Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam hợp tác với OCB đẩy mạnh sản phẩm tài chính
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.Nhiều ô tô Kia, Mazda tại Việt Nam tăng giá bán từ tháng 5.2024
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền.
Chỉ đạo mới nhất của UBND TP.HCM sau khi lãnh đạo Apax Leaders bị bắt
Khoảng chục ngày nay, phố đồ trang trí tết trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Q.5, TP.HCM) rực rỡ sắc màu, tấp nập người qua lại. Đây là điểm sắm đồ trang trí tết lý tưởng không chỉ thu hút người dân TP mà người dân các tỉnh lân cận cũng tìm đến mỗi dịp cuối năm.Dọc đoạn đường 300 m, các cửa hàng nằm sát nhau nổi bật lên giữa màn đêm bởi sắc đỏ, vàng rực rỡ của đủ loại đồ trang trí tết. Dãy phố có đủ mặt hàng, đủ mức giá khác nhau, giá dao động từ vài ngàn đến vài trăm ngàn hay tiền triệu cũng có, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. "Lạc trôi" cùng em gái tìm mua đồ về trang trí tết, chị Thuận (Việt kiều Đức) mê mẩn ngắm nhìn từng món một, cầm trên tay chiếc liễn treo tết, chị lại cầm xem chiếc quạt, hình thần tài... vừa trầm trồ như bị "thôi miên", thỉnh thoảng người em gái phải kéo tay chị đi lựa tiếp.Ánh mắt rưng rưng, chị xúc động nói: "Thực sự rất ngạc nhiên, tại vì nó rất là đẹp. Nó rất là đẹp, rất là truyền thống. Chị không phải ở Việt Nam, chị ở Đức về nên nhìn cảnh này không biết diễn tả thế nào luôn. Ở đây tấp nập, không khí kiểu tết nhộn nhịp thật sự chỉ có thấy đẹp thôi. Xúc động, nhiều cảm xúc lắm".Vừa chia sẻ xong, nữ Việt kiều lại nhìn từng món đồ, nhìn cả dãy phố rực ánh đèn như để lưu tất cả những hình ảnh này vào tâm trí.Ngập chìm trong những món đồ trang trí nhỏ xinh, chị Nguyễn Thị Mỹ Loan (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - "khách ruột" của con đường này cho hay, chị thường đến đây mua đồ trang trí vào các dịp trong năm. Với các cửa hàng liền kề, đa dạng mẫu mã, giá cả, chị Loan có thể thoải mái chọn món mình ưng ý nhất mà không tốn nhiều thời gian di chuyển."Tôi thấy mẫu mã năm nay hiện đại hơn, cập nhật đúng xu hướng nhưng giá cũng cao hơn nhiều so với mọi năm", vị khách trẻ nhận xét.Theo ghi nhận, năm nay, những vật dụng trang trí tết xưa bằng chất liệu gỗ, tre… cũng được bày bán khiến không khí tết ngập tràn cả khu phố.Dọc các cửa hàng, pháo, hoa đào, hoa mai bằng nhựa, câu đối tết, quạt, câu đối, hình thần tài, bao lì xì… được bày bán với đủ kích thước. Các chủ cửa hàng cho hay, hình thần tài lắc đầu được nhiều khách ưa chuộng.Chị Lê Thị Bèo (48 tuổi, quê An Giang) lên bán hàng phụ em trai từ đầu tháng chạp cho hay, hầu như cửa hàng nào cũng tương đối đầy đủ các mặt hàng: thần tài, liễn, quạt, câu đối... mặt hàng nào cũng có khách hỏi mua. Tùy kích thước... mỗi loại có những mức giá khác nhau. Theo chị Bèo, khách đến đây tìm mua đồ trang trí tết chủ yếu từ 8 - 10 giờ sáng và chiều từ 16 giờ đổ về tối muộn. "Khách năm nay không tấp nập bằng những năm trước, có thể vì kinh khó khăn hơn. Tôi dự kiến bán tới 26 tháng chạp rồi về quê dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đón tết. Còn cửa hàng em trai vẫn mở tới giao thừa", chị chia sẻ.Theo khảo sát, nhiều chủ cửa hàng cho hay mặt hàng năm nay đa dạng hơn về mẫu mã, giá cả không chênh lệch nhiều. Anh Dũng, chủ cửa hàng mở gần 20 năm trên đường này cho biết, theo xu hướng mua sắm, năm nay một lượng khách chuyển qua mua online nên khách đến trực tiếp vắng hơn. Nổi tiếng là nơi bán đồ trang trí theo mùa, cửa hàng của anh Dũng phần lớn là khách sỉ. "Khách lẻ khoảng từ 20 tháng chạp đổ đi mới tới mua nhiều", anh nói.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 27.2 ở Bắc Kinh, người phát ngôn Ngô Khiêm xác nhận đang lên kế hoạch và sắp xếp sơ bộ cho hoạt động đối thoại quân sự Mỹ-Trung trong tương lai gần, theo Tân Hoa xã.Ông Ngô Khiêm cho biết thông tin chính thức sẽ được công bố vào thời điểm cụ thể và bày tỏ hy vọng quan hệ quân sự Mỹ-Trung sẽ có khởi đầu tốt đẹp và tiếp tục phát triển trong thời gian tới.Đó là câu trả lời của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc về câu hỏi liệu Bắc Kinh có cảm thấy lo ngại rằng sự thay đổi nhân sự vừa diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự Mỹ có thể gây ảnh hưởng quan hệ ở khía cạnh này giữa hai nước hay không.Lần tiếp xúc công khai gần đây nhất giữa giới chức quân đội cấp cao song phương là vào tháng 9.2024, khi các tư lệnh chịu trách nhiệm cho các sứ mệnh ở Biển Đông đã trao đổi qua điện đàm.Trong một diễn biến khác, cuộc gặp Mỹ-Nga đã được tổ chức ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 27.2 trong nỗ lực khôi phục quan hệ song phương.AFP đưa tin cuộc gặp được tổ chức tại nơi ở của Tổng lãnh sự Mỹ và diễn ra theo sau cuộc đối thoại cấp cao ở Riyadh (Ả Rập Xê Út) hôm 18.2.Cả hai bên đều không tiết lộ tên tuổi cụ thể những thành viên tham gia, nhưng TASS cho hay phái đoàn Nga bao gồm các đại diện của bộ ngoại giao.Cuộc gặp ở Istanbul nhằm mục tiêu bình thường hóa công tác của các phái bộ ngoại giao song phương, sau khi hai nước tuyên bố trục xuất viên chức sứ quán của nhau dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
'Nếu nữ sinh được chọn con đường các em yêu thích, cả xã hội sẽ được lợi'
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.