Đà Nẵng: Linh thiêng lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân công chúa
Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời thủ môn Đặng Văn Lâm và HLV thể hình Bùi Thị Yến Xuân khi cả hai chính thức kết hôn sau 6 năm gắn bó. Trước đó, dù luôn xuất hiện bên nhau trong các sự kiện lớn nhỏ, cả hai vẫn giữ kín về chuyện tình cảm, không khoa trương nhưng lại vô cùng bền chặt.Cặp đôi từng khiến nhiều người ngưỡng mộ với tình yêu lâu năm, trải qua không ít thử thách về khoảng cách địa lý khi Văn Lâm thi đấu ở nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, tình yêu ấy vẫn vững bền, minh chứng rõ ràng nhất là vào đầu năm 2024, khi thủ môn số một của đội tuyển Việt Nam chính thức đưa bố mẹ sang ra mắt gia đình Yến Xuân. Không lâu sau đó, một đám cưới ấm cúng được tổ chức tại Nha Trang, nơi có biển xanh thơ mộng, chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng của 2 người.Chia sẻ với Kênh 14, khi được hỏi về cuộc sống sau hôn nhân, Yến Xuân cho biết không có quá nhiều thay đổi lớn, nhưng điều quan trọng nhất là cả hai ngày càng thấu hiểu nhau hơn."Thực ra, cưới nhau không làm mình yêu nhiều hơn hay ít đi, mà là giúp mình hiểu được giá trị của người bạn đời nhiều hơn. Có những điều trước đây mình không để ý, nhưng khi sống chung, mình thấy trân trọng anh ấy hơn. Văn Lâm là người sống rất có trách nhiệm, luôn đặt gia đình lên hàng đầu", cô nói.Ngoài việc chăm lo cho tổ ấm nhỏ, Yến Xuân vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê với lĩnh vực thể hình. Cô đã hoàn thành một dự án lớn vào năm 2024 – khai trương phòng tập gym riêng, nơi cô có thể vừa làm việc, vừa lan tỏa tình yêu với thể thao và lối sống lành mạnh đến nhiều người hơn: "Có một công việc mà mình đam mê giúp mình luôn giữ được sự cân bằng trong cuộc sống. Làm vợ một cầu thủ chuyên nghiệp, mình hiểu rằng mỗi người đều cần có không gian và sự nghiệp riêng, từ đó mới có thể đồng hành cùng nhau lâu dài mà không bị mất đi bản sắc của bản thân".Đón tết tại nhà chồng lần đầu tiên, Yến Xuân không giấu được sự hồi hộp nhưng cũng rất háo hức. Khi được hỏi về cảm giác khi bước vào vai trò nàng dâu mới, cô thẳng thắn chia sẻ: "Mình không nghĩ rằng làm dâu có nghĩa là phải gồng mình lên để làm hài lòng ai cả. Mình cứ chân thành là được. Gia đình chồng rất thoải mái và yêu thương mình. Mình không cảm thấy có sự xa cách hay áp lực gì cả".Với việc nhà chồng có sự pha trộn giữa hai nền văn hóa Việt – Nga, tết của gia đình Văn Lâm cũng có nhiều nét thú vị. Dù vậy, Yến Xuân vẫn hòa nhập rất nhanh. Cô chia sẻ: "Mẹ chồng mình rất chu đáo. Bà luôn cố gắng để mọi người trong gia đình cảm thấy thoải mái nhất. Năm nay mình có cơ hội phụ bà chuẩn bị mâm cỗ Tết, cảm giác rất đặc biệt".Nói về những phong tục trong ngày tết, cô hào hứng kể lại kỷ niệm đáng nhớ nhất: "Anh Lâm rất thích lì xì cho mọi người. Anh ấy cứ đi quanh nhà phát lì xì, ai cũng có phần. Mà buồn cười lắm, mình trêu anh ấy là lì xì cho vợ đi, thế là anh ấy lấy ngay một phong bao lì xì đỏ, nhưng trong đó không có tiền mà chỉ có một mảnh giấy nhỏ ghi: Chúc vợ luôn vui vẻ. Vậy mà mình vẫn cảm thấy rất hạnh phúc!".Cô cũng cho biết, tết năm nay đặc biệt hơn vì có thêm nhiều phong tục khác nhau nhưng cô vẫn cảm thấy vô cùng thoải mái. Đối với cô, quan trọng nhất vẫn là cảm giác gia đình sum vầy, chia sẻ những bữa cơm ấm áp và cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.Kết thúc năm 2024 với nhiều dấu ấn, Yến Xuân không giấu được niềm hạnh phúc khi nhìn lại những gì cô đã đạt được. Bên cạnh sự nghiệp ổn định và một cuộc hôn nhân viên mãn, vợ chồng Văn Lâm - Yến Xuân cũng chuẩn bị chào đón thành viên mới trong gia đình. Con đầu lòng của cả hai là một bé trai.Cô tiết lộ rằng cả hai vợ chồng đều yêu trẻ con và cô đang ở những tháng cuối của thai kỳ. Để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ, Yến Xuân đã tìm hiểu rất nhiều về chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp cho giai đoạn thai kỳ, đồng thời giữ tinh thần lạc quan, thoải mái nhất.Yến Xuân chia sẻ rằng cô không đặt quá nhiều áp lực lên bản thân mà chỉ muốn tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống. Đối với cô, một năm mới ý nghĩa không nằm ở việc đạt được bao nhiêu thành tựu, mà quan trọng hơn là được sống hạnh phúc bên những người mình yêu thương.Mãn nhãn với show diễn 'bom tấn' như phim Hollywood tại Đà Nẵng
Ngày 7.3, HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (chuyên đề), thông qua nghị quyết bầu ông Lê Trường Sơn giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Bình Phước đã thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đối với với ông Huỳnh Anh Minh (nghỉ hưu trước tuổi, theo Nghị định 177/2024 ngày 31.12.2024 của Chính phủ).Đồng thời thông qua nghị quyết bầu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước (nhiệm kỳ 2021-2026) đối với ông Lê Trường Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh và Ủy viên UBND tỉnh đối với bà Nguyễn Thụy Phương Thảo, Giám đốc Sở Tài chính.Kỳ họp cũng thông qua nghị quyết miễn nhiệm các Ủy viên UBND tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Tất Dũng (nguyên Giám đốc Sở Xây dựng), ông Nguyễn Quốc Dũng (nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT), ông Phùng Hiệp Quốc (nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) và ông Trần Văn Hướng (nguyên Giám đốc Sở TN-MT) và bà Bùi Thị Minh Thúy (nguyên Giám đốc Sở KH-CN).Hiện, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước gồm có: bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh; 3 Phó chủ tịch gồm: ông Trần Văn Mi, bà Trần Tuyết Minh và ông Lê Trường Sơn.Ông Lê Trường Sơn sinh năm 1976, thường trú tại TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Ông Lê Trường Sơn có trình độ cử nhân kinh tế, cử nhân chính trị.Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, ông Sơn đã từng trải qua các chức vụ như: Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh; Bí thư Thành ủy Đồng Xoài, Chủ tịch UBND TP.Đồng Xoài; Phó ban Nội chính Tỉnh ủy; Phó giám đốc Sở LĐ-TBXH; Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước...
Tăng gấp đôi thí sinh thi vào ĐH Sư phạm TP.HCM, xét tuyển sẽ gay gắt hơn?
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: “… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”.Từ đó, câu chuyện “học suốt đời” trở thành câu chuyện của mỗi người, của cộng đồng, và của toàn dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm đã vạch rõ:“Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời chỉ thành công khi mỗi công dân ý thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với việc tự học tập suốt đời; mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức rõ học tập suốt đời là nhiệm vụ cách mạng với thái độ nghiêm túc và ý thức tự giác cao”.Vậy muốn học tập suốt đời, phải làm sao? Đầu tiên, và quan trọng nhất, là phải tự học. Để có được ý thức thường trực về việc tự học, thì phải đọc sách. Muốn đọc sách, thì phải xây dựng tủ sách, từ tủ sách gia đình tới tủ sách trong nhà trường, trong cơ quan, trong thôn xã. Lâu nay, nhiều người có điều kiện thường chỉ lo xây dựng nhà cao cửa rộng mà trong nhà không có tủ sách. Bây giờ phải khác đi. Học suốt đời mà không đọc sách thì làm sao học có kết quả cụ thể được. Khi đã có ý thức học suốt đời, đã bắt tay vào xây dựng các tủ sách, thì câu chuyện bấy giờ là phải đọc sách. Về chuyện đọc sách này thì chúng ta phải học người dân phương Tây. Họ đọc sách ở bất cứ đâu có thể đọc sách được. Khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, trong túi xách của họ luôn có quyển sách, và họ tranh thủ đọc, không để lãng phí thời gian. Khi mọi người Việt Nam đều có ý thức và tranh thủ đọc sách như vậy, chúng ta sẽ có xã hội đọc sách, xã hội học tập.Nhận ra tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, một nhóm anh em chúng tôi đã thành lập Tủ sách Đặng Thùy Trâm, cung cấp sách cho học sinh ở vùng sâu vùng xa, ở những hải đảo cách biệt đất liền, cho các em học sinh có sách hay, sách tốt để đọc. Bây giờ, các trường học đều có thư viện, nhưng để có sách hay, sách tốt khiến cho học sinh thích đọc, hình thành thói quen đọc sách, thì cần sự quan tâm góp sức của toàn xã hội. Tủ sách Đặng Thùy Trâm ra đời từ mục đích ấy, làm sao cho học sinh thích đọc sách, biết quý những kiến thức từ sách, biết lan tỏa tinh thần ham đọc sách tới bạn học và gia đình, phụ huynh.Khi cả xã hội đã hình thành và vận hành nguyên lý “học suốt đời”, thì xã hội ấy là văn minh, con người trong xã hội ấy biết lao động và học tập để ngày càng tiến bộ, ngày càng tích chứa được những kiến thức mới mẻ nhất, bổ ích nhất. Và sẽ biết sống “mình vì mọi người” với trách nhiệm cao nhất. Vì thế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa nhấn mạnh về tiến trình học tập suốt đời: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục theo định hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi công dân và thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Có các giải pháp cụ thể nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và sự đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia”.Khi chúng ta đã nhận thức được sự cấp thiết và lâu dài của việc học tập suốt đời, thì những biện pháp để có một xã hội học tập cũng đã hiện lên rất đầy đủ. Vấn đề bây giờ là phải thực hiện thật tốt.
Theo tiến sĩ - bác sĩ Vũ Hoàng Vũ - Trưởng khoa Tim mạch can thiệp BV ĐHYD, sinh thiết nội mạc cơ tim là công cụ đặc biệt hữu ích trong việc xác định nguyên nhân suy tim không rõ nguồn gốc, cũng như đánh giá mức độ tổn thương của cơ tim trong những bệnh lý phức tạp. Việc lấy một mẫu mô nhỏ từ tim giúp các bác sĩ không chỉ chẩn đoán chính xác mà còn có hướng điều trị phù hợp hơn cho từng trường hợp cụ thể.Bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh - khoa Tim mạch can thiệp BV ĐHYD, cho biết kỹ thuật này đặc biệt quan trọng trong theo dõi người bệnh sau ghép tim. Nhờ vào việc thu thập trực tiếp mẫu mô từ tim, các bác sĩ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu thải ghép, từ đó điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời để bảo vệ chức năng tim ghép. Bên cạnh đó, sinh thiết nội mạc cơ tim còn giúp nhận diện những bệnh lý tim hiếm gặp như viêm cơ tim tế bào khổng lồ hay bệnh amyloidosis - những tình trạng mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường khó phát hiện.Quy trình thực hiện sinh thiết nội mạc cơ tim được chuẩn bị chặt chẽ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh. Các bác sĩ sẽ tiếp cận buồng tim thông qua đường tĩnh mạch, sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để lấy mẫu mô nhỏ từ cơ tim dưới sự hướng dẫn của các thiết bị hình ảnh hiện đại. Toàn bộ thủ thuật được thực hiện trong phòng thông tim, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng và kỹ thuật viên.Dù là một kỹ thuật xâm lấn, nhưng sinh thiết nội mạc cơ tim mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong thực hành lâm sàng. Tại BV ĐHYD, quy trình này được thực hiện với sự kiểm soát chặt chẽ, từ khâu đánh giá chỉ định đến theo dõi sau thủ thuật. Điều này giúp giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, rối loạn nhịp tim hoặc tổn thương van tim.Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Âu Thanh Tùng - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, việc áp dụng sinh thiết nội mạc cơ tim đã mở ra nhiều cơ hội mới trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch. Với những người bệnh sau ghép tim, kỹ thuật này giúp phát hiện sớm tình trạng thải ghép, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời. Trong những trường hợp suy tim không rõ nguyên nhân, việc lấy mẫu mô cơ tim cho phép bác sĩ xác định chính xác bản chất tổn thương, giúp cá nhân hóa phác đồ điều trị, tối ưu hóa kết quả.Không chỉ là một phương pháp chẩn đoán, sinh thiết nội mạc cơ tim còn là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực tim mạch can thiệp. Với những ứng dụng thực tiễn rõ ràng, đây hứa hẹn sẽ là một phương pháp mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho người bệnh, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe tim mạch tại Việt Nam.
Bí quyết phục hồi da sau Tết sáng khỏe, tươi trẻ rạng ngời
Theo Tom's Hardware, Google đã phát triển thành công một con chip quang tử giúp triển khai mạng internet không dây. Hệ thống này sử dụng các cầu ánh sáng được lắp đặt cách nhau 1 km cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ lên tới 10 Gbit/giây (Gbps). Nếu thành công, giải pháp này có thể thay thế cáp quang và thậm chí cả dịch vụ internet vệ tinh Starlink.Dự án mang tên Taara, có nghĩa là "ngôi sao" trong tiếng Phạn, được phát triển từ công nghệ máy thu phát ánh sáng ban đầu được thiết kế cho dự án Loon của Google. Mặc dù dự án với mục tiêu cung cấp internet cho các khu vực thưa dân bằng khinh khí cầu này đã bị đóng cửa, nhưng những công nghệ hứa hẹn từ đó đã được ứng dụng vào Taara.Mahesh Krishnaswamy, quản lý dự án Taara, cho biết: "Sợi quang là tiêu chuẩn vàng cho kết nối tốc độ cao, nhưng thường quá đắt đỏ và không thực tế cho nhiều khu vực". Giải pháp này hứa hẹn sẽ giúp ích cho những người không thể lắp đặt cáp quang, cũng như cư dân ở những khu vực đông dân cư nơi Starlink không hiệu quả.Cầu ánh sáng Taara thế hệ đầu tiên có chiều dài khoảng 76 cm, sử dụng nhiều gương và thiết bị hiệu chuẩn có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ 20 Gbps trên khoảng cách 20 km. Hiện tại, máy thu phát Taara đã được thu nhỏ đến kích thước chỉ bằng một móng tay (13 mm), với tốc độ truyền tải 10 Gbps trên khoảng cách 1 km. Điều này không chỉ giúp giảm kích thước mà còn giảm đáng kể chi phí sản xuất.Krishnaswamy nhấn mạnh rằng nhóm Taara hình dung một tương lai mà khả năng kết nối không bị giới hạn bởi cáp hoặc chi phí cao. Nhóm nghiên cứu đang hướng tới việc giảm thiểu kích thước và độ phức tạp của hệ thống, từ đó giảm chi phí kết nối và tạo ra hiệu ứng mạng lưới trong ngành.Đáng chú ý, công nghệ Taara đã chứng minh tính hiệu quả trong thực tế với việc triển khai thành công tại nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm vùng Caribe và các trung tâm đô thị ở Ấn Độ nơi chưa có hỗ trợ 5G.Bước tiếp theo trong quá trình phát triển của Taara là nghiên cứu thiết kế chip mới, với kế hoạch mở rộng phạm vi và thông lượng của thiết bị bằng cách tạo ra phiên bản có hàng nghìn bộ phát.