Ngày sách và văn hóa đọc 2024: Kêu gọi đẩy lùi sách giả, sách lậu
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...Chuyên gia khí tượng: 'Cầu mưa được cho TP.HCM lúc này thì giống truyện thần thoại'
Đây là ca khúc "mở bát" Gala Nhạc Việt Tết 2025, chương trình nhạc xuân được ê kíp T Production sản xuất hàng năm. Noo Phước Thịnh bắt đầu tham gia Gala Nhạc Việt từ năm 2013 và đến nay đã góp mặt trong 11 số của chương trình. Anh đặc biệt ghi dấu ấn với 6 tiết mục mang chủ đề tết, gồm: Xuân ca (2013), Những ngày xuân rực rỡ (2016), Chúc Tết mọi nhà, Hạnh phúc xuân ngời (2017), Năm qua đã làm gì (2020), Về nhà thôi nhé (2024). Trong số đó, Năm qua đã làm gì được xem là "big hit" của Noo Phước Thịnh, được khán giả yêu thích bật nghe mỗi dịp Tết đến xuân về. Năm nay, với chủ đề Tết là nguồn cội, Gala Nhạc Việt đem lại không khí tết đậm chất truyền thống nhưng vẫn không kém phần hiện đại, với sự tham gia của hơn 50 văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam. Bài hát Khổ quá thì về mẹ nuôi được sáng tác bởi nhạc sĩ Phát Huy T4 (tên thật là Trương Đan Huy, sinh năm 2004 tại Quảng Ngãi), do ca sĩ Noo Phước Thịnh trình bày, là video music đầu tiên được Gala Nhạc Việt chọn ra mắt trên YouTube tối 7.1. Các tiết mục khác của chương trình sẽ chính thức trình làng từ 19 giờ ngày 22.1. Tiết mục Khổ quá thì về mẹ nuôi được dàn dựng mộc mạc, đơn giản với phần xuất hiện chính của Noo Phước Thịnh trên sân khấu cùng sự phụ diễn của nhạc sĩ Phát Huy T4 và vũ đoàn Bước Nhảy. Bài hát mang tiết tấu nhanh, với lời ca thể hiện tâm trạng của một người con đang cảm thấy lạc lõng, mệt mỏi giữa guồng quay công việc nơi thành phố xa hoa. Người con chỉ khao khát được trở về quê hương, nơi có cha mẹ đợi chờ và những điều bình dị, thân thuộc nhất. Phần kết của bài hát là lời nhắn nhủ từ người mẹ: không cần con mang tiền về, chỉ cần cả gia đình được đoàn tụ, sum vầy bên nhau.Noo Phước Thịnh chia sẻ, anh đã gắn bó với Gala Nhạc Việt hơn 10 năm, thể hiện nhiều thể loại ca khúc khác nhau, đặc biệt là những bài hát về mùa xuân đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. "Tôi đã thể hiện quá nhiều ca khúc xuân trước đây, nên chưa biết phải làm gì hay hát gì để tạo sự mới mẻ. Việc tìm một bài hát khiến tôi đặc biệt yêu thích cũng không hề dễ dàng. Nhưng rồi mọi thứ như một cái duyên, khi đến phút 90, tôi đã tìm thấy Khổ quá thì về mẹ nuôi, và vừa nghe qua bản demo, tôi đã khóc. Bài hát chạm đến cảm xúc của tôi rất nhiều", anh nói.Qua ca khúc, nam ca sĩ muốn gửi gắm thông điệp đến mọi người: "Tết này, hãy trở về bên gia đình, bởi dù cuộc sống có mệt mỏi và áp lực đến đâu, nhà vẫn luôn là nơi ấm áp nhất!"."Tôi hy vọng bài hát này, với giai điệu sâu lắng, sẽ chạm được đến trái tim của những ai đang băn khoăn giữa việc tiếp tục gồng gánh áp lực ở thành phố hay buông bỏ tất cả để trở về với gia đình...", Noo Phước Thịnh thổ lộ. Nam ca sĩ cũng bày tỏ rằng mỗi dịp xuân về, anh đều mong muốn được góp mặt trong một chương trình nghệ thuật hoành tráng để gặp gỡ và mang đến cho khán giả một mùa xuân tràn đầy niềm vui và hy vọng. Về những kế hoạch trong năm mới 2025, Noo Phước Thịnh không hứa hẹn nhiều mà chỉ tiết lộ sẽ có nhiều điều thú vị. Điều anh mong lúc này là khán giả sẽ ủng hộ "phát pháo" đầu tiên trong năm của anh với ca khúc Khổ quá thì về mẹ nuôi tại Gala Nhạc Việt.
‘Cánh chim lạ’ đưa CLB TP.HCM I bay cao, Phong Phú Hà Nam thắng trận vất vả
Khuyến khích: Nguyễn Ngọc Đỉnh – Anh Đào (Chi cục Thống kê TP.HCM - Công an Quận Tân Phú)
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, chính thức công bố những nội dung về môn thi lớp 10 và cách thức tuyển sinh lớp 6.Cụ thể, Sở GD-ĐT thông tin về việc lựa chọn môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và các tiêu chí xét tuyển THCS năm học 2025 - 2026 như sau:Thời gian thi: Ngày 6-7.6. Số môn thi, bài thi: ba môn thi gồm toán, ngữ văn (120 phút/môn), ngoại ngữ (90 phút).Thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT chuyên của thành phố phải dự thi môn thứ tư (môn chuyên) với thời gian 150 phút/môn. Mỗi môn chuyên có một đề thi riêng theo chương trình môn học cấp THCS, nội dung thi bảo đảm tuyển chọn được học sinh có năng khiếu về môn chuyên đó.Tiêu chí xét tuyển như sau:Tuyển sinh lớp 6 Trường THCS và THPT Trần Đại Nghĩa và một số trường THCS tại địa phương có thể thực hiện xét tuyển dựa trên kết hợp 2 tiêu chí gồm kết quả rèn luyện, học tập các năm học ở cấp tiểu học và kết quả khảo sát đánh giá năng lực. Trong đó, các trường THCS tại địa phương phải đáp ứng đồng thời 2 yêu cầu: Có số lượng thí sinh đăng ký vượt chỉ tiêu tuyển sinh trong những năm gần đây và được UBND TP.Thủ Đức, quận, huyện đề xuất.Các trường THCS còn lại thực hiện xét tuyển dựa trên kết quả rèn luyện, học tập ở cấp tiểu học và sử dụng dữ liệu từ bản đồ GIS phục vụ công tác phân bổ học sinh, trong đó khu vực tuyển sinh của các trường do UBND TP.Thủ Đức, quận, huyện quyết định theo tình hình thực tế tại địa phương.Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức, quận, huyện tổ chức triển khai đầy đủ đến các đơn vị và đảm bảo thông tin đến học sinh, phụ huynh học sinh.Đề cập đến phương thức tuyển sinh lớp 6, ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức, thông tin TP.Thủ Đức đề xuất giữ ổn định như năm trước. Trong đó, sẽ có 3 trường THCS xét tuyển học sinh lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực bao gồm: Trường THCS Trần Quốc Toản 1, Bình Thọ, Hoa Lư. Điều kiện dự tuyển là tất cả học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học có nguyện vọng vào học lớp 6 trên địa bàn TP.Thủ Đức, có điểm trung bình cuối năm môn toán, tiếng Việt đạt từ 9 trở lên. Học sinh dự khảo sát vào trường nào sẽ liên hệ nộp hồ sơ đăng ký tại trường đó và chỉ được đăng ký, nộp hồ sơ tại một trường THCS.Mỗi học sinh chỉ được đăng ký dự khảo sát đầu vào tại một trường (không có nguyện vọng khác), kết quả điểm khảo sát của trường đó không được lấy để xét tuyển vào 2 trường còn lại. Dự kiến kỳ khảo sát sẽ được Phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức tổ chức vào giữa tháng 6.2025 với thời gian 90 phút.Tương tự, tại quận 7, ông Đặng Nguyễn Thịnh, Trưởng phòng GD-ĐT quận này, cũng cho biết, trên cơ sở hướng dẫn của Sở GD-ĐT, năm học 2025-2026, phòng GD-ĐT sẽ tham mưu và đề xuất với UBND quận 7 tiếp tục thực hiện việc tuyển sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ bằng bài khảo sát đánh giá năng lực như năm học 2024-2025.Từ năm học 2024 - 2025, TP.HCM có 6 trường THCS thực hiện tuyển sinh lớp 6 bằng hình thức xét tuyển kết hợp bài khảo sát đánh giá năng lực gồm: Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa (Q.1); Trường THCS Trần Quốc Toản 1, Bình Thọ, Hoa Lư (TP.Thủ Đức); Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (Q.7); Trường THCS Nguyễn An Khương (H.Hóc Môn). Kỳ khảo sát vào lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa do Sở GD-ĐT thực hiện, 5 trường còn lại do phòng GD-ĐT các địa phương tổ chức.
Cựu học sinh trường chuyên lập kỷ lục châu Á về nâng tạ
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chợ Bình Tây nơi tập trung những sạp hàng bán bánh kẹo, mứt lớn nhất ở TP.HCM bà con kinh doanh và chuẩn bị cho tết năm nay thế nào?Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé chợ Bình Tây, thăm lại những sạp hàng bán bánh kẹo, mứt tết đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM nằm ở một góc chợ. Sạp nào cũng bài trí bắt mắt đủ các loại bánh mứt, đa dạng mẫu mã, giá cả nhưng khách mua thưa thớt.Bà Ứng Thị Liên (71 tuổi) là chủ sạp mứt tết, bánh kẹo có tuổi đời hơn nửa thế kỷ trong chợ này cùng nhân viên sắp xếp lại các quầy bánh sao cho đẹp mắt, thu hút khách mua. Tuy nhiên theo lời bà Liên, thời điểm này buôn bán ế hơn so với mọi năm."Bây giờ chưa tới tết, nhưng mấy năm trước vẫn có khách tới mua lai rai. Năm nay vắng vẻ, bữa được bữa không nên ai cũng rầu. Kinh tế khó khăn nên mọi người thắt chặt chi tiêu", nhìn khu chợ vắng khách, bà chủ thở dài.Thời điểm này, bà Liên đã đặt, nhập hàng chuẩn bị cho đợt cao điểm Tết Nguyên đán 2025. Tuy nhiên vì hồi hộp không biết tình hình buôn bán thế nào, nên kẹo, bánh mứt bà chủ nhập về giảm quá nửa so với những năm trước.Bà cho biết nếu như mọi năm có thể "mạnh dạn" nhập 500 kg hàng, năm nay chỉ có nhập 200 kg. Sau đó xem tình hình thế nào bà chủ tính tiếp về việc nhập hàng. Sạp bánh của bà Liên chủ yếu bán sỉ và lẻ cho người dân TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận, đặc biệt ở miền Tây."Giờ người ta đặt hàng qua mạng, rồi mình chuyển về. Nhưng giờ này đơn hàng khách đặt vẫn chưa nhiều. Không biết năm nay thế nào, năm ăn năm thua nên cũng không đoán được. Nhưng mình buôn bán, lúc nào cũng mong mọi việc suôn sẻ, làm ăn thuận lợi", bà Liên bày tỏ.Theo đó, các loại bánh kẹo ở cửa hàng này có giá dao động từ 70.000 đồng - 120.000 đồng/kg tùy loại. Có những loại giá rẻ hoặc đắt hơn tùy nhu cầu. Một số loại kẹo giá 70.000 - 80.000 đồng/bịch, mứt bí, khoai dao động 110.000 đồng/kg… Với kinh nghiệm của mình, bà chủ nói rằng khách chuộng hầu hết các loại bánh mứt, không thiên về một loại nào vì dịp tết họ mua mỗi thứ một ít cho đa dạng, đầy đủ. Kế bên sạp hàng bà Liên, một người bán hàng tại sạp bánh mứt Ba Tốt trong chợ Bình Tây, với thâm niên hơn 30 năm cũng cho biết năm nay buôn bán chậm, lượng hàng nhập về phục vụ cho tết cũng giảm hơn một nửa so với những năm trước đây."Nhìn chợ lúc này thấy ngán quá, không biết những ngày tới thế nào, như ván bài vậy, không biết ăn hay thua. Người ta giờ cũng hạn chế mua sắm, buôn bán không như hồi xưa nữa. Mình bán cái này mấy chục năm, có vắng khách thì cũng trụ lại chứ đâu làm được nghề gì khác. Chỉ mong ít ngày tới sẽ có sự thay đổi, buôn may bán đắt", chị chia sẻ.Tình hình buôn bán cuối năm khó khăn, sạp hàng của chị cũng bán theo dạng gối đầu, mua thiếu rồi trả sau, thanh toán trước hoặc sau Tết Nguyên đán nên chị cũng khá hồi hộp. Người này cho biết dù vắng hay đông khách, lúc nào chị cũng trang trí sạp hàng của mình sao cho bắt mắt nhất, đẹp nhất để tạo nên sức sống cho khu chợ cũng như thu hút khách mua.Ghé chợ Bình Tây mua đồ ăn, chị Thanh Hà (29 tuổi, ngụ Q.8) quyết định dạo quanh một vòng khu vực bán bánh kẹo, mứt tết tham quan. Tuy nhiên, chị chưa có ý định mua sắm vào thời điểm này.Mỗi lần ghé ở những quầy hàng này, chị đều cảm thấy thích thú vì bài trí bắt mắt, hấp dẫn. "Năm nào mình cũng cùng mẹ đi chợ mua bánh mứt. Hồi trước mua ê hề, chứ mấy năm nay, từ hồi dịch bệnh cũng bớt lại, chỉ mua vừa đủ xài thôi. Năm nay chắc gần tết mới mua. Nhà mình mua ở đây xưa giờ như một truyền thống, phần vì đa dạng, giá cả ổn, phần vì có không khí tết ở đây, khi mọi người đến đông đúc, nhộn nhịp. Giờ chưa có gì nên vắng khách, hơn 1 tháng nữa chắc đông. Nhắc tới đây thôi mà cũng thấy nôn tết quá chừng", cô gái chia sẻ.