$542
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của serie a. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ serie a.Hành khách sử dụng ví MoMo kể từ ngày 24.1 có thể quét mã QR để ung dung ra vào trạm metro TP.HCM. Cụ thể, đối với khách mua vé lượt để đi metro, chỉ cần một chạm quét mã QR trong phần thanh toán trên ứng dụng MoMo là xong. Đối với khách mua vé ngày, vé tháng thông qua app HCMC Metro cũng thanh toán được bằng MoMo.Bên cạnh đó, khách hàng có sử dụng ví MoMo liên kết với thẻ Mastercard thì khi thanh toán với nguồn tiền Mastercard sẽ được giảm thêm 20%, tối đa 10.000 đồng. Như vậy, MoMo là ví điện tử đầu tiên giúp hành khách mua vé metro TP.HCM thuận tiện hơn bên cạnh các loại thẻ thanh toán ngân hàng. Trước đó, Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 TP.HCM đã thông tin chi tiết về các loại vé, hình thức thanh toán và hướng dẫn thực hiện mua vé và đăng ký vé tháng đi tàu. Cụ thể, với hình thức vé lượt, hành khách không dùng tiền mặt có thể thanh toán trực tiếp bằng cách quét thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ không tiếp xúc) trên thiết bị đầu đọc thẻ EMV tại các cổng soát vé vào/ra. Thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ vật lý, thẻ ảo) của tổ chức Mastercard có thể được sử dụng ngay từ 21.1; thẻ Napas dự kiến khả dụng từ 24.1. Các loại thẻ thanh toán còn lại của tổ chức thẻ quốc tế Visa, JCB, Amex và UPI sẽ được công ty thông báo bổ sung ngay khi hoàn thiện việc kết nối kỹ thuật.Hành khách cũng có thể mua vé trực tiếp thông qua hình thức máy Pos hoặc chuyển khoản hay thanh toán bằng tiền mặt tại quầy bán vé, sau đó nhận phiếu đi tàu dưới dạng QR code và quét mã tại thiết bị đầu đọc QR code ở các cổng soát vé vào và ra ở các nhà ga để đi tàu.Giá vé lượt thanh toán không dùng tiền mặt từ 6.000 đồng - 19.000 đồng (theo khoảng cách di chuyển), thấp hơn vé thanh toán bằng tiền mặt từ 7.000 đồng - 20.000 đồng. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của serie a. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ serie a.Chia sẻ với Thanh Niên, anh Phạm Vũ Lộc, nghiên cứu viên tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết trên nhiều phương tiện thông tin truyền thông có lan truyền thông tin rằng trên bầu trời đêm nay 28.2, sẽ xảy ra hiện tượng 7 hành tinh thẳng hàng.Tuy nhiên theo anh Lộc, có nguồn tin đã đưa thêm nhiều thông tin thiếu chính xác dẫn đến sự kiện "được đẩy đi quá xa".Nói về vấn đề này, anh Lộc cho biết các hành tinh được hình thành trong một đĩa khí bụi dẹt quay quanh mặt trời ở trung tâm, gọi là đĩa tiền hành tinh. Do đó mặt phẳng quỹ đạo của chúng gần như trùng nhau. Nếu lấy mặt phẳng bất biến của hệ mặt trời làm chuẩn thì quỹ đạo các hành tinh nghiêng một góc không quá 2° so với nó, chỉ trừ quỹ đạo của sao Kim nghiêng 2,19° và của sao Thủy nghiêng 6,34°. Vì vậy các minh họa về hệ mặt trời trong thực tế đều thể hiện nó gồm nhiều quỹ đạo hành tinh đồng tâm lồng vào nhau trên cùng một mặt phẳng.Vì trái đất quay quanh mặt trời 1 vòng trong 1 năm nên nhìn từ trái đất, mặt trời di chuyển trên bầu trời thành một đường tròn khép kín gọi là Hoàng đạo. Do quỹ đạo các hành tinh gần như đồng phẳng như vậy, cho nên khi nhìn từ trái đất chúng dường như di chuyển trên một dải vùng trời nằm không quá xa Hoàng đạo, gọi là Hoàng đới. Vì thế khi quan sát vào ban đêm các hành tinh dường như nằm thẳng hàng dọc theo Hoàng đới. Cần lưu ý rằng đây chỉ là sự thẳng hàng biểu kiến khi nhìn từ trái đất, chứ trong thực tế các hành tinh cách nhau rất xa và không thẳng hàng với nhau trong không gian."Hiện tượng này cũng không hề hiếm gặp. Vì tốc độ di chuyển của các hành tinh trên Hoàng đới không giống nhau, nên thời điểm có thể quan sát được chúng trên bầu trời đêm mỗi năm là khác nhau", anh Lộc thông tin.Ví dụ như sao Hỏa đi khoảng 2 năm hết một vòng trời, sao Mộc là gần 12 năm và sao Thổ là hơn 29 năm. 3 hành tinh này có quỹ đạo nằm ngoài quỹ đạo trái đất nên có thể quan sát được vào ban đêm. Trái lại, sao Thuỷ và sao Kim nằm ở phía trong quỹ đạo trái đất nên nó nằm khá gần mặt trời trên bầu trời và chỉ có thể quan sát được vào lúc sau hoàng hôn hoặc trước bình minh. Dẫu vậy, nếu các hành tinh này cùng xuất hiện trên bầu trời thì ta đều có thể nhận ra chúng nằm gần như thẳng hàng trên Hoàng đới.Chuyên gia cho biết không chỉ riêng gì tối ngày 28.2 mà trong khoảng thời gian này của năm nay các hành tinh đang cùng xuất hiện trên bầu trời đêm, tức là cùng nằm trên một bán cầu về phía đông của mặt trời. Nói cách khác, sau khi mặt trời lặn chúng ta có thể nhìn thấy được cả 7 hành tinh khác trong hệ mặt trời.Hôm nay 28.2 là mùng 1 tháng hai âm lịch cho nên là một ngày không trăng. Điều này khiến cho bầu trời đêm lại càng dễ quan sát vì không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng. Ngay sau khi mặt trời lặn chúng ta có thể thấy được sao Thủy và sao Thổ ở gần nhau trên chân trời phía tây. Nằm ngay gần sao Thủy là sao Hải Vương, tuy nhiên hành tinh này quá xa cho nên chỉ có thể nhìn thấy được bằng kính thiên văn. "Dẫu vậy, bầu trời lúc hoàng hôn vẫn còn quá sáng nên sao Hải Vương trong thực tế là không thể quan sát được. Cao hơn một chút là sao Kim có sắc vàng rất sáng. Ngẩng đầu lên ta có thể thấy được sao Mộc có ánh sáng vàng nằm ngay gần thiên đỉnh. Nằm ngay thiên đỉnh là sao Thiên Vương nhưng chỉ có thể quan sát được qua kính thiên văn. Lúc này, trên chân trời phía đông, ta có thể thấy được sao Hỏa với sắc đỏ", nghiên cứu viên Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, anh Phạm Vũ Lộc hướng dẫn.Càng về đêm bầu trời chuyển dần về phía tây và ngày càng tối hơn. Các hành tinh nằm gần mặt trời cũng đã lặn theo mặt trời. Đầu tiên là sao Thuỷ, sao Thổ và sao Hải Vương và sau đó là sao Kim. Lúc này, sao Hỏa sẽ lên cao dần trên bầu trời và sao Thiên Vương sẽ càng nhìn được rõ hơn qua kính thiên văn do nền trời đã tối hơn.Vị trí của các hành tinh như trên thay đổi từ từ hằng ngày theo thời gian cho nên không chỉ tối ngày 28.2 mà những ngày tiếp theo đều có thể quan sát được như vậy. Có những hành tinh sẽ bị mặt trời vượt qua trong thời gian tới ví dụ như sao Thổ nên không thể thấy chúng được nữa cho đến nhiều tháng sau. Đặc biệt 2 hành tinh là sao Kim và sao Thủy di chuyển khá nhanh so với các hành tinh khác trên bầu trời nên thời gian nhìn được chúng cũng thay đổi liên tục.Quan sát các hành tinh là một trong những hoạt động thú vị của những người đam mê thiên văn học. Tuy vậy việc hiểu rõ chuyển động của chúng cũng như các điều kiện quan sát là rất cần thiết.Những hành tinh dù sáng nhưng lại gần mặt trời như sao Thủy, sao Kim có khi lại khó quan sát hơn các hành tinh vòng ngoài như sao Mộc, sao Thổ và sao Hỏa. Đó là 5 hành tinh có thể quan sát được bằng mắt thường mà là người đã biết đến từ thời cổ đại. Sao Thiên Vương và sao Hải Vương là 2 hành tinh được phát hiện sau khi con người phát minh ra kính thiên văn nên chỉ có thể quan sát được chúng qua kính thiên văn.Theo anh Lộc, điều kiện quan sát cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bầu trời lý tưởng phải không có mây, ít ô nhiễm ánh sáng hay bụi mịn. Đối với các hành tinh ở gần mặt trời thì ánh sáng lúc hoàng hôn cũng là mờ chúng đi rất nhiều. Do vậy, quan sát các hành tinh mặc dù không khó và có thể không cần các thiết bị chuyên dụng nhưng cần kinh nghiệm và sự kiên nhẫn của những người đam mê.Anh Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn Nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cũng chia sẻ về hiện tượng 7 hành tinh xuất hiện cùng một thời điểm trên bầu trời, khi nó ở cùng một phía của mặt trời theo hướng nhìn từ trái đất nhìn từ trái đất.Anh Tuấn cho biết tượng này hiếm ở việc các hành tinh có vận tốc quay quanh mặt trời theo các vận tốc khác nhau nên thời điểm chúng đều nằm ở cùng một phía như thế này ít khi diễn ra. Dĩ nhiên hiện tượng này là có chu kì và có thể được tính toán dự báo thời điểm trước. Về yếu tố thẳng hàng, các hành tinh quanh mặt trời gần với mặt phẳng quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời, vì thế vị trí của các hành tinh trên bầu trời luôn lân cận đường Hoàng đạo, nên lúc nào chúng cũng gần như thẳng hàng trên bầu trời dọc theo đường Hoàng đạo. "Vì thế không có sự thẳng hàng nào đặc biệt diễn ra vào hôm nay cả. Chỉ là thời điểm này có thể thấy được cả 7 hành tinh cùng lúc. Tuy nhiên hầu như không thể quan sát được sao Thủy và sao Thổ nếu hướng tây bị che chắn nhiều và có nhiều mây", anh Tuấn cho biếtSao Thiên Vương và Hải Vương cũng không thể quan sát được bằng mắt thường mà chỉ có thể nhìn qua kính thiên văn hoặc ống nhòm, nhưng cần phải có sự định vị chính xác của chúng trên bầu trời bằng các phần mềm hỗ trợ. Các hành tinh mà ta có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường là sao Kim, sao Mộc và sao Hỏa và chúng vẫn có thể thấy được dễ dàng nhiều tuần sau đó. Nên chúng ta không cần phải tiếc nuối nếu ngày 28.2 này không quan sát được các hành tinh sáng này do thời tiết xấu. ️
Việc đá sau sẽ giúp đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa và Trường ĐH TDTT Đà Nẵng có thể chủ động tính toán cho khả năng đi tiếp của mình, với mặc định sẽ giành 2 ngôi đầu bảng B nếu Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) thắng hoặc hòa Trường ĐH Văn Hiến.Trong trường hợp Trường ĐH Văn Hiến thắng cách biệt và giành trọn 3 điểm, đồng nghĩa có cùng 4 điểm và thành tích đối đầu là hòa với Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, đại diện miền Bắc sẽ cần 1 điểm để bảo đảm suất nhì bảng B.Thậm chí, nếu tân binh của VCK giải TNSV THACO cup 2025 đánh bại trường ĐH TDTT Đà Nẵng (đang có 6 điểm) thì họ sẽ đoạt ngôi nhất bảng để hướng tới đối thủ nhẹ cân hơn ở vòng tứ kết.Sẽ rất bất ngờ nếu đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa dừng chân ở vòng bảng, ngược lại khí thế đang lên của họ sẽ đem đến kỳ vọng về một màn trình diễn ấn tượng nữa để đoạt ngôi đầu bảng B trước Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.Về phần mình, các học trò của HLV Trần Trung Kiên sau 2 trận toàn thắng đã sớm đoạt vé vào tứ kết. Hẳn nhiên họ sẽ xáo trộn đội hình xuất phát, cho những trụ cột thi đấu nhiều nghỉ ngơi, để những cái tên ít thi đấu có cơ hội ra sân chứng tỏ bản thân.Ở một giải đấu có tính cạnh tranh cao và đòi hỏi sức bền thể lực như VCK TNSV THACO cup 2025, thì những tính toán dài hơi là điều cần thiết cho những đội bóng giàu tham vọng.Trường ĐH TDTT Đà Nẵng hẳn nhiên không là ngoại lệ, nhưng chúng ta vẫn có cơ sở chờ một màn so tài hấp dẫn giữa 2 đội bóng có nhiều cá nhân hay, với khát vọng của những cầu thủ lần đầu được trao cơ hội đá chính. ️
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 2, tại miền Bắc và khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh đã xảy ra 3 đợt mưa diện rộng vào các ngày 6 - 7.2, 16 - 20.2 và 22 - 26.2; các tỉnh Quảng Bình - Phú Yên xảy ra 3 đợt mưa diện rộng xảy ra vào các ngày 3 - 5.2, 7 - 14.2 và 18 - 26.2. Trong đó đợt mưa từ ngày 18 - 26.2 xuất hiện nhiều ngày mưa vừa, mưa to tại các trạm: Trà My (Quảng Nam) 92 mm, Tuy Hòa (Phú Yên) 93 mm... Khu vực Tây nguyên và Nam bộ xảy ra mưa trái mùa vào ngày 12 - 14.2 và 18 - 24.2. Đáng lưu ý, đợt mưa ngày 12 - 14.2, tại Nam bộ có một số trạm có lượng mưa vượt giá trị lịch sử như: Thủ Dầu Một (Bình Dương) 132 mm, Nhà Bè 120 mm.Trong thời kỳ này, tại trạm khí tượng An Nhơn (Bình Định) đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất ngày 33,5 độ C, vượt giá trị lịch sử là 33 độ C cùng thời kỳ.Tổng lượng mưa trên khu vực Tây Bắc bộ, đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Nam Tây nguyên và miền Đông Nam bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 15 - 30 mm. Trong đó, tại khu vực Trung và Nam Trung bộ, miền Đông Nam bộ cao hơn từ 30 - 70 mm, có nơi cao hơn 200 mm; các nơi khác phổ biến thấp hơn từ 10 - 30 mm so với TBNN cùng thời kỳ.Cơ quan khí tượng dự báo, trong tháng 3, nắng nóng sẽ gia tăng ở khu vực Nam bộ (tập trung ở các tỉnh miền Đông) và xuất hiện cục bộ ở khu Tây Bắc Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Khu vực Trung bộ có khả năng xuất hiện một số ngày mưa rào rải rác và có nơi có giông. Nam bộ có thể xuất hiện mưa giông trái mùa.Tại miền Bắc và Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ; các khu vực khác cao hơn từ 10 - 20 mm, riêng Trung Trung bộ và Nam Tây nguyên cao hơn từ 20 - 40 mm, có nơi cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.Theo bản tin dự báo dài ngày của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong khoảng 10 ngày đầu tháng 3, TP.HCM dao động ở mức nhiệt 25 - 33 độ C. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là 33 độ C rơi vào các ngày 4 - 6.3 và 6 - 8.3.Tại TP.Cần Thơ, nhiệt độ dao động từ 24 - 34 độ C, trong đó, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C vào ngày 5.3. ️