Người Việt biết ăn mắm và sử dụng nước mắm từ cuối thế kỷ 16?
Tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được in năm 1978 ở NXB Tác phẩm mới. Đây là tập thơ đầu tay tôi viết suốt 5 năm ở chiến trường, từ lúc mới đặt chân lên Trường Sơn. Năm 1977 tôi được in tập trường ca đầu tiên Những người đi tới biển (NXB Quân đội Nhân dân). Cái viết trước lại được in sau, nhưng tôi vui lắm, vì tới năm 1978 tôi mới có hai tác phẩm này. Hồi đó, được in, được trả nhuận bút, là sướng lắm rồi.Nhưng năm 1978 tôi gặp một tai nạn giao thông rất nặng, phải nằm bệnh viện từ mùa thu năm 1978 tới mùa hè năm 1979. Chuyện tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được Hội đồng chấm giải thưởng Hội Nhà văn VN xem xét, tôi hoàn toàn không biết. Hồi đó, thông tin là điều ai cũng muốn mà không có.Mùa thu năm 1979, tôi rời Trại sáng tác Quân khu 5, từ Đà Nẵng chuyển về Quy Nhơn, từ anh chàng trung úy chuyển thành một cán bộ dân sự, tôi cũng chẳng có ý kiến gì. Trên vai một ba lô về Quy Nhơn, tôi tấp ngay vào căn phòng 12 m2 Báo Nghĩa Bình phân cho vợ tôi. Thế là có một gia đình, lại có nhà ở, dù nhà "nắng dột nắng mưa dột mưa" nhưng với vợ chồng tôi, thế cũng là quá ổn.Về Quy Nhơn ít ngày, tôi mới biết mình được giải thưởng Hội Nhà văn, do đọc báo thấy in tin này. Chỉ biết vậy thôi chứ cũng chưa biết thêm tin gì. Tôi vui, dĩ nhiên, nhưng niềm vui cũng không hề ồn ào, vui vậy thôi.Sau đó ít lâu tôi nhận được thư Hội Nhà văn thông báo chính thức mình được giải, đây là giải thường niên của Hội Nhà văn VN, nhưng được tổ chức xét thưởng và trao lần đầu. Có hai giải, giải thưởng thơ và giải thưởng văn xuôi. Tôi nhớ, có hai tác giả nhận giải văn xuôi, nhưng bây giờ không nhớ tên tác giả, vì đã 46 năm rồi còn gì.Nếu chỉ được nhận giải thưởng, cả nhận tiền thưởng, thì cũng chưa có chuyện gì đáng nói. Phải mấy năm sau, hình như vào năm 1982 - 1983 gì đó, nhà văn Nguyễn Thành Long, quê Quy Nhơn, ông về công tác và thăm mẹ mình, người mẹ tảo tần bán tạp hóa ở chợ Lớn Quy Nhơn, ông gặp và tới nhà tôi chơi, anh em tâm sự, ông kể tôi nghe, tôi mới biết chuyện. Thì ra, tôi có được giải thưởng này cũng không hề dễ dàng. Nhà văn Nguyễn Thành Long là thành viên Hội đồng chấm giải, từ sơ khảo tới chung khảo, nên "rành sáu câu" chuyện xét giải này. Ông kể, ở vòng chung khảo, tập thơ tôi đã may mắn lọt vào, nhưng bấp bênh lắm. Vì chỉ còn hai tập thơ, hai tác giả ở vòng cuối cùng này, và hai chọn một. Tôi phải đối đầu với một "cây đa cây đề" thơ Việt Nam, là nhà thơ Huy Cận.Ông Huy Cận có tập thơ Ngôi nhà giữa nắng in ở NXB Văn học năm 1978. Tôi thì chỉ có một dấu chân nhỏ bé qua trảng cỏ hoang dại, coi bộ chuyện này là "trứng chọi với đá" rồi. Tôi lúc ấy là nhà thơ trẻ, nếu bị "out" (loại) cũng là chuyện bình thường. Nhưng câu chuyện nhà văn Nguyễn Thành Long kể với tôi, sau đó ông đã viết thành sách, có một chi tiết không có trong sách của ông, tôi sẽ nói sau.Trong cuốn Chế Lan Viên - người làm vườn thế kỷ, ở bài Hai câu chuyện về Chế Lan Viên, nhà văn Nguyễn Thành Long viết: "Câu chuyện thứ hai thuộc về văn học, sự lựa chọn một trong hai tác phẩm về thơ của Thanh Thảo và Huy Cận (giải thưởng thơ thường niên của Hội Nhà văn VN năm 1979). Chế Lan Viên ở TP.HCM mới ra, hôm trước đã "xạc" tôi một trận không đúng phép tắc cho lắm: "Huy Cận dạy Thanh Thảo chứ Thanh Thảo dạy Huy Cận à?".Vấn đề này hôm sau chuyển vào cuộc họp. Xuân Diệu và Chế Lan Viên nói suốt buổi, Thanh Thảo có cơ mất giải thưởng. Đến phút quyết định, Chế Lan Viên cầm tập thơ của Thanh Thảo (Dấu chân qua trảng cỏ) đứng lên và nói: "Hãy khoan, những câu thơ như những câu này, Huy Cận không viết được thật, anh Xuân Diệu ạ". Xuân Diệu đang phản bác hăng hái, bỗng trở nên hiền lành hẳn. Xuân Diệu nói: "Mà tôi không hiểu sao cái cậu Thanh Thảo ấy làm được những câu thơ như thế mà không biết".Trong câu chuyện nói riêng với nhau, anh Nguyễn Thành Long còn kể tôi nghe chi tiết này: Khi cuộc tranh luận ở Hội đồng xét giải có vẻ "bất phân thắng bại", đột nhiên nhà thơ Chế Lan Viên đưa ra giải pháp: "Tôi đề nghị mỗi thành viên Hội đồng để hai tập thơ trước mặt, xin các anh mở bất kỳ một trang trong tập thơ Huy Cận và đọc to lên, sau đó mở bất kỳ một trang trong tập thơ Thanh Thảo và đọc, chúng ta sẽ có kết luận". Sau màn đối chất thơ vừa bất ngờ vừa thú vị này, cả Hội đồng xét giải thơ đã đi tới đồng thuận, rất nhẹ nhàng. Đó là sự lựa chọn vừa công bằng vừa nghiêm túc. Người có tác phẩm được chọn trao giải rất vui, mà người không được chọn cũng chẳng buồn.Phải nói, 46 năm trước, Hội đồng chấm giải thưởng văn học của Hội Nhà văn đã lựa chọn tác phẩm ở vòng chung khảo như vậy. Các hội đồng xét giải của Hội Nhà văn chúng ta bây giờ rất nên tham khảo cách xét chọn vừa vô tư vừa thú vị này, để "không ai bị bỏ lại phía sau", dù không nhận được giải thưởng.Sau khi nhận giải thưởng mấy năm, tới năm 1983, tôi mới được gặp trực tiếp nhà thơ Xuân Diệu. Cuộc gặp gỡ bên ly bia rất vui, từ đó cho tới cuối đời, nhà thơ Xuân Diệu coi tôi như một đứa em ruột. Ông rất thương tôi, và tôi thường đi với ông về vùng quê Tuy Phước là quê mẹ của Xuân Diệu.Thua đau ở tứ kết, cánh cửa đến World Cup của Việt Nam chưa đóng lại, tại sao?
Vào lúc 14 giờ ngày 11.3, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Ngành khoa học xã hội và sư phạm trước tác động của công nghệ". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên.Thời gian qua, kể từ khi trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ tác động mạnh mẽ tới tất cả mọi lĩnh vực, chúng ta vẫn đọc và nghe nhiều thông tin rằng AI sẽ khiến nhiều công việc bị mất đi đồng nghĩa với nhiều người bị mất việc. Tuy nhiên, có những công việc, lĩnh vực mà AI không thể thay thế hoặc không thể thay thế hoàn toàn.Chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Chọn ngành học tương lai: Ngành khoa học xã hội và sư phạm trước tác động của công nghệ" sẽ giúp học sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về những ngành học đặc thù này để có định hướng và lựa chọn đúng đắn. Các thông tin về xu hướng ngành nghề, cơ hội việc làm, quá trình đào tạo, điều kiện tuyển sinh lĩnh vực này… cũng được chia sẻ trong chương trình. Đặc biệt là phần tư vấn chuyên sâu về những ngành học ra trường trở thành nhà báo, luật sư, làm việc tại các cơ quan ngoại giao…Chương trình diễn ra theo 2 khung giờ:*Đợt 1 từ 14-15 giờ 15 gồm các chuyên gia: *Đợt 2 từ 15 giờ 30-16 giờ 45 gồm các chuyên gia: Bạn đọc quan tâm tới việc chọn ngành học tương lai khối ngành khoa học xã hội và sư phạm, có thể tương tác trực tiếp với chuyên gia chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến bằng cách để lại bình luận tại các địa chỉ trên.
Bà bán rượu nếp - Truyện ngắn dự thi của Dương Bách (Hưng Yên)
Đây là bước tiến đột phá tiếp theo của VIB trong việc kết nối tài chính, nghệ thuật và công chúng.Quảng trường Thời Đại, New York: Giao lộ Tài chính - Văn hóa - Nghệ thuật của thế giớiQuảng Trường Thời Đại, nơi được mệnh danh là "Giao lộ thế giới", là điểm giao thoa của văn hóa toàn cầu và là nơi hội tụ của các thương hiệu hàng đầu thế giới. Với tần suất hàng triệu lượt người qua lại mỗi ngày, nơi đây trở thành nền tảng lý tưởng để tôn vinh và lan tỏa những giá trị tài chính, văn hóa, nghệ thuật một cách sống động và đầy cảm hứng.Là bộ quà tặng phiên bản giới hạn dành riêng cho khách hàng tiền gửi của VIB, sự xuất hiện tại Quảng Trường Thời Đại của "Trăm sông về biển lớn" cùng hình ảnh thương hiệu ngân hàng mang nhiều ý nghĩa. Cụ thể, thông qua bộ tặng phẩm, văn hóa Việt Nam được giới thiệu đến bạn bè thế giới, truyền thống sum vầy được tôn vinh với hình ảnh hội tụ của những dòng sông về biển lớn. Bên cạnh đó, vị thế VIB được khẳng định - là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tiên phong trong sáng tạo và đổi mới trải nghiệm khách hàng. Đồng thời, ghi dấu ngành ngân hàng Việt Nam, không dừng lại ở những con số hay giao dịch, mà còn mở ra hành trình chạm đến cảm xúc và tạo giá trị bền vững.Là ngân hàng bán lẻ Top đầu Việt Nam, VIB đã tạo nên nhiều dấu ấn với chiến lược hướng đến trải nghiệm người dùng. Từ việc tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại đến sự sáng tạo dựa trên thấu hiểu nhu cầu khách hàng, VIB luôn đi đầu trong việc mang đến những trải nghiệm khác biệt và độc đáo.Thấu hiểu đích đến cuối cùng của người Việt đối với các hoạt động gửi tiền là vun vén những điều tốt đẹp, vững chắc cho gia đình cũng như mong muốn được sum vầy cùng người thân ngày Tết. Từ những giá trị đó, VIB tìm thấy điểm chạm với nghệ sĩ thị giác Bùi Công Khánh, gốm sứ Minh Long, ba bên đã cùng kết hợp, tạo nên bộ tác phẩm "Trăm sông về biển lớn", mang nghệ thuật đương đại cùng câu chuyện về sự gắn kết, khát vọng hội nhập mạnh mẽ đến gần với khách hàng tiền gửi của VIB nói riêng và công chúng nói chung.Sở hữu nhiều tác phẩm tạo tiếng vang quốc tế từ những năm 90, Bùi Công Khánh được biết đến như một trong những người Việt tiên phong cho trường phái nghệ thuật ý niệm (conceptual art). Ông dành nhiều tâm sức nghiên cứu, đưa các giá trị lịch sử, văn hóa và xã hội vào tác phẩm để tạo dấu ấn.Với bộ tác phẩm "Trăm sông về biển lớn", nghệ thuật được thể hiện trên từng chén cơm, chiếc dĩa… nơi chúng ta ngồi cùng người thân, bạn bè thưởng thức những món ăn ngon, trò chuyện về các chủ đề cuộc sống, thắt chặt hơn tình cảm, sum vầy… Bộ tác phẩm không chỉ là món quà tri ân khách hàng tiền gửi tại VIB, qua hình ảnh dòng sông hội tụ về biển lớn, tác phẩm truyền tải thông điệp sâu sắc về sự đoàn viên, tình thân và giá trị kết nối bền vững.Hình ảnh bộ sưu tập "Trăm sông về biển lớn" xuất hiện trên billboard Nasdaq - nơi hội tụ của các thương hiệu toàn cầu - đã minh chứng cho sự sáng tạo vượt biên giới của VIB. Đây không chỉ là lời cam kết mang lại giá trị khác biệt cho khách hàng mà còn là cách VIB tôn vinh văn hóa và nghệ thuật đương đại Việt Nam.Sự hiện diện của VIB tại Quảng Trường Thời Đại đã minh chứng rằng dịch vụ tài chính không chỉ là những con số, mà còn là hành trình tạo nên cảm xúc và truyền tải thông điệp ý nghĩa. Ngân hàng giờ đây trở thành cầu nối giữa tài chính, nghệ thuật và công chúng, làm phong phú thêm trải nghiệm khách hàng.Tại "Giao lộ thế giới", VIB đã mở ra một chương mới trong lĩnh vực ngân hàng khi kết hợp nghệ thuật để truyền cảm hứng. Từ các sản phẩm tài chính, VIB đã chuyển hóa thành những tác phẩm nghệ thuật ý niệm độc đáo, đưa văn hóa Việt Nam vượt qua biên giới quốc gia.Từ tháng 12 đến 28.2.2025, VIB tặng khách hàng bộ tác phẩm "Trăm sông về biển lớn" với ba bộ: "Xuôi dòng", "Tụ hội" và "Sum vầy"."Xuôi dòng" tặng khách có tiền gửi từ 300 triệu đồng đến dưới 2 tỉ đồng, hoặc số dư bình quân tài khoản thanh toán (tài khoản thanh toán) từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng. "Tụ hội" dành cho người gửi từ 2 đến dưới 5 tỉ đồng, hoặc số dư tài khoản thanh toán từ 1 đến dưới 2,5 tỉ đồng. Với số tiền gửi từ 5 tỉ đồng hoặc số dư tài khoản thanh toán từ 2,5 tỉ đồng trở lên, người gửi sẽ được tặng tác phẩm "Sum vầy".Chi tiết xem tại đây
Sốc: Giá vàng nhẫn lên 75,5 triệu đồng/lượng
Với 2 nghệ sĩ mới được bổ sung vào, có tổng cộng 7 nghệ sĩ được tiếp nhận và nuôi dưỡng tại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè gồm: NSƯT Diệu Hiền, nghệ sĩ Ngọc Đáng, nghệ sĩ Lê Thị Tâm, nghệ sĩ Lê Hữu Sơn, nghệ sĩ Đặng Thị Xuân, nghệ sĩ Mạc Can và nghệ sĩ Huỳnh Thanh Trà.