Quách Ngọc Tuyên: Xúc động vì được khán giả gọi là Tư Hậu sau 'Lật mặt 7'
Ngày 20.2, trước thông tin tại khu vực chăn nuôi heo của hộ chăn nuôi heo ở làng Thanh Niên lập nghiệp xã Phước Đại, H.Bác Ái (Ninh Thuận) xảy ra sự việc một con heo đen nặng khoảng 50 kg bị thú dữ ăn thịt, đại diện Chi cục kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, đơn vị cùng với công an xã Phước Đại đã đến hiện trường để kiểm tra ."Ngày 17, 18.2, đơn vị cùng với công an địa phương tiến hành kiểm tra hiện trường theo tin báo, phát hiện con heo đen bị vết cắn ngay cổ và mất phần nội tạng, nghi ngờ có thể con heo này bị chó cắn và cũng có thể là thú lớn ăn thịt. Còn chi tiết như thế nào thì phải có thẩm định chính thức vì chưa ai thấy hình ảnh là con gì", vị đại diện Chi cục kiểm lâm Ninh Thuận nói. Cũng theo vị đại diện Chi cục kiểm lâm này, nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân, Công an xã Phước Đại phối hợp các phòng chuyên môn của H.Bác Ái tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo người dân hạn chế các hoạt động trong rừng, ban đêm không đi vào rừng, gia cố chuồng trại, tăng cường thắp sáng để bảo vệ tài sản…Sáng cùng ngày, liên lạc qua điện thoại, đại diện Công an xã Phước Đại cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin, đơn vị có khuyến cáo để người dân đề phòng. Tuy nhiên, qua kiểm tra thì xác định con heo đen trên bị chó của các hộ dân nuôi thả rong gần đó tấn công, chứ không phải thú rừng. "Có người thấy con chó lai rất lớn (dạng chó lai becgie) cắn chứ không phải thú dữ tấn công như tin đồn", đại diện Công an xã Phước Đại cho biết.Long An: Xông vào nhà đánh người, bị đâm tử vong
0 giờ, ngày 20.1 (tức ngày 21 tháng Chạp) tại cổng chào Bình Dương (nằm trên quốc lộ 13), nơi giáp ranh tỉnh Bình Dương và TP.HCM nhóm tình nguyện viên đã có mặt để đón chờ những người về quê ăn tết bằng xe máy. Tại điểm hẹn, có mặt từ 6 – 8 tình nguyện viên tham gia. Đây đa phần là những "người con" của tỉnh Đắk Lắk đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Nhóm trưởng hỗ trợ về quê đêm 21 tháng Chạp lần này là Trần Văn Minh (20 tuổi, quê Đắk Lắk), đang làm công nhân ở Bình Dương. Nhiệm vụ trên hành trình của Minh là đi cùng, giúp đỡ, đảm bảo an toàn cho những người chạy xe máy đường dài. Rạng sáng cùng ngày, các thành viên nhóm của Minh đồng hành cùng 15 người đi xe máy, đang là sinh viên, người lao động ở TP.HCM. Hành trình này kéo dài khoảng 400 km, dọc quốc lộ 14, từ ranh giới TP.HCM – Bình Dương đến tận trung tâm TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Đến 2 giờ, hầu hết những người đăng ký từ khắp nơi đều có mặt, chuyến xe máy về quê ăn tết rạng sáng 21 tháng Chạp bắt đầu xuất phát. Anh Võ Trọng Lam (31 tuổi), điều hành chính của nhóm "Đi xe máy về Đắk Lắk" cho biết, đây là ngày thứ 2 nhóm "Đi xe máy về Đắk Lắk" đưa người về quê ăn tết. Trước đó, vào ngày 19.1 (tức 20 tháng Chạp) nhóm đã đồng hành cùng 30 người đi xe máy về đến quê an toàn. Anh Lam chia sẻ, mỗi năm đến gần tết, nhóm tình nguyện viên quê ở Đắk Lắk đều lên kế hoạch đưa người về quê ăn tết. Các thành viên này thường chạy xe máy về quê, sau đó nãy ra ý tưởng sẽ giúp những người khác cùng nhau đi an toàn. Đa phần người được hỗ trợ là phụ nữ, người tay lái yếu đi xe máy một mình. Chưa kể, người không có điều kiện về quê cũng được chở miễn phí bằng xe máy. Ở đây, nhóm đồng hương sẽ đi cùng, tạo cảm giác thân quen, không đơn độc cho người về quê trong những ngày sát tết. Từ đầu tháng 12, Lam bắt đầu thông báo lên Fanpage cho những người cần "bạn đồng hành" khi về quê biết đến. Sau đó, nhóm nhận đăng ký, ngày về và phân bổ tình nguyện viên hỗ trợ. Sau 2 tuần thông báo, lượng người đăng ký ngày càng đông. Lam phải đóng bớt các cổng để các thành viên đăng ký trước được ưu tiên và hạn chế số lượng."Các thành viên sẽ đi cùng với mọi người trong 8 ngày, từ 20 - 28 tháng Chạp. Hễ ai đăng ký, đạt số lượng nhất định nhóm sẽ hẹn giờ và khởi hành", Lam chia sẻ.Để đảm bảo an toàn suốt hành trình, Lam đặt ra quy tắc phải đi đúng luật giao thông. Chạy chậm khi vào khu dân cư, không dàn hàng và nghỉ ngơi đúng giờ trước khi khởi hành. Hành trình di chuyển khoảng 10 tiếng, chia làm nhiều chặn, đi được 100 km sẽ nghỉ một lần. Thời gian nghỉ tùy thuộc vào sức khoẻ và quảng đường cụ thể. Trên đường đi, các tình nguyện viên sẽ dẫn đầu và "khóa đuôi" đoàn xe ở phía sau nhằm đảm bảo qua sát được hết những thành viên khi lái xe. Chưa kể, đây chỉ là việc giúp nhau về quê ăn tết nên suốt hành trình nếu xe bị hư, hoặc sự cố nào đó sẽ luôn có người giúp đỡ. Anh Lam thông tin, trong những ngày đầu, lượng người về quê bằng xe máy còn khá ít. Tuy nhiên, vào những ngày 25 – 28 tháng Chạp sẽ là cao điểm của nhóm khi đưa người về quê. Số lượng thành viên đăng ký về mỗi ngày đã vượt con số 200 xe máy. Tổng lượt đăng ký về lên hơn 500 người cùng về. "Đến trưa 21 tháng Chạp, đoàn hỗ trợ về quê cũng đã đến điểm cuối cùng ở TP.Buôn Ma Thuột, kết thúc hành trình trong ngày thứ 2. Những lúc này, chỉ cần thấy tin nhắn của những người đi chung đoàn thông báo đã về đến nhà an toàn tôi đều cảm thấy rất vui. Cũng như những năm qua, mọi người trên đường khi thấy chúng tôi chạy về đều nói đã thấy tết gần đến rồi", Lam bày tỏ.Còn Minh trước kia từng được nhóm đồng hương Đắk Lắk hỗ trợ đưa về quê bằng xe máy cách đây nhiều năm. Sau đó, Minh quay lại cùng nhóm để giúp đỡ những người đi xe máy mỗi khi tết đến. Lần này, Minh đưa mọi người về quê, sau đó trở lại Bình Dương làm việc. Đến ngày nghỉ tết chính thức, một lần nữa Minh vừa về nhà vừa giúp thêm người khác về quê ăn tết cùng gia đình. "Khi được giúp đỡ, đồng hành cùng mọi người về đến quê an toàn là tôi vui lắm. Trên hành trình tôi như được ăn tết cùng mọi người. Từng chặn nghỉ, rồi chạy dọc quốc lộ như có gì đó gắn kết tình người, tình đồng hương lại với nhau trong những ngày tết đến này", Minh cho biết.Vừa về đến nhà ở H.Ea H'Leo (Đắk Lắk) lúc 15 giờ 30, Dương Thị Thuỳ Trang Trường CĐ Y dược Hồng Đức, lập tức nhắn tin vào nhóm thông báo về đến nhà an toàn và cảm ơn mọi người. Trang cho biết vài ngày trước dự định chọn xe khách về nhà. Thế nhưng, khi biết được nhóm đồng hương này đã cùng bạn đăng ký tham gia. "Đây là năm đầu tiên tôi về quê ăn tết bằng xe máy. Dù cảm thấy mệt nhưng với tôi đây là một hành trình khá thú vị. Bởi mọi người vui vẻ hòa đồng, nhiệt tình. Điều này làm tôi gạt bỏ đi lo lắng trong suốt hành trình. Nó giống như đi phượt vậy, cho bản thân trải nghiệm khó quên trên hành trình về quê đón tết", Trang chia sẻ và nói thêm rằng dự định năm sau sẽ tiếp tục hành trình này. Để cảm nhận rõ hơn, trên mỗi cung đường cảnh quê hương trong những ngày cận tết thật đẹp.
Điều gì khiến chàng thạc sĩ kinh tế Bao Phương Vinh 'quay xe' chơi billiards chuyên nghiệp?
Tại chợ hoa lớn nhất TP.HCM trên đường Hồ Thị Kỷ (Q.10), trước vía Thần Tài khoảng 1-2 ngày, hoa đồng tiền "chiếm sóng" các tiệm. Trong đó, hoa màu đỏ, vàng được các tiểu thương nhập số lượng lớn, có nơi bán lẻ một ngày hơn 1.000 bông. Theo dân gian, thờ cúng vía Thần Tài giúp mang lại thịnh vượng cho gia đình, đặc biệt là trong hoạt động làm ăn, buôn bán. Khảo sát khách hàng tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ, mọi người cho rằng "cắm hoa đồng tiền trong ngày vía Thần Tài thì sẽ có tiền", đồng nghĩa với hi vọng một năm làm ăn may mắn, phát tài. Sáng ngày 6.2, tức mùng 9 tháng giêng, tại các tiệm hoa sỉ, lẻ ở chợ Hồ Thị Kỷ tiểu thương tất bật chuẩn bị hoa đồng tiền bán cho khách hàng. Những giỏ đồng tiền đủ màu sắc được ưu tiên đặt ra phía trước, khách hàng nối tiếp nhau đến hỏi mua về cắm gian thờ Thần Tài ngày mai. Chị Thanh (59 tuổi, ở Q.10) có mặt ở chợ từ sáng sớm. Dạo một vòng chợ hoa Hồ Thị Kỷ chật kín người, chị mua được một bó 20 hoa đồng tiền màu đỏ tại một tiệm bán sỉ với giá 150.000 đồng. "Tôi mua hoa trước về sửa soạn cắm để mai cúng vía Thần Tài. Năm nay hoa đồng tiền hơi đắt, tết tôi mua 20 bông giá chỉ 70.000 đồng", chị nói. Tuy đắt hơn gấp đôi nhưng chị Thanh cho rằng quan trọng là bản thân thấy ưng ý. Chị vẫn thấy vui vẻ vì hoa đồng tiền hợp cắm trong ngày vía Thần Tài, hi vọng một năm mới làm ăn phát tài. Cũng lựa hoa từ sáng sớm, bà Hạnh (ở Q.10) cho biết thích lựa một bó hoa đồng tiền đủ màu rực rỡ về cúng Thần Tài. "Tôi làm ăn buôn bán thì luôn mong muốn có tiền, vì thế thích cắm hoa đồng tiền để cả năm có nhiều tiền, tài lộc", bà Hạnh nói rồi chốt mua bó hoa 10 bông đủ màu kèm lá phát tài giá 120.000 đồng. Anh Trần Ngọc Tiến (tiệm hoa tươi Thành Đạt) ở chợ Hồ Thị Kỷ thốt lên: "Giá cả hoa đồng tiền dịp vía Thần tài năm nay tăng quá mạnh. Ngày thường giá chỉ 30.000-40.000 đồng/bó 20 bông. Hôm nay tôi mua sỉ loại đẹp giá hoa màu đỏ lên đến 250.000 đồng/bó, và từ 180.000-200.000 các màu khác".Sáng nay, anh Tiến cũng vừa làm 5 chậu hoa đồng tiền cho khách đặt khai trương với tổng 600 bông đồng tiền. Cộng thêm số hoa bán lẻ, anh cho biết hôm 6.2 đã bán được hơn 1.000 bông đồng tiền.Cũng vì nhu cầu tăng cao nên dịp vía Thần Tài, bà Nguyễn Thị Mỹ Hoa (64 tuổi) mua sỉ hoa đồng tiền về bán lẻ phục vụ khách mua về cúng. Hơn 10 năm nay, ngày thường và Hoa chỉ bán bông sự kiện, bán online. Bà Hoa nói, riêng năm nay bông đồng tiền đắt hơn mọi năm. Giá hôm mùng 9 tháng giêng bà mua sỉ là từ 200.000- 220.000 đồng/bó 20 cây. Hoa màu đỏ và vàng đắt hơn các màu khác. Người dân quan niệm 2 màu sắc đó tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. "Đầu năm, ngoài cúng thần tài, các cửa tiệm kinh doanh lớn cũng mua hoa đồng tiền về cúng hoặc chưng nhân ngày khai trương vì quan niệm cho rằng loài hoa này giúp gia chủ phát tài phát lộc trong năm mới nên cũng là nguyên nhân khiến giá hoa đắt hơn", bà nói thêm. Hoa sỉ mua về, bà Hoa dùng cây tăm dài cắm vào từng đài hoa rồi dùng băng keo cố định để giữ cành hoa cứng cáp, chắc chắn. Hoa đồng tiền thân rỗng, yếu nên cần thay nước thường xuyên hoặc dùng thêm dung dịch dưỡng hoa pha vào nước giữ cho tươi lâu. Ngoài ra, bà còn bó 5 bông đồng tiền đủ màu kèm lá phát tài, bán 70.000 đồng/bó. Tùy kích thước và màu sắc, bà còn bán lẻ với giá từ 15.0000-20.000 đồng/bông.Cách chỗ của bà Hoa không xa là tiệm của chị Quyên (39 tuổi) cũng tràn ngập hoa đồng tiền màu đỏ, vàng. Chị cho biết, ngoài các dịp lễ lớn như ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày lễ tình nhân... thì dịp vía Thần Tài cũng đắt khách hơn nên tranh thủ nhập hoa đồng tiền bán thêm. Tiệm của chị Quyên chủ yếu bán lẻ, giá 15.000 đồng/bông. Ngoài hoa đồng tiền, dịp vía Thần Tài năm nay, người dân cũng chọn mua các loại hoa có màu đỏ như lay ơn, giá khoảng 50.000 đồng/bó hay hoa hướng dương, giá 80.000 đồng bó.
Võ cổ truyền Bình Định ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ, bồi đắp, nâng tầm, võ cổ truyền Bình Định ngày một phát triển. Năm 2012, Bộ VH-TT-DL đã ghi danh võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2013, UBND tỉnh Bình Định quyết định thành lập Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định nhằm tạo mọi điều kiện pháp lý để giao lưu, trao đổi các dòng võ cổ truyền trong nước và quốc tế.
Cần Thơ: Thực hiện 204 công trình có ích trong chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè
Với thành tích này, có thể thấy văn học Việt Nam đang từng bước vươn ra thế giới, theo những chính sách bài bản, hợp lý thay vì mang tính cá nhân cũng như rời rạc trước đây.