Làm việc, ứng xử thế nào khi sếp nhỏ tuổi hơn?
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.Người dân có quyền kiểm tra máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ của CSGT?
Thông qua trang cá nhân, Trấn Thành chia sẻ thông tin phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ vừa có thêm kỷ lục mới. Tác phẩm do chồng Hari Won làm đạo diễn tiếp tục nối dài chuỗi thành tích ấn tượng khi trở thành phim Việt có doanh thu trong ngày cao nhất mọi thời đại (41 tỉ đồng). Tính đến hiện tại, phim đã vượt ngưỡng 200 tỉ đồng, liên tục dẫn đầu phòng vé từ khi ra rạp vào mùng 1 Tết Nguyên đán. Đi kèm loạt thành tích “khủng”, Bộ tứ báo thủ cũng đối diện với nhiều ý kiến trái chiều. Liên quan đến vụ việc, Trấn Thành thẳng thắn chia sẻ: “Chuyện khán giả khen hay chê một bộ phim, hợp gu người này, không hợp gu người kia với tôi là chuyện hết sức bình thường. Khán giả bỏ tiền ra mua vé xem phim thì khán giả được toàn quyền nhận xét về dịch vụ họ vừa được cung cấp”. Là một nhà làm phim, Trấn Thành nói anh luôn sẵn sàng đón nhận và lắng nghe mọi ý kiến đóng góp từ khán giả bằng tâm thế “khen cũng nghe và cảm ơn, chê cũng nghe để rút kinh nghiệm”. Tuy nhiên, nam đạo diễn mong mọi người nhận xét bộ phim dưới góc nhìn khách quan và công tâm. Anh bày tỏ: “Thú thật là mấy hôm nay rộ lên một số bài cố tình nhận xét tiêu cực về phim, tôi cũng khá buồn”. Trấn Thành chia sẻ ngay từ đầu, anh định hướng thực hiện Bộ tứ báo thủ theo phong cách trẻ trung, nhẹ nhàng để phù hợp với việc cả gia đình có thể đến xem phim tết một cách thoải mái, ra khỏi rạp không phải nặng đầu suy nghĩ về những điều phức tạp hay xót xa. “Nhưng có lẽ , vì cái “đô” của 3 bộ phim trước làm quý vị quá ấn tượng, nên làm “đô” nhẹ nhẹ thì có quá nhiều phản ứng trái chiều. Tôi cũng không biết phải nói làm sao”, anh chia sẻ quan điểm.Trong bài viết, Trấn thành nhắn nhủ: “Mong quý vị hãy xem bộ phim với tâm lý tận hưởng, thưởng thức 1 bộ phim đáng yêu ngày tết chứ đừng đặt nó lên bàn cân rồi so sánh, mổ xẻ nó với các tác phẩm trước, vì rõ ràng Bộ tứ báo thủ là một thể loại phim hoàn toàn khác với 3 bộ trước đây”. Đạo diễn phim cho rằng dù trước đó, dự án được quảng bá là “vui banh nóc”, song anh tin Bộ tứ báo thủ làm tốt hơn vai trò của một bộ phim hài. Anh khẳng định tác phẩm đã được đầu tư trong từng khâu chứ không hề lơ là hay khinh suất. “Và quan trọng, dù là hài kịch hay chính luận, tôi vẫn muốn đề cao giá trị tư tưởng và thông điệp chủ đạo sau mỗi tác phẩm mình làm để góp phần lan truyền được năng lượng yêu thương và tích cực đến với cộng đồng và xã hội.Cuối bài viết, Trấn Thành cho biết những góp ý của khán giả sẽ được anh ghi nhận và làm tốt hơn ở những tác phẩm tiếp theo. Nam đạo diễn nhắn nhủ: “Mong quý vị đón nhận Bộ tứ báo thủ một cách nhẹ nhàng, khách quan và công tâm. Và chúng ta khoan vội tin vào 1-2 review, hãy ra rạp tự trải nghiệm nếu quý vị muốn xem nó. Vì không ai nhận xét đúng về 1 bộ phim bằng chính quý vị đâu”.
Henry Kissinger và cuộc đời chính trị
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.
Chiều 1.3, chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên năm 2025 tiếp tục diễn ra tại Trường THPT Hai Bà Trưng (TP.Huế) với sự tham dự của hàng nghìn học sinh (HS) trên địa bàn TP.Huế. Chương trình do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP.Huế tổ chức, được tường thuật trực tuyến trên nhiều kênh của Báo Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên với sự hỗ trợ đường truyền internet tốc độ cao của VNPT Huế.Trong hàng nghìn HS của TP.Huế tham dự chương trình, có gần 100 HS đến từ Trường THPT dân tộc nội trú TP.Huế. Đây là những học sinh quê ở huyện miền núi A Lưới xa nhà, xuống miền xuôi để theo học chương trình THPT. Em A Lieng Thảo (lớp 12, Trường THPT dân tộc nội trú TP.Huế) cho biết từ nhiều ngày trước, khi có thông tin tham gia chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức, Thảo và các bạn đã rất hào hứng. "Bởi lẽ khi đến với chương trình, em có cơ hội tìm hiểu nhiều thông tin bổ ích và định hướng được trường đại học mà em sẽ theo học sau này", Thảo nói.Kể về ước mơ trở thành giáo viên dạy văn, Thảo cho biết gia cảnh khó khăn nên từ bé Thảo đã ý thức được rằng "muốn thoát cảnh nghèo khó, chỉ còn cách đi học"."Từ bé, lúc tập viết, em đã ước mơ làm giáo viên. Đến nay, sau chuỗi ngày vượt khó rời núi để đeo theo con chữ, em vẫn giữ ước mơ đó. Tham dự chương trình Tư vấn mùa thi, sau khi được tư vấn, em quyết định sẽ theo học tại Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế", Thảo tâm sự.Rời khỏi gian hàng tư vấn của Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, Thảo nói: "Ước mơ của em sẽ quay về quê hương để gieo con chữ ở vùng cao và truyền lửa cho các em nhỏ sau này rằng: Chỉ có học mới có thể thoát nghèo khó", Thảo thổ lộ.Lớn lên giữa núi rừng H.A Lưới, trước điều kiện khám chữa bệnh vẫn còn khó khăn, em Nguyễn Khánh Minh Ánh (lớp 12, Trường THPT dân tộc nội trú TP.Huế) nuôi ước mơ trở thành bác sĩ để mong một ngày nào đó không xa sẽ trở về quê chữa bệnh, cứu người."Thời gian qua, em đã nỗ lực rất nhiều trong học tập để thực hiện ước mơ đặt chân vào Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế. Hôm nay được các anh chị tư vấn viên giới thiệu tường tận mô hình bộ phận cơ thể người khiến đam mê trong em lại trỗi dậy mạnh mẽ. Em sẽ cố gắng thật nhiều để thi đậu vào trường và theo nghiệp y", Minh Ánh tâm sự.Kể về những ngày xa nhà xuống phố để học THPT, em Hồ Thị Lan Anh (lớp 12, Trường THPT dân tộc nội trú TP.Huế) cho biết trước khi rời núi đi học, ba mẹ Lan Anh đã rất tự hào về cô con gái. Bởi lẽ, trong số các anh em thì duy nhất Lan Anh đã nỗ lực rất nhiều để theo học tại TP.Huế."Ngày em đi học dưới thành phố, em có nói với ba mẹ sẽ cố gắng học tập thật tốt để theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên mầm non. Chỉ còn vài tháng nữa, em hy vọng sẽ thực hiện được ước mơ đó để ba mẹ vui. Em nghĩ rằng chỉ có học mới có cơ hội thoát khỏi nghèo khó", Lan Anh xúc động.
Văn hóa công sở: Gen Z tìm việc vì lương hay vì đam mê?
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền trên thế giới chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu mạnh là tỉnh mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh quản lý ở khu vực, cơ sở đó."Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay", GS Trần Ngọc Đường nói.*Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện - một cấp chính quyền địa phương, có thuận lợi và khó khăn gì?GS Trần Ngọc Đường: Để đánh giá lợi, hại của việc bỏ cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đồng thời để thực hiện cho tốt chủ trương này bởi lâu nay chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).Nhưng bước đầu tôi cho rằng, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển.Thứ nữa, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều khi công nghệ thông tin phát triển.Tuy nhiên, việc này bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý Nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không?Những nghi ngại này là từ thực tiễn và phải giải quyết. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt về việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian quận, huyện.*Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc phân cấp, phân quyền?- Nếu bỏ cấp trung gian cấp huyện sẽ bỏ được việc phân cấp, phân quyền qua cấp huyện mà sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường.*Với định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, theo ông nên tiến hành theo hướng thế nào là phù hợp khi cả nước hiện nay có 63 tỉnh, thành?- Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa mà sẽ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn.Trước đây có thời kỳ chúng ta chỉ có 38 tỉnh, thành thôi nhưng có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng - có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.*Khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì nên tính toán như thế nào, khi hiện nay các tiêu chí sáp nhập đơn vị hành chính chỉ là dân số và diện tích?Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh, thành sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra vùng lủng củng.*Theo ông, thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh chưa?Thời điểm này đã là chín muồi, nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi nhập được bộ máy của T.Ư tốt, rồi chính quyền địa phương tốt thì làm bài bản chứ không làm theo ý muốn chủ quan được.Thời gian qua có ý kiến cho rằng việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, vấn đề tinh giản bộ máy, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người mà những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích con người rất phức tạp nên phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.Hiện nay không biết T.Ư chuẩn bị đến đâu nhưng quyết tâm của Đảng, Nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng. Như vậy, phải có cơ sở trước để bước vào có thể thực hiện được.