Phục hồi trang trí nội thất Tả Vu - Đại nội Huế
Clip trích xuất camera hành trình ghi lại tại giao lộ Nguyễn Thái Học - Trần Hưng Đạo (quận 1, TP.HCM) vào khoảng 12 giờ ngày 19.2.2025. Tại thời điểm đó, 1 xe buýt, 2 xe ô tô và nhiều xe máy đã vô tình vượt đèn vàng, rồi sau đó là vượt đèn đỏ do không để ý tín hiệu đèn chuyển đột ngột. Trong khi đó, một số người nhìn lên đèn cũng vội vàng dừng lại, dù có người đã đi qua vạch.Liên quan sự việc này, đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ cho biết qua xác minh thì vào thời điểm xảy ra sự việc, đèn bị lỗi chương trình, có thể thiết bị không đồng bộ nên còn 15 giây đèn xanh đã chuyển sang vàng và đèn đỏ.Vì trụ đèn tín hiệu này kết nối trực tiếp về Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị nên đơn vị này đang phối hợp khắc phục. Đồng thời, đơn vị phụ trách đang rà soát lại tất cả các trụ đèn tín hiệu để khắc phục nếu có.Lãnh đạo một đội CSGT tại TP.HCM cho hay, trong clip, đèn tín hiệu chuyển màu đột ngột do lỗi nên CSGT sẽ không thổi phạt trực tiếp hay phạt nguội sau đó.Nhiều người dùng mạng xã hội cho rằng dạo này đèn tín hiệu giao thông hay lỗi. Một số người lo ngại, nếu không để ý vượt thì sợ bị phạt nguội, còn dừng xe gấp thì sợ người phía sau không xử lý kịp sẽ tông vào đuôi xe mình.Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến cho rằng, chưa có trường hợp nào bị CSGT phạt khi đèn bị lỗi nên người tham gia giao thông không phải sợ.Ngoài ra, những người vượt đèn trong clip đã có hình ảnh camera ghi lại sự việc, không cần quá lo lắng.Thông thường, khi trích xuất camera để xử lý vi phạm qua hình ảnh, CSGT sẽ xem hết một quá trình của hành vi để xác định người điều khiển xe có cố tình vi phạm hay không, có các yếu tố khách quan xung quanh tác động hay không... rồi mới gửi thông báo vi phạm về chủ phương tiện.Trên địa bàn TP.HCM hiện có 1.070 chốt đèn tín hiệu giao thông, gồm gần 800 chốt đèn hoạt động chế độ xanh vàng đỏ, hơn 250 chốt đèn hoạt động chế độ chớp vàng.Trong đó hơn 840 chốt đèn tín hiệu giao thông hoạt động độc lập, 227 chốt đèn hoạt động kết nối điều khiển tại Trung tâm điều khiển.Sở GTVT TP.HCM cho hay, trong quá trình hoạt động, có lúc vẫn xảy ra sự cố như: mất nguồn cung cấp điện, hư hỏng thiết bị tủ điều khiển, hư hỏng đèn... gây khó khăn cho người tham gia giao thông.Tập đoàn Tuần Châu ủng hộ 210 tỉ đồng cho Quỹ vắc xin phòng Covid-19
Chiều nay (20.2), HĐND TP.HCM khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Ngoài việc xem xét các tờ trình của UBND và thông qua các dự thảo nghị quyết, kỳ họp HĐND TP.HCM lần này tập trung vào công tác nhân sự. Dự kiến, các đại biểu sẽ bầu Chủ tịch UBND TP.HCM và một số chức danh khác thuộc bộ máy chính quyền TP.HCM.Trước đó, vào ngày 18.2, Quốc hội đã bầu ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội khóa 15.Đến chiều 19.2, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định, phân công ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy Long An tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng quyết định chỉ định ông Nguyễn Văn Được tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP.HCM; giới thiệu để bầu làm Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.Khi phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Văn Được cảm ơn Bộ Chính trị đã tin tưởng giao trọng trách mới. Ông nhìn nhận đây vừa là vinh dự lớn, vừa là trách nhiệm nặng nề.Tân Phó bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định sẽ cùng tập thể lãnh đạo đoàn kết, vượt qua thử thách để đưa thành phố phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số.Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cũng cho biết ông Nguyễn Văn Được xuất thân trong gia đình có truyền thống cách mạng, được đào tạo bài bản và từng kinh qua nhiều vị trí quan trọng.Ông Được là một cán bộ gương mẫu, sống chân thành, gần gũi với đồng chí, đồng nghiệp và người dân, đồng thời đã trải qua nhiều thử thách trong quá trình công tác.Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng nhấn mạnh rằng việc nhận nhiệm vụ mới là một vinh dự lớn, nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề đối với ông Nguyễn Văn Được. Đây cũng là cơ hội để ông Được phát huy năng lực, sở trường và đóng góp cho sự phát triển của TP.HCM.Về quá trình công tác, ông Nguyễn Văn Được (57 tuổi, quê tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị.Sự nghiệp của ông Nguyễn Văn Được gắn liền với nhiều vị trí quan trọng tại tỉnh Long An. Từ năm 1993 đến 2006, ông công tác tại Ban Quản lý ruộng đất tỉnh Long An. Sau đó, ông giữ các chức vụ như Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (2006 - 2007), Trưởng phòng TN-MT H.Thạnh Hóa (2007 - 2009), Phó giám đốc rồi Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An (2009 - 2013).Từ tháng 4.2013, ông làm Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh rồi sau đó làm Phó chủ tịch UBND tỉnh (2016 - 2019), Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy (2019 - 2020) và Bí thư Tỉnh ủy Long An từ tháng 10.2020.Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Được còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐND tỉnh Long An từ năm 2020. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng diễn ra vào ngày 30.1.2021, ông được bầu Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Thương hiệu điện thoại xa xỉ nào sẽ lên ngôi hậu kỷ nguyên 2G, 3G
Sáng 1.1, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh người mặc áo tài xế công nghệ ôm đầu vì bị hành hung trên đường, xung quanh 2 chiếc xe máy ngã xuống đất, người và xe qua lại rất đông. Theo nội dung đoạn clip được người đi đường quay lại, người đàn ông mặc áo xanh nước biển liên tục đánh người mặc áo tài xế công nghệ. Người mặc áo tài xế công nghệ chỉ biết nằm im ôm đầu chịu trận. Lúc này, một người khác cùng mặc áo tài xế công nghệ đã đến can ngăn, nhưng cũng bị người mặc áo xanh chỉ mặt đe dọa.Tiếp theo, khi tài xế nằm gục chưa thể đứng lên, một người phụ nữ lại tiếp tục 1 tay nắm cổ áo, 1 tay đấm vào vùng vai của người này. Cùng thời điểm, người đàn ông mặc áo xanh quay qua xô xát với 1 đôi nam nữ khác đứng gần đó.Chưa dừng lại, người phụ nữ tiếp tục dùng chân đạp lên đầu của nam tài xế kèm những tiếng chửi. Giao thông qua khu vực ùn ứ, nhiều người ngồi trên xe ngoái nhìn, nhưng trong đoạn clip không xuất hiện thêm ai can ngăn. Khoảng 1 giờ sau khi đăng tải, đoạn clip thu hút hơn 26.000 lượt xem, 600 lượt bình luận. Nhiều người tỏ ra bức xúc khi thấy cách hành xử hung hăng trên đường phố.Tài khoản Luong Trung Duong thở dài: "Lại nữa hả". Nicknam Duyên Lê viết: "Sao bao nhiêu người mà không ai gọi 113 lấy một cuộc, để tụi nó hành hung người ta dã man vậy?". Số đông khác thì đoán rằng chắc chắn cặp đôi sẽ được "mời lên phường"... "Hành vi đấm vào đầu, cổ... cố ý giết người", một người dùng mạng xã hội ngao ngán.Theo tìm hiểu của PV, sự việc xảy ra trên đường Lê Duẩn (P.Bến Nghé, Q.1), thuộc địa bàn đảm trách của Đội CSGT Bến Thành, thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM. Ngay sau khi clip được chia sẻ trên mạng xã hội, CSGT Bến Thành cùng Công an P.Bến Nghé đang vào cuộc xác minh, trích xuất các camera để xử lý vụ việc.
Ngày 9.3, anh Ndu Ha Biên, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cho biết trong Tháng Thanh niên 2025, đoàn viên, thanh niên các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh chung tay thực hiện nhiều công trình thiết thực hướng đến cộng đồng.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm đã xây dựng 5 công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn; bàn giao công trình thắp sáng đường quê dài 5km, giúp người dân đi lại thuận tiện và an toàn hơn vào ban đêm. Trao tặng 2 giếng nước sạch, cung cấp nguồn nước ổn định cho nhiều hộ gia đình; triển khai hệ thống camera giám sát môi trường và an ninh nhằm đảm bảo trật tự, an toàn trong khu dân cư...Bên cạnh đó, các cấp bộ đoàn đã tổ chức hơn 152 đợt ra quân vệ sinh môi trường, thành lập nhiều đội hình "Bình dân học vụ số" giúp người dân cập nhật thông tin, tham gia chính quyền số…Thanh niên chung tay trồng mới hơn 3.000 cây xanh, vận động hiến hơn 1.000 đơn vị máu gởi các bệnh viện phục vụ việc cứu người; đồng thời trao tặng hàng nghìn phần quà, học bổng, xe đạp cho học sinh nghèo, phát động phong trào gửi tiết kiệm vì người nghèo đã thu hút đông đảo thanh niên tham gia,Ngoài ra, tuổi trẻ Lâm Đồng còn thực hiện hơn 30 tuyến đường cờ thanh niên, các tuyến đường thanh niên tự quản theo tiêu chí Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, cùng nhiều công trình, phần việc khác. Đáng chú ý, các hoạt động này đã thu hút hơn 50.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia, với tổng giá trị làm lợi an sinh xã hội ước tính hơn 1,5 tỉ đồng.Anh Ndu Ha Biên chia sẻ, Tháng Thanh niên cũng là dịp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, là cơ hội để đoàn viên, thanh niên chung tay thực hiện những công trình thiết thực hướng đến cộng đồng và thực hiện thắng lợi Nghị quyết 36 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh.
Hệ thống Trường quốc tế Á Châu đạt kiểm định quốc tế CIS
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) giúp người dùng dễ dàng tạo ra một bài viết hay hình ảnh chỉ với vài dòng lệnh cơ bản. Nhằm giải quyết vấn đề gian lận công sức, một số công cụ được sinh ra với mục đích kiểm tra AI hay con người là tác giả thực sự của những sản phẩm số. Người dùng internet có thể dễ dàng tìm thấy các công cụ như vậy với những từ khóa đơn giản bằng bất kỳ ngôn ngữ nào trên Google. Rất nhiều trong số này cung cấp dịch vụ miễn phí, có thể kiểm tra AI mà không cần đăng ký tài khoản, nhận đánh giá cả văn bản lẫn hình ảnh hoặc tập tin dữ liệu. Tuy nhiên, chính công cụ dễ dàng tìm thấy trên mạng internet này dường như đang tạo ra một hình thức gian lận kết quả mới.Anh Quốc Thắng (TP.HCM) là một trong những nạn nhân của công cụ kiểm tra AI với ngay chính sản phẩm của mình. Người dùng này cho biết sau khi viết một nội dung dài hơn 5.000 chữ để phục vụ cho kế hoạch quảng cáo của doanh nghiệp, phía đối tác từ chối công sức của anh do một trang web cung cấp dịch vụ kiểm tra AI trả về kết quả khẳng định đây là một sản phẩm "được thực hiện bởi AI tới 99,64%".Không đồng ý với kết quả trên, anh Thắng tìm cách chứng minh sản phẩm là sức sáng tạo của mình bằng việc lấy nội dung khác đã xuất bản từ nhiều năm trước đó và đưa vào công cụ kiểm chứng. Kết quả do công cụ kiểm tra AI trên mạng trả về cũng cho thấy AI đã can thiệp rất sâu vào nội dung - điều hoàn toàn vô lý vì trí tuệ nhân tạo tạo sinh có khả năng viết lách như con người mới được công bố rộng rãi từ cuối năm 2022.Tương tự, anh Ngọc Quân - người kiểm duyệt nội dung của một công ty truyền thông tại Hà Nội cũng "gặp khó" để chứng minh các sản phẩm được nhân viên gửi lên là tự sản xuất hay có can thiệp bởi trí tuệ nhân tạo. Việc sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí ban đầu tiện dụng, nhưng anh Quân cho rằng "không thể tin tưởng được" sau vài lần tự kiểm chứng.Anh cho biết bản thân đã tự tạo ra nội dung nhưng khi kiểm tra AI bằng các công cụ khác nhau, dù có sai khác về tỷ lệ % "AI làm" thì kết quả phần lớn vẫn khẳng định đó là sản phẩm viết bởi trí tuệ nhân tạo. "Dường như nếu trong bài viết có sử dụng các đoạn phỏng vấn thì công cụ đánh giá có hành vi viết của con người. Còn lại nếu chỉ là diễn giải, dịch thuật... thì phần lớn sẽ bị 'kết tội' là AI", anh Ngọc Quân nhận xét.Theo thử nghiệm thực tế của Thanh Niên, tính chính xác trong quá trình kiểm tra AI của các công cụ trực tuyến là không đồng nhất và cũng thiếu căn cứ. Cụ thể, khi lấy một bài báo đã đăng vào tháng 9.2019, công cụ kiểm tra khẳng định 89% thông tin được dựng bởi AI. Một bài báo khác vào tháng 10.2020, kết quả là 92% AI. Đây đều là những con số không thể có thật bởi năm 2019 và 2020 chưa có trí tuệ nhân tạo tạo sinh nào có khả năng viết văn bản nhuần nhuyễn xuất hiện trên thị trường.Khi các kết quả đều có "nồng độ AI" cao bất thường, các website cung cấp dịch vụ kiểm tra AI đều kèm theo gợi ý để người dùng "hô biến" những văn bản nhập vào có nhiều chi tiết giống con người tạo ra hơn. Nhưng điều đáng nói là việc thêm và chỉnh sửa chi tiết "cho giống người thực hiện" lại được làm hoàn toàn bằng máy tính và các hệ thống thông minh học theo hành vi của con người (như AI).Bên cạnh đó, để sử dụng dịch vụ này, người dùng sẽ phải đăng ký tài khoản và trả những khoản tiền hàng chục USD tính theo gói số lượng chữ mà họ định sử dụng. Ví dụ, sẽ có gói 5.000 chữ, 10.000 chữ... giống như một tài khoản trả trước, và người dùng sẽ phải nạp thêm nếu dùng hết số lượng chữ được sửa lại. Điều này giống như một hình thức "moi tiền" của người dùng sau khi hù dọa, khiến họ phải tìm cách để xóa dấu vết AI trên sản phẩm ban đầu (dù tự viết hay có hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo).Dù vậy, trong số các công cụ miễn phí vẫn có một số đã đưa ra được kết quả đúng (ở mức tương đối về tỷ lệ % AI) nhiều lần liên tiếp ở các bài thử nghiệm ngẫu nhiên.