Trao tiền bạn đọc giúp các hoàn cảnh khó khăn
Trong một sự kiện chia sẻ về chiến lược điện hoá, ông Koji Sugita - Tổng giám đốc Honda Việt Nam cho biết hãng này đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt 30% sản lượng xe thuần điện (EV) và xe điện hydro (FCEV) trên toàn cầu và đạt 100% vào năm 2040 - đạt mục tiêu trung hòa carbon (Net Zero) vào năm 2050. Chia sẻ lần này của Honda Việt Nam chỉ làm rõ hơn lộ trình chuyển đổi điện khí hoá. Trước đó, vào năm 2022, hãng này cũng đã chia sẻ về mục tiêu đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050 với tất cả sản phẩm bán ra nhờ đẩy mạnh quá trình điện khí hoá.Để “giảm sốc” cho quá trình này, ông Koji Sugita cho biết xe hybrid (HEV) sẽ là nhân tố quan trọng và vô cùng hiệu quả giúp Honda đạt mục tiêu sớm mà không cần đầu tư quá nhiều cũng như ảnh hưởng tới xu hướng, thói quen sử dụng xe của khách hàng. Như vậy cùng với người đồng hương Toyota, Honda tiếp tục là hãng xe kiên định với nhận định xe hybrid mới là dòng xe thực sự quan trọng trong tương lai gần tại Việt Nam.Thực tế, mục tiêu này cũng khớp với lộ trình chuyển đổi xanh của Việt Nam từng được công bố vào năm 2022 khi từng bước hạn chế tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu các phương tiện dùng nhiên liệu hoá thạch vào năm 2040 và đạt 100% phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh vào năm 2050. Tuy nhiên, so với thế giới, nhiều nước bắt đầu cấm bán từ 2025 (Nauy) hay 2035 (EU) mục tiêu của Việt Nam vẫn còn có phần chậm rãi.Có không ít ý kiến cho rằng những hãng xe không có hạ tầng sạc điện như Honda chuyển đổi hoàn toàn sang dòng xe này là tự đánh rơi “chén cơm” của mình vì đây là yếu tố tiên quyết của đại bộ phận người mua xe điện quyết định rót hầu bao. Bỏ qua yếu tố đây là xu hướng phải theo vì nếu sau 2040 các hãng còn sản xuất xe xăng sẽ tự làm thu nhỏ thị trường của chính mình thì liệu Honda EV có khả thi tại thị trường Việt Nam?Nhờ sự mạnh tay của Vinfast, Việt Nam đã có quá trình chuyển đổi xanh nhanh chưa từng có, có thể thấy bằng mắt thường từ dung lượng thị trường tới thị hiếu, quan điểm của người tiêu dùng cho tới số lượng hãng xe tiếp cận mới. Tuy nhiên, hầu hết các hãng xe điện ngoài Vinfast đều đang chỉ có doanh số “tượng trưng” dù mẫu mã đa dạng thậm chí còn đẹp hơn nhưng chỉ tiếp cận được một lượng nhỏ người tiêu dùng mua xe phụ và có không gian rộng rãi để sạc tại nhà.Vậy rõ ràng là kế hoạch chỉ bán xe điện của Honda là không khả thi?Không! Bởi Honda còn tới khoảng 20 năm nữa để trù bị cho kế hoạch này, đây là khoảng thời gian khá dài để làm được mọi thứ nếu hãng muốn đầu tư. Tuy nhiên, có vẻ như Honda và các hãng xe còn lại sẽ không mạo hiểm vào bài toán đầu tư trạm sạc mà trông chờ vào các nhà cung cấp thứ 3 bởi nếu dung lượng thị trường đủ lớn, đầu tư cơ sở hạ tầng cho xe điện cũng là “món ngon” của bất kỳ nhà đầu tư nào có sẵn kinh nghiệm.Được biết, tại Việt Nam hiện có khoảng 10 đơn vị cung cấp trạm sạc độc lập nhưng mới hoạt động cầm chừng với hơn 100 điểm sạc con số này là quá nhỏ ngay cả với nhu cầu của số lượng xe điện “ngoài Vinfast” đang lăn bánh. Tuy nhiên, với xu hướng đẩy mạnh bán xe điện tại Việt Nam hiện nay của các thương hiệu xe lớn đặc biệt là người hàng xóm Trung Quốc, tương lai không xa con số này có thể tăng mạnh, hướng tới khả năng “phủ xanh” trạm sạc tại Việt Nam. Tất cả chỉ nằm ở “dung lượng thị trường đủ lớn”.Vậy nếu dung lượng thị trường không đủ lớn để các công ty trạm sạc độc lập hay cá nhân đầu tư trạm sạc thì sao?Điều này rất khó xảy ra giống như việc các hãng xe không sản xuất xe điện bởi chỉ 1-2 thập kỷ nữa các nước trong đó có Việt Nam đều sẽ đóng sập cửa với xe xăng buộc quá trình chuyển đổi này phải diễn ra. Lúc này nếu bạn muốn mua một chiếc xe mới sẽ không có hãng nào bán xe xăng cho bạn và ngược lại thì nếu Honda muốn bán xe xăng cũng không có thị trường lớn nào tiếp nhận.Và ngay cả khi nếu đến thời điểm đó các hệ thống trạm sạc độc lập vẫn quá ít thì tin vui là nhiều khả năng Vinfast đã mở khóa cho các hãng xe còn lại dùng chung. Bởi theo chia sẻ trước đó của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, việc cho các hãng xe khác dùng chung trạm sạc đã nằm trong tính toán của công ty nhưng sẽ khoảng 10 năm nữa. Ngoài ra, công ty V-GREEN do ông Vượng bỏ tiền túi đầu tư đầu năm nay cũng đang hướng đến mục tiêu phát triển 150.000 cổng sạc trên cả nước bằng mô hình “trạm sạc toàn dân” cũng có kế hoạch cân nhắc cho các hãng khác dùng chung trạm sau khoảng 5 năm vận hành.Lúc này cuộc chiến xe điện sẽ cân bằng hơn, các thương hiệu có lượng khách hàng trung thành như Honda sẽ có nhiều cơ hội hơn đẩy nhanh thị phần xe điện dù đi sau. Chưa kể, xe hybrid sẽ là dòng xe giúp hãng này duy trì doanh số ổn định trước xu hướng thoái trào của xe xăng trong thập kỷ tới.Người Thái 'cuồng' xe điện Toyota từng 'nhá hàng' tại Việt Nam
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.
Nỗi đau con gái mắc bệnh hiếm, người mẹ 17 năm chăm sóc: 'Nguyện xuống tóc nếu…'
Theo Business Insider, startup AI non trẻ mang tên DeepSeek đến từ Trung Quốc đã gây chấn động làng công nghệ, theo đó, ứng dụng của họ vượt mặt cả ChatGPT của OpenAI để chiếm lĩnh vị trí số 1 trên bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí của App Store.Thành công này đến chỉ vài ngày sau khi DeepSeek ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) R1, một sản phẩm được đánh giá là có khả năng sánh ngang, thậm chí vượt trội hơn các mô hình AI hàng đầu hiện nay của Google, Meta và OpenAI. Điều đáng nói là DeepSeek đã đạt được những thành tựu ấn tượng này với nguồn lực hạn chế hơn nhiều so với các đối thủ Mỹ.Trong khi các 'gã khổng lồ' công nghệ Mỹ đổ hàng trăm tỉ USD vào việc mua sắm chip và dữ liệu cao cấp, DeepSeek lại chọn một hướng đi khác. Họ tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu quả sử dụng chip H800 của Nvidia, một phiên bản có tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn so với chip H100 do các lệnh trừng phạt của Mỹ.Theo tiết lộ của DeepSeek, họ chỉ mất khoảng 6 triệu USD để xây dựng và huấn luyện mô hình V3, một con số 'khiêm tốn' so với chi phí mà các công ty Mỹ phải bỏ ra.Sự trỗi dậy của DeepSeek đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho tham vọng thống trị lĩnh vực AI của Mỹ. Việc một startup Trung Quốc có thể tạo ra những mô hình AI tiên tiến với chi phí thấp hơn đang đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của việc đầu tư chi phí với quy mô lớn vào AI.'Cú hích' này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi DeepSeek vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng App Store, vượt qua cả ChatGPT - ứng dụng đang được coi là biểu tượng cho sự phát triển của AI tại Mỹ.Liệu DeepSeek có thể duy trì vị thế dẫn đầu này? Các 'ông lớn' công nghệ Mỹ sẽ phản ứng như thế nào trước sự 'đe dọa' mới này? Cuộc đua AI toàn cầu đang ngày càng trở nên gay cấn và khó đoán hơn bao giờ hết.
Để giúp các ngoại binh hòa nhập với văn hóa Việt Nam, CLB Thang Long Warriors còn tổ chức những buổi đi chơi, giải trí, khám phá văn hóa. Bên cạnh tài chơi bóng, Sameen Swint cũng tạo ấn tượng tốt với người hâm mộ bởi sự thân thiện, dễ mến...
BayoTech Vietnam tài trợ cho giải chạy Bước chân ươm mầm xanh 2023
Phút 64, Supachok Sarachat bất ngờ có bàn nâng tỷ số lên 2-1 cho đội tuyển Thái Lan bằng cú sút từ ngoài vòng cấm trong sự sững sờ của đội tuyển Việt Nam và rất nhiều CĐV có mặt trên sân Rajamangala, vì trước đó Đình Triệu đã chủ động ném bóng ra biên khi Hoàng Đức bị đau.Trọng tài sau khi trao đổi với cả 2 BHL đã chấp nhận bàn thắng này. Nhưng như cách Supachok và các cầu thủ Thái Lan cố gắng tìm lý do cho mình, sự gượng gạo trong ăn mừng của các CĐV đã nói lên điều ngược lại. Tiếng cổ vũ tại Rajamangala từ sau bàn thắng đó đã không còn rộn ràng như trước nữa!Thái Lan đang là vua của Đông Nam Á với 2 chức vô địch AFF Cup liên tiếp, cùng kỷ lục 7 lần đăng quang. Nhưng đêm 5.1, niềm kiêu hãnh lớn lao đó đã bị tổn thương khi các học trò của HLV Masatada Ishii chọn cách đi ngược tinh thần bóng đá đẹp.Không chỉ bàn thắng bị CĐV Đông Nam Á ví như "ăn cắp", các cầu thủ Thái Lan còn thể hiện bộ mặt xấu xí với hàng loạt pha phạm lỗi, các đòn tiểu xảo nhằm gây ức chế cho các cầu thủ đội tuyển Việt Nam. Chiếc thẻ đỏ của Weerathep Pomphan chính là hình ảnh tiêu biểu cho lối chơi xấu của đội tuyển Thái Lan.Việc từ bỏ điểm mạnh là chơi bóng kỹ thuật, đã khiến đội tuyển Thái Lan phải trả giá khi không còn là chính mình. Khi Tuấn Hải đem về bàn gỡ hòa 2-2, có thể cảm nhận rất rõ các cầu thủ "Voi chiến"đã mất tinh thần.Niềm tin của Thái Lan đã bị sứt mẻ trầm trọng không chỉ vì pha đá phản lưới nhà của Pansa Hemviboon mà còn vì hạt mầm "sợ hãi" đã đâm chồi từ trước đó, trước đội tuyển Việt Nam trong muôn vàn sức ép vẫn tập trung tối đa cho việc chơi bóng.Ngay từ đầu trận đấu, trái ngược với nhiều dự đoán, HLV Kim Sang-sik đã bố trí đội hình chủ động dâng cao chơi tấn công sòng phẳng trước đội chủ nhà Thái Lan.Tinh thần không biết sợ đó đã giúp đội tuyển Việt Nam có bàn dẫn 1-0 do công Tuấn Hải, người đến với AFF Cup 2024 với đôi chân chưa khỏi hẳn chấn thương, được cất kỹ cả giải trước khi bất ngờ đá chính ở trận chung kết lượt về và trở thành người hùng.Ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất, khi chứng kiến Thái Lan bất chấp tất cả để có 2 bàn thắng, kể cả thiếu fair-play và đá rắn… thì các cầu thủ Việt Nam vẫn tỉnh táo để không bị cuốn theo, không trả đũa mà tập trung tối đa chơi bóng.Đặc biệt từ sau bàn thắng của Supachok, các cầu thủ Việt Nam đã có phản ứng theo cách quá tuyệt vời. Các chàng trai áo đỏ khiến Thái Lan bất ngờ, không có thái độ cay cú trả đũa như người Thái mong chờ, ngược lại là tinh thần không bỏ cuộc mạnh mẽ.Sau trận đấu, hậu vệ Ben Davis - người chơi tốt nhất bên phía Thái Lan miễn cưỡng dùng từ "thiếu may mắn" để nói về thất bại của đội nhà. Nhưng có lẽ bản thân anh cũng hiểu "Voi chiến" đã có thất bại toàn diện trước khán giả nhà.Đây không phải là lần đầu tiên Thái Lan để thua đội tuyển Việt Nam ở Rajamangala, nhưng chắc chắn nó sẽ là thất bại đáng quên nhất của họ, khi "Voi chiến" đánh mất mình trong mắt CĐV Đông Nam Á, trước bài học tinh thần thể thao từ các cầu thủ Việt Nam.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn