản, trong khi gia tài chính là mảnh đất cha mẹ đang canh tác, dẫn đến sự căng thẳng giữa các thành viên. Lắng nghe câu chuyện, Ngân Quỳnh cho rằng hành động nông nổi của người anh làm ảnh hưởng đến nếp sống của gia đình. Diễn viên Về nhà đi con bày tỏ thêm: “Tôi từng đi quay khắp nơi, chứng kiến nhiều gia đình cha mẹ rất thương con, thậm chí đến mức phải gọi là mù quáng. Cũng có thể ảnh hưởng từ cách dạy con nên dần dà hình thành tính cách, khi lớn lên cần tiền để làm ăn thì về nhà xin. Đối với người Á Đông, tình cảm gia đình lúc nào cũng đặt lên trên hết. Nếu con có thất bại thì về đây cha mẹ nuôi, chứ con ngó vô tài sản của cha mẹ thì là một điều tầm bậy”. Ngân Quỳnh nói bản thân luôn hướng con đến cuộc sống độc lập, thay vì dựa dẫm vào tài sản bố mẹ. Cô kể năm con trai 15 tuổi đã có tính ham chơi, ỷ lại nên quyết định đưa đi du học sớm. “Lúc đó, tôi mua cho con một món đồ nhưng con không thích dùng và tự ý bán đi. Khi tôi hỏi tại sao con không hỏi ý kiến của cha mẹ, thì con nói rằng đồ này của con và có quyền tự quyết định. Tôi thấy con có tính ỷ lại nên tôi quyết định cho con đi du học sớm dù trong lòng tôi đứt từng đoạn ruột”, cô nói.“Mẹ chồng quốc dân” cho biết dù đi du học nhiều năm nhưng thỉnh thoảng, con trai vẫn còn giận cha mẹ vì để con tự lập nơi đất khách quê người. “Nhưng mà một ngày nào đó, con sẽ hiểu, việc cha mẹ cho con ra đời là để con nếm trải tất cả những trái đắng trên đời và cho con thấy giá trị của đồng tiền, sức lao động”, nữ nghệ sĩ nghẹn ngào.Đúc kết lại chủ đề Gia tài của con, nghệ sĩ Ngân Quỳnh bày tỏ: “Từ câu chuyện vừa rồi, tôi không có ý dạy đời hay tỏ ra cao siêu gì, nhưng bằng kinh nghiệm của mình và sau khi chứng kiến nhiều gia đình, tôi có một góp ý nhỏ rằng chúng ta nên dạy con từ nhỏ về sự tự lập và không nên ỷ lại vào tài sản của cha mẹ. Đó là điều kiện tốt để con cái được hình thành nhân cách tốt hơn khi bước chân ra xã hội sau này”.
Vietnam Beauty Business Awards 2022 diễn ra hoành tráng
Động thái trên là một phần trong thỏa thuận giữa Google và chính phủ Canada nhằm bù đắp thiệt hại về doanh thu quảng cáo của các cơ quan báo chí truyền thống, theo Hãng tin AFP. Vào năm 2023, Canada đã thông qua Đạo luật Tin tức Trực tuyến, qua đó thiết lập những chính sách buộc các nền tảng công nghệ phải trả phí cho việc sử dụng tin tức từ những cơ quan báo đài. Chính sách tương tự đã được Úc và các nước châu Âu áp dụng.Hai công ty công nghệ hàng đầu là Google và Meta (Mỹ) nắm giữ khoảng 80% doanh thu quảng cáo tại Canada, từ lâu bị chỉ trích đã làm giảm nguồn thu từ cơ quan báo chí truyền thông, trong khi khai thác nội dung tin tức miễn phí.Người phát ngôn của Google xác nhận số tiền 69 triệu USD đã được chuyển cho Canadian Journalism Collective, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để phân bổ nguồn tiền trên. Google cũng có động thái sẽ tiếp tục thỏa thuận nói trên, khi dự kiến thực hiện khoản thanh toán tương tự vào cuối năm 2025.Ông Paul Deegan, Chủ tịch News Media Canada, tổ chức đại diện các nhà xuất bản và đài truyền hình lớn tại Canada, nhận định đây là thỏa thuận "vượt trội hơn hẳn" so với các khu vực khác. Theo ông, các cơ quan báo chí Canada có thể nhận tới 20.000 CAD cho mỗi nhà báo, tạo thêm động lực để các tòa soạn sản xuất nội dung tin tức chất lượng cao. Theo thỏa thuận, 30% khoản tiền từ Google sẽ được phân bổ cho các đài phát thanh - truyền hình, trong khi phần còn lại được chia cho các đơn vị xuất bản tin tức.Trong khi đó, Meta đã chặn nội dung tin tức tại Canada trên các nền tảng Facebook và Instagram để tránh trả phí cho các hãng truyền thông.