Bắt gần 100 tấn nhôm phế liệu xuất lậu
Vóc dáng Skoda Kodiaq khá tương đồng với Volkswagen Tiguan Allspace, đây cũng là điều dễ hiểu khi cả hai dùng chung một nền tảng khung gầm.Không khí tết đến muộn
Ngày 8.3, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức chương trình "Tháng 3 biên giới" năm 2025 tại Đồn biên phòng Cát Khánh (H.Phù Cát, Bình Định).Theo anh Phạm Hồng Hiệp, Phó bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Định, "Tháng 3 biên giới" là chương trình mang ý nghĩa đặc biệt do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phát động, tổ chức vào dịp tháng 3 hằng năm với các phong trào tình nguyện, hoạt động đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ với cán bộ, chiến sĩ và thanh thiếu nhi đang sinh sống, học tập, làm việc nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Qua đó, góp phần phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, củng cố nền an ninh - quốc phòng vững chắc."Chương trình "Tháng 3 biên giới" là dịp để tuổi trẻ tỉnh Bình Định phát huy truyền thống vẻ vang của tổ chức Đoàn, Hội và các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cống hiến hết mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh", anh Hiệp nhấn mạnh.Tại chương trình, đông đảo đoàn viên, thanh niên ra quân làm sạch bãi biển, thực hiện công trình vườn dừa thanh niên, thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng... Đồng thời, khánh thành công trình thanh niên đường cờ Tổ quốc và trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân, trao tặng sân chơi Kim Đồng cho thiếu nhi Trường tiểu học Cát Khánh.Em Nguyễn Mai Hằng, đoàn viên Trường THPT Cát Thành (H.Phù Cát) cho biết, em rất vui khi tham gia thu gom rác làm sạch bãi biển. "Đây là hoạt động bổ ích, giúp tạo cảnh quan sạch, đẹp tại khu vực biên giới", em Hằng nói.Dịp này, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Định đã trao tặng 20 suất quà cho học sinh, con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi; trao tặng 8 suất quà cho các chiến sĩ đang thực hiện nghĩa vụ và tặng 2 bản đồ Việt Nam cùng 1 công trình vườn dừa thanh niên cho Đồn biên phòng Cát Khánh.
Những thỏi 'nam châm' mới giúp châu Á hút đầu tư
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 14.3.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Ngày thống nhất đất nước đã sắp tròn 50 năm, và để kỷ niệm sự kiện trọng đại này, một màn xếp hình nghệ thuật hoành tráng đang được hợp luyện.Hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội) đã tham gia, tái hiện những khoảnh khắc lịch sử đầy tự hào. Đặc biệt, sự xuất hiện của lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cùng những tiết mục diễu binh, múa súng đã tạo điểm nhấn mạnh mẽ. Dù vất vả luyện tập trong điều kiện khắc nghiệt, nhưng tất cả đều quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, mang đến màn trình diễn ấn tượng nhất.Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, gộp các xã – những đề xuất đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Nhưng một câu hỏi đặt ra: Sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, chúng ta có phải làm lại các loại giấy tờ như sổ đỏ, thẻ căn cước hay không? Câu trả lời là không bắt buộc. Tuy nhiên, sẽ có một số thay đổi liên quan đến địa chỉ trên giấy tờ.Theo quy định mới, sổ đỏ, thẻ căn cước vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi hết thời hạn. Người dân chỉ cần đổi giấy tờ khi có nhu cầu hoặc muốn cập nhật địa chỉ mới. Đặc biệt, nếu đổi căn cước do thay đổi địa chỉ hành chính, người dân không phải nộp lệ phí.Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại vụ việc được cho là xảy ra tại một siêu thị ở Hà Nội vào chiều 12.3. Một người mẹ đã thẳng tay tát nhân viên bán hàng sau khi con trai bị nghi ngờ trộm cắp.Theo hình ảnh từ đoạn camera an ninh tại quầy thu ngân cho thấy, người mẹ và nữ nhân viên siêu thị lớn tiếng tranh cãi. Người phụ nữ bức xúc và yêu cầu kiểm tra camera và trả tiền cho món đồ mà con trai mình đã lấy.Phía nhân viên khẳng định đã tận tay bắt được đứa trẻ lấy đồ, nhưng sau đó bé đã để lại. Sau một hồi đôi co, người mẹ mất bình tĩnh, lớn tiếng quát tháo và bất ngờ tát mạnh vào mặt nhân viên siêu thị, khiến nhiều người xung quanh sững sờ.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 15.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.
Theo đó, Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM cần bám sát chủ đề trọng tâm của thành phố: Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai Nghị quyết số 98 của Quốc hội, giải quyết cơ bản những vướng mắc, tồn đọng của thành phố gồm 8 nhiệm vụ trọng tâm.Trong đó, Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM được yêu cầu đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ, đảm bảo 98% hồ sơ được giải quyết đúng thời hạn, giảm thiểu tình trạng hồ sơ trễ hạn. Đặc biệt tại các chi nhánh có tỷ lệ hồ sơ trễ cao. Đề cao trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ, viên chức phụ trách hồ sơ; minh bạch hóa quy trình xử lý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp chậm trễ, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Đây là tiêu chí quan trọng để nâng cao điểm cải cách hành chính của Sở trong năm 2025.Tập trung tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý hồ sơ đất đai. Hệ thống thông tin đất đai (VBDLIS) cần được hoàn thiện, đảm bảo kết nối đồng bộ giữa các chi nhánh và Văn phòng đăng ký đất đai thành phố. Toàn bộ quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ phải được thực hiện trên cổng dịch vụ công thành phố. Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM cần đặc biệt quan tâm đến việc triển khai đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, cần đảm bảo việc tích hợp, đồng bộ dữ liệu đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ công tác quản lý đất đai, giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, hiệu quả và thuận tiện hơn cho người dân và doanh nghiệp.Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) cho người mua nhà trong các dự án phát triển nhà ở đủ điều kiện trong năm 2025. Cần tập trung giải quyết dứt điểm các hồ sơ tồn đọng, đặc biệt là những hồ sơ phức tạp kéo dài qua nhiều năm. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ cần được tăng cường để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy trình hoặc nhũng nhiễu người dân.Tiếp tục rà soát, xây dựng và đề xuất quy trình nội bộ đối với các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM. Các quy trình này cần đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và thuận tiện trong triển khai. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, đôn đốc và giải quyết phản ánh, kiến nghị từ người dân và doanh nghiệp đúng thời hạn, tránh tình trạng chậm trễ.Tiếp tục thực hiện luật Đất đai 2024, trong đó đặc biệt chú trọng các nội dung mới trong thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu (thay đổi thẩm quyền cấp), đăng ký biến động, thế chấp và các quy định liên quan đến quản lý, sử dụng đất. Tập trung đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức, đảm bảo mỗi cán bộ, viên chức đều có đủ năng lực, bản lĩnh để thực hiện tốt nhiệm vụ.Đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. Cần tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề để chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn chung. Các Chi nhánh hoạt động hiệu quả cần đóng vai trò đầu mối, hướng dẫn và hỗ trợ các đơn vị còn yếu kém. Việc trao đổi kinh nghiệm không chỉ giúp cải thiện năng suất lao động mà còn nâng cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trong toàn hệ thống.Phát huy tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong thực thi nhiệm vụ. Mỗi cán bộ, viên chức cần đặt lợi ích của người dân và doanh nghiệp lên hàng đầu, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ với tinh thần tận tụy, công tâm và minh bạch. Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM cần xây dựng cơ chế kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu, làm chậm trễ tiến độ giải quyết hồ sơ.
Cặp vợ chồng tái hôn 101 lần từng được vào sách 'Kỷ lục thế giới Guinness'
Chị Lê Thị Thanh Thủy (37 tuổi), làm việc tại Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết có 3 con đang học ở ba cấp học là: mẫu giáo, tiểu học, THPT. Mỗi năm, tiền học phí cho 3 con là hơn 3 triệu đồng. "Số tiền ấy có thể không quá lớn với nhiều người. Nhưng lớn với gia đình tôi cũng như những người đang có thu nhập thấp. Vậy nên khi nghe thông tin bắt đầu từ đầu năm học mới 2025-2026, học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên cả nước được miễn học phí, tôi rất mừng", chị Thủy tâm sự.Không riêng gì chị Thủy, hầu hết phụ huynh có con đang theo học tại các trường công lập trên cả nước đều chung niềm hân hoan, phấn khởi với thông tin trên."Tôi vui lắm khi con được miễn học phí", chị Huỳnh Thị Xoan (32 tuổi), phụ huynh có con học tại Trường THCS Châu Văn Liêm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nói.Theo chị Xoan, hàng tháng, chi phí cho con học thêm ngoại ngữ, kỹ năng, các môn thể thao… tốn khá nhiều. Chính vì thế, được miễn học phí giúp gia đình chị vơi đi một nỗi lo. "Khi không phải đóng học phí nữa, số tiền ấy giúp tôi trang trải cuộc sống, tiết kiệm thêm một khoản chi tiêu", chị Xoan chia sẻ.Chị Nguyễn Thị Tố Oanh (37 tuổi, ngụ ở hẻm 107 Tôn Đức Thắng, Q.Đống Đa, Hà Nội), kể công việc hiện tại làm hộ lý ở một bệnh viện với mức lương chưa đến 5 triệu đồng/tháng. Thu nhập không cao, một mình nuôi con, nên học phí là "gánh nặng có thật"."Nếu tính cả học phí cùng những khoản khác thì hàng năm phải tốn số tiền rất nhiều. Khi được miễn học phí, tôi cảm thấy được chia sẻ, an ủi", chị Oanh nói.Anh Hoàng Phú Thanh Bình (34 tuổi), làm việc tại Khu công nghệ cao TP.HCM, cho rằng việc miễn học phí là sự quan tâm đầu tư của Bộ Chính trị đối với giáo dục. Và đó là món quà đầy ý nghĩa và vô cùng thiết thực cho toàn bộ học sinh các trường công lập trên cả nước. Từ đó giúp nhiều gia đình, đặc biệt là những trường hợp còn khó khăn trong cuộc sống, thu nhập bấp bênh đỡ nghĩ đến chuyện "tiền đâu lo chuyện học cho con".Có những trường hợp là vợ chồng trẻ đã từng trì hoãn kế hoạch sinh thêm con cũng "mở cờ trong bụng", khấp khởi vui mừng."Hai vợ chồng có thu nhập không cao, nên ngần ngại chuyện sinh thêm con. Vì lo không có tiền nuôi con ăn học. Nhưng giờ thì đã tự tin hơn rồi, bởi chuyện học phí của con không còn phải lo đến nữa", anh Nguyễn Văn Thành (31 tuổi), làm việc Công ty TNH Chinli Mỹ Phước (TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nói.Thầy giáo Nguyễn Hoàng Chung, Trường THPT Lê Thánh Tông (tỉnh Gia Lai), cho rằng miễn học phí cho học sinh công lập là chủ trương rất nhân văn. Những phụ huynh là công nhân, nông dân, không có việc làm ổn định, có cuộc sống còn chật vật sẽ "đỡ đau đầu" trong chuyện lo học phí cho con. Quyết định này cũng đã thật chia sẻ gánh nặng đối với những gia đình nhiều con. Và mọi học sinh ở khắp cả nước có cơ hội học tập bình đẳng, không phân biệt xuất thân từ gia đình giàu hay nghèo. Cũng theo ông Chung, những ngày qua, ông được phụ huynh chia sẻ rằng cảm thấy rất "ấm lòng" với thông tin trên. Em Đào Thị Thanh Tuyền, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (H.Phú Tân, tỉnh An Giang), cho biết: "Nhiều khi thấy ba mẹ lo học phí mà rất thương. Nên khi đọc được thông tin trên các báo về việc từ năm học sau được miễn học phí, em và ba mẹ có thêm niềm vui. Những lo toan của ba mẹ vào đầu mỗi năm học sẽ không còn nữa. Ba mẹ đỡ gánh nặng phải lo tiền học cho em và một người em đang học lớp 7".Chị Hà Mỹ Thanh (32 tuổi), phụ huynh học sinh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cho rằng: "Mong là các trường sẽ không có quá nhiều khoản "phụ phí" (các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục – PV). Có như vậy thì tin vui kia mới trọn vẹn. Chứ miễn học phí mà các trường yêu cầu phụ huynh đóng hàng loạt khoản này khoản kia thì phụ huynh cũng... đau đầu".