Đăng ký nguyện vọng lớp 10 TP.HCM: Những trường nào có điểm chuẩn cao nhất?
Những ngày giáp Tết Nguyên đán luôn là khoảng thời gian đông vui nhất, nao nức nhất. Người người, nhà nhà hối hả ngược xuôi lo những công việc còn dang dở cho kịp xong xuôi trước giao thừa, người tới chợ lá dong lo mua lá gói bánh, người ghé chợ mua những món ăn truyền thống để chuẩn bị cúng kiếng ông bà tổ tiên. Thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh, giáo viên mỹ thuật Trường THCS Tân Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM, mặc áo dài, hòa mình trong không khí hối hả của giáp tết, ghi lại bộ ảnh đẹp độc đáo.Thầy Nguyễn Tuấn Anh cho hay bản thân mình muốn chọn chủ đề "tết về quê" bởi "về quê" chính là trở về cội nguồn, truyền thống nhất. Truyền thống không chỉ là hình ảnh những tà áo dài ở những hội thi trang trí hoa mai, hoa đào, gói bánh chưng, bánh tét... Và vẻ đẹp không chỉ nằm ở những bộ ảnh được "check in" ở những nơi sang chảnh, mà ở ngay những nơi quen thuộc - ngôi chợ."Tôi đã nhận ra vẻ đẹp độc đáo của chợ truyền thống, đặc biệt trong những ngày giáp tết. Những hàng quà bày bán ở mỗi chợ tiêu biểu cho mỗi vùng miền. Như chợ lá dong trên đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn giao với đường Phạm Văn Hai, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM hay còn gọi là ngã ba Ông Tạ, mấy chục năm qua, cứ mỗi độ tết đến lại tấp nập với cảnh mua bán lá dong phục vụ người dân gói bánh chưng tết. Mặc dù được gọi là chợ, song nơi này rất đặc biệt, khi một năm chỉ họp một lần duy nhất vào những ngày cận Tết Nguyên đán, từ ngày 21 đến 28 tết. Chợ bắt đầu tấp nập người mua bán từ khoảng 5 giờ sáng cho đến tối khuya trong các ngày họp chợ", thầy Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.Trong bộ ảnh tết của mình, thầy giáo Tuấn Anh còn chụp nhiều tấm ở chợ Bà Hoa, quận Tân Bình - ngôi chợ từ lâu đã trở thành một điểm đến quen thuộc với những người con miền Trung xa quê. Trong những ngày giáp tết, ngôi chợ này luôn nhộn nhịp cảnh người bán, người mua từ sáng sớm đến tận tối. Những gian hàng thường ngày chỉ bán mì Quảng, cao lầu, bánh tráng, bánh thuẫn… thì nay có thêm bánh tét, bánh chưng, những cây bánh in vàng rực để cúng bàn Phật, hay những cây bánh ngũ sắc để cúng ông, bà, tổ tiên.Theo giáo viên mỹ thuật tại TP.HCM, chợ tết từ xưa đến nay không chỉ là nơi để trao đổi buôn bán mà còn là một bức tranh tái hiện văn hóa màu sắc bao đời của người Việt. Chợ tết khơi gợi những kỷ niệm xưa cũ cho thế hệ ông bà bố mẹ và giáo dục cho con trẻ những giá trị truyền thống. "Tôi muốn lưu lại những khoảnh khắc đẹp ngày xuân trong chợ tết. Chợ tết ở một phương diện nào đó là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Nét văn hóa ấy có thể ẩn trong phương cách đi chợ, có thể ẩn trong hàng hóa, trong tâm thức người đến chợ. Và hơn hết là được chứng kiến sự thân tình, hòa nhã, sự chân chất, mộc mạc của cả người bán và người mua. Bởi thế, những phiên chợ tết vẫn luôn là một phần quan trọng trong không gian văn hóa tết Việt", thầy Nguyễn Tuấn Anh bộc bạch.“Maradona mới“: Một gánh nặng cần được… đổ đi!
Trong video của ê kíp chương trình cung cấp, nữ diễn viên 74 tuổi phải ngồi xe lăn, ho liên tục, khuôn mặt lộ vẻ đau đớn, thậm chí có lúc nôn ói. Ê kíp ngay lập tức mời bác sĩ tới kiểm tra và sau đó bà được chuyển đến cơ sở y tế để chăm sóc. Trong thời gian này, bà vẫn tiếp tục bị nôn ói, chóng mặt. "Minh tinh không tuổi" cho biết có thể trong thời điểm ghi hình bà đã hít phải bụi xây dựng, từ quá trình trang trí xe buýt của chương trình, khiến bản thân bị dị ứng. Dưới bài viết của Sohu, nhiều người hâm mộ Lưu Hiểu Khánh bày tỏ sự lo lắng cho tình trạng sức khỏe của thần tượng.Dù sức khỏe không tốt nhưng Lưu Hiểu Khánh vẫn nhất quyết quay trở lại trường quay sau nửa ngày điều trị. Sự chuyên nghiệp và tận tâm của bà khi làm việc khiến nhiều người khen ngợi. Trong lĩnh vực giải trí, các nghệ sĩ cũng thường xuyên phải làm việc trong môi trường phức tạp như tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, đạo cụ nguy hiểm; quay cảnh hành động, cháy nổ... Môi trường làm việc này thường tiềm ẩn nhiều yếu tố gây hại như bụi, khí độc hại, tai nạn… Sau sự việc của Lưu Hiểu Khánh, nhiều trang tin Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về việc tăng cường giám sát môi trường làm việc, nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho nghệ sĩ, người lao động.
Dập dịch tin giả - Kỳ 3: Loại bỏ những thông tin ‘một nửa sự thật’
Tham dự chương trình có ông Huỳnh Vĩnh Ái, Chủ tịch Hiệp hội Paralympic Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL; ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM; ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam; ông Trần Xuân Điền, Phó trưởng ban Dân vận Thành ủy TP.HCM...
Hoạt động tặng quà tết là sự kiện thường niên đầy ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Với phương châm "Tất cả đoàn viên, người lao động đều có tết", sự kiện này mang lại niềm vui và ấm áp cho mọi gia đình. Đây không chỉ là món quà vật chất mà còn là sự động viên tinh thần, khích lệ mọi người vượt qua khó khăn. Ngày 16.1, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã tham dự chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" với công nhân viên chức, người lao động Hải Phòng. Cùng dự có Phó chủ tịch thường trực Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương.Phát biểu tại chương trình, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn gửi lời chúc tết tới công nhân, viên chức, người lao động Hải Phòng; đồng thời biểu dương chính quyền và tổ chức công đoàn thành phố trong những năm qua, đặc biệt là năm 2024 đã luôn quan tâm đến đời sống cán bộ công chức, viên chức, người lao động.Tại chương trình, Phó thủ tướng cùng lãnh đạo TP.Hải Phòng, Tổng LĐLĐ Việt Nam trao đại diện 100 suất quà tết tặng công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn thành phố.Dịp tết nguyên đán năm nay, UBND TP.Hải Phòng dành 10 tỉ đồng tặng 5.000 suất quà cho người lao động, các cấp công đoàn thành phố phối hợp với người sử dụng lao động chi tiền thưởng tết, sử dụng kinh phí, đoàn phí công đoàn chăm lo cho công nhân lao động, nhất là công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí là trên 1.850 tỉ đồng. Nguồn kinh phí chăm lo tết cho người lao động năm nay tăng 40% so với năm trước.Cùng ngày, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng ông Nguyễn Đức Thịnh, Trưởng ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã đến thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân lao động, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Yên.Từ nguồn quỹ xã hội LĐLĐ tỉnh, nguồn tài chính công đoàn và các nguồn vận động, các cấp công đoàn tỉnh Phú Yên đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động, ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trong dịp lễ, tết, Tháng Công nhân năm 2024, với hơn 49.500 suất quà, trị giá hơn 12,8 tỉ đồng.Qua hơn 1 tháng phát động, Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" năm 2025 đã nhận được sự ủng hộ của 27 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, với 969 suất quà, tổng số tiền 777 triệu đồng.Tại chương trình, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo tỉnh Phú Yên và đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trao 200 suất quà tết, mỗi suất gồm 1 triệu đồng tiền mặt cùng túi quà trị giá 300.000 đồng cho đoàn viên, người lao động.Trong sáng nay 16.1, thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đã đến trao quà tết tại Hà Tĩnh. Cùng tham dự buổi làm việc và trao quà tết có ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Dịp này, đoàn công tác tặng 200 suất quà cho gia đình chính sách, 200 suất quà cho gia đình nghèo, 200 suất quà cho gia đình công nhân gặp hoàn cảnh khó khăn ở Hà Tĩnh.Trước đó, ngày 15.1, tại Ninh Thuận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Phó chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương đã thăm, tặng quà 200 công nhân, người lao động làm việc tại Khu công nghiệp Du Long (H.Thuận Bắc).Gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể công nhân, lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh hy vọng những suất quà sẽ là nguồn động viên giúp anh chị em công nhân, lao động đón tết vui vẻ, đầm ấm. Bà Thanh mong muốn đội ngũ công nhân, lao động tiếp tục là lực lượng đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, tham gia với chủ doanh nghiệp trong lao động sản xuất, xây dựng mối quan hệ hài hòa, tiến bộ...
Công bố 10 sự kiện, hoạt động công đoàn nổi bật năm 2023
Ngày đầu tiên trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh TP.HCM trong không khí vui vẻ và đầy màu sắc.Tại Trường tiểu học Phan Văn Trị (quận 1, TP.HCM), hoạt động chào năm mới đã được tổ chức tại sân trường và trong từng lớp học. Lớp tổ chức các hoạt động tập thể dưới sân trường, lớp sinh hoạt trên tinh thần vui học, cùng nhau đố vui có thưởng…Bên cạnh trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào dịp năm mới, thầy Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, tặng mỗi học sinh một cây bút chì và chia sẻ câu chuyện vì sao bút chì trở nên có ý nghĩa. Thầy hiệu trưởng giải thích: "Với cây bút chì trong tay, kiến trúc sư sẽ có bản vẽ đẹp, nhà văn có tác phẩm hay, nhạc sĩ sẽ có bản nhạc. Tuy nhiên cây bút chì cần phải được chuốt gọt, bào từng lớp vỏ mới trở nên có ích. Bài học này cũng chính dành cho các con, cần phải cố gắng, nỗ lực, chịu khó mỗi ngày để trở thành cây bút chì hữu ích".Ngày đầu năm mới là thời điểm mà bất kỳ thầy cô giáo nào cũng muốn mang đến cho học sinh của mình một không khí vui tươi và tinh thần quyết tâm để có khởi đầu đầy ý nghĩa, nhất là với học sinh cuối cấp, như lớp 9.Thạc sĩ Trần Nguyễn Tuấn Huy, tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THCS Trần Bội Cơ (Q.5), đã gửi lời chúc đầu năm mới đến học trò, mong rằng các em luôn mạnh khỏe, cố gắng tiến bộ và đạt được mục tiêu trên chặng đường phía trước. Trong tiết dạy đầu năm, thầy Tuấn Huy tổ chức hoạt động mang tên "Thông điệp cho chính mình". Mỗi học sinh viết ra mục tiêu cá nhân và một lời động viên chính mình như một khởi đầu đầy khí thế cho năm mới. Ngoài ra, không thể thiếu hoạt động "Lì xì động lực" với một chút lộc nho nhỏ cùng với những câu danh ngôn truyền cảm hứng trong mỗi phong bao đỏ để giúp các em có thêm tinh thần phấn đấu, quyết tâm và niềm tin cho hành trình chinh phục kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sắp tới.Ngày đi học trở lại của học sinh lớp 12A11 Trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11) sau những ngày du xuân thật vui, ý nghĩa và đong đầy cảm xúc. Các em cùng trao cho nhau những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp bằng thơ, vè, bài hát; chia sẻ cho nhau nghe những câu chuyện trải nghiệm ngày tết bên gia đình, người thân, những nơi đến tham quan, du lịch.Hấp dẫn và sôi động nhất là tiết mục "xé túi mù - bốc lì xì may mắn" với những phong bao lì xì mệnh giá 50.000, 100.000, 200.000, 500.000 đồng. Mỗi em đều có cơ hội nhận lì xì may mắn từ thầy chủ nhiệm. Các em rất phấn khởi và háo hức tham gia. Một mùa xuân mới bắt đầu từ nụ cười hạnh phúc của thầy và trò với ước vọng gặt hái nhiều thành công mới.Trong tiết học hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, thầy trò cùng nhau ôn lại những giá trị văn hóa ngày tết truyền thống, tự hào và gìn giữ nét đẹp văn hóa quê hương Việt Nam.Những ngày xuân ý nghĩa đang dần khép lại, một năm mới với những kỳ vọng mới đang đón chờ ở phía trước. Dư vị ngọt ngào của những ngày tết lại thôi thúc mỗi học trò cùng nỗ lực học tập bằng cả cái tâm, gặt hái những thành tích mới để tiếp tục ngóng chờ "nàng xuân" trở lại. Thầy Phạm Lê Thanh tặng học trò câu thư pháp "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" để nhắc nhở các em luôn phải giữ lửa nhiệt huyết học tập, làm việc gì cũng phải đặt chữ tâm lên hàng đầu. "Các em hãy sống đàng hoàng, thẳng thắn, khỏe mạnh, thoải mái, hạnh phúc và trách nhiệm. Cuộc đời của các em là do các em lựa chọn vì thế hãy mạnh dạn, cố gắng học tập để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai", thầy Thanh căn dặn học trò trong ngày đi học đầu tiên sau kỳ nghỉ tết.