TCL trình diễn TV microLED lớn nhất thế giới
Với mức giá heo hơi hiện nay, người chăn nuôi lời từ 300.000 - 500.000 đồng/con khi xuất chuồng, bù đắp thời gian thua lỗ kéo dài trong năm 2023. Giá heo giống ổn định, miền Bắc là 1,6 triệu đồng/con (7 - 10kg), miền Trung là 1,4 triệu đồng/con và miền Nam từ 1,3 - 1,48 triệu đồng/con.Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 4.12.2023
Trong lần về Việt Nam biểu diễn, cặp đôi Tô Chấn Phong và Khánh Hà có dịp chia sẻ về chuyện tình của mình với MC Nguyên Khang. Ở đầu chương trình, Tô Chấn Phong tiết lộ ông cảm thấy hồi hộp trong lần đầu tiên về Việt Nam biểu diễn sau nhiều năm không đứng trên sân khấu. Dẫu đã 5 lần về nước để gặp gỡ khán giả ở quê hương nhưng ông vẫn chưa tự tin. Tiếp lời ông xã, ca sĩ Khánh Hà chia sẻ: "Cứ lần nào đi thì Phong cũng nói rằng lần này là lần chót, Phong không muốn đi nữa vì không muốn áp lực này cứ tái diễn".Ngoài ra, để Tô Chấn Phong đồng ý quay lại sân khấu sau nhiều năm tạm dừng. Khánh Hà mất rất nhiều công sức thuyết phục. "Trước đó cũng có một số người mời tôi về nhưng nói thật là mình bỏ hát bao nhiêu năm rồi. Tôi chỉ là người đứng sau làm nhạc, thu âm cho ca sĩ nên khi nghĩ đến chuyện về Việt Nam đứng trên sân khấu hát chung với Hà trong một liveshow lớn, hát gần 10 bài thì làm sao mình làm được. Tuy nhiên, tôi nhớ hoài câu nói của Hà rằng "Phong ơi, không biết lần sau Hà có thể hát được nữa không nên Phong về hát một lần với Hà đi. Vì lần này không về thì không có cơ hội để mình ca chung với nhau nữa. Mình nghe vậy nên mủi lòng đi về", ông trải lòng. Tiếp lời ông xã, Khánh Hà tiết lộ đến khi lên máy bay, giọng ca Chỉ còn mình anh vẫn căng thẳng vì sợ khán giả không đón nhận.Bên cạnh đó, Tô Chấn Phong tâm sự rằng bản thân là người hướng nội, mặc dù đam mê âm nhạc nhưng lại không thích đứng trên sân khấu cũng như bị quá nhiều người chú ý.Nhớ về thuở mới yêu, Tô Chấn Phong và Khánh Hà quen biết nhau trong dịp hợp tác sản xuất album. Từ đó, hai người tìm được điểm chung và về chung một nhà sau 6 năm yêu nhau. Nói về quyết định đám cưới, Khánh Hà hài hước cho biết: "Chúng tôi có 6 năm ở với nhau và sau đó tôi dính bầu. Tôi nghĩ cả hai chưa chắc chắn nhưng tự nhiên tôi có bầu nên đám cưới chứ trước đó không nghĩ đám cưới gì cả".Nói thêm về cuộc sống gia đình, Khánh Hà chia sẻ bà là người chăm lo những việc trong gia đình còn Tô Chấn Phong là trụ cột kinh tế. Bên cạnh đó, em gái của danh ca Tuấn Ngọc cũng thừa nhận mình là người mê thời trang nên rất thích chăm chút cho vẻ ngoài của mình và ông xã.Khi được MC Nguyên Khang hỏi trong gia đình ai là người dễ giận hơn, Tô Chấn Phong lập tức lên tiếng: "Đến bây giờ hai vợ chồng vẫn chưa hiểu nhau về vấn đề này vì tới bây giờ Hà không biết Phong nhịn Hà tới cỡ nào đâu. Từ trước đến giờ, Phong đi chơi với Hà thì chưa bao giờ biết giận là gì, không biết cãi nhau là gì. Tôi là người rất dễ chịu, nhịn kinh khủng lắm vì Hà không nhìn thấy được những lúc cô ấy làm những thứ tôi không chấp nhận được. Mình cứ im lặng, không nói nhưng Hà lại không thấy điều đó. Đôi lúc người ta cũng hy sinh cho mình hoặc nhịn những chuyện này chuyện kia nhưng Hà không nhìn thấy. Đó là khuyết điểm của Hà".Tuy nhiên, ca sĩ Khánh Hà lại cho rằng bà là người nhường nhịn chồng nhiều hơn. "Mỗi lần cãi nhau mình cũng giận lắm nhưng nhìn đi nhìn lại không kiếm được ai hơn Phong. Cho nên mình đành ở với Phong vậy thôi", giọng ca Tiễn anh trong mưa chia sẻ.
Hiểm họa của sự phân mảnh kinh tế toàn cầu
Theo đó, ngày 2.12.2024, UBND TP.Thủ Đức ban hành công văn số 11872 về việc rà soát, xử lý các công trình xây dựng sân thể thao ngoài trời và các công trình phụ trợ vi phạm xây dựng trên địa bàn TP.Thủ Đức.UBND TP.Thủ Đức đã giao Chủ tịch UBND 34 phường chỉ đạo tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kiên quyết, không để phát sinh các điểm nóng các công trình có mái che làm sân thể thao không phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc không đúng mục đích sử dụng đất; công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng.Căn cứ ý kiến chỉ đạo nêu trên, một số phường đã có tập trung tiến hành xử lý các công trình vi phạm. Tuy nhiên chưa thực hiện triệt để và vẫn còn phát sinh nhiều công trình xây dựng mới trên đất không phù hợp quy hoạch xây dựng, không đúng mục đích sử dụng đất mà chưa xử lý kịp thời và dứt điểm. Từ cơ sở trên, UBND TP.Thủ Đức đề nghị Chủ tịch UBND 34 phường rà soát thống kê các công trình có mái che làm sân thể thao không phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc không đúng mục đích sử dụng đất; công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng trên địa bàn phường quản lý. Báo cáo về UBND TP.Thủ Đức (thông qua Thanh tra Xây dựng) trước ngày 28.2.2025 để tổng hợp báo cáo Thường trực UBND TP.Thủ Đức. Đồng thời tăng cường công tác nắm bắt địa bàn, thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm và dứt điểm các trường hợp vi phạm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, đặc biệt đối với các công trình xây dựng sân thể thao ngoài trời và các công trình phụ trợ vi phạm trật tự xây dựng và các vi phạm khác về đất đai, xây dựng. Tăng cường công tác phối hợp thực hiện nghiêm quyết định số 17/2024 của UBND TP.HCM về ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM...Sau khi xử lý đảm bảo đúng các quy định pháp luật và dứt điểm các trường hợp vi phạm, báo cáo kết quả cho UBND TP.Thủ Đức (thông qua Thanh tra Xây dựng tổng hợp báo cáo hàng tháng cho UBND TP.Thủ Đức). UBND TP.Thủ Đức đề nghị Chủ tịch UBND 34 phường nghiêm túc thực hiện.Trước đó Báo Thanh Niên đã có bài viết " Sân pickleball 'lấn' đất nông nghiệp, nhà kho, công viên" phản ánh phong trào chơi môn thể thao pickleball phát triển mạnh kéo theo hàng loạt sân bóng được đầu tư nhanh chóng. Tại TP.HCM, không quá lời khi nói ở đâu có đất trống, ở đó có sân pickleball, bất kể là đất nông nghiệp hay đất quy hoạch làm công viên, làm đường... Vi phạm trật tự xây dựng khi xây dựng các sân pickleball diễn ra tràn lan và nhiều địa phương đã mạnh tay xử lý các vi phạm trên, trong đó có TP.Thủ Đức.
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.